Mỹ và nỗi sợ Ebola

07:00 | 24/10/2014

1,294 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Reo rắc nỗi sợ Ebola trong lòng công chúng sẽ không giúp Mỹ chống lại đại dịch này.

Năng lượng Mới số 368

Trong số đông đảo những người thường xuyên rao giảng về nạn dịch Ebola, Rand Paul tại Kentucky nổi bật hơn cả. Trước khi trở thành một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa với tham vọng về chiếc ghế Tổng thống, ông từng là một bác sĩ nhãn khoa. Và có vẻ như Lời thề Hippocrates không bao gồm việc reo rắc nỗi sợ hãi: Bác sĩ Paul đã xuất hiện trên chương trình trò chuyện trên đài phát thanh, cáo buộc rằng khi ông Barack Obama và đội ngũ các nhà khoa học của tổng thống phát biểu Ebola khó lây lan, họ đang nói dối. Hoặc, theo như lời ông, họ đang hạ thấp nguy cơ Ebola có thể lan truyền trên khắp nước Mỹ vì những lý do “chính trị”. Ebola “cực kỳ dễ lây lan”, Bác sĩ Paul đã khẳng định khi cho biết các bác sĩ đã ngã bệnh ngay cả khi đã mặc đồ bảo hộ phù hợp và thực hiện “tất cả các biện pháp phòng ngừa”.

Không ai phủ nhận rằng Ebola là một vấn đề lớn ở châu Phi và cũng không ai phủ nhận rằng nó sẽ là một thảm họa nếu nó lây lan qua các khu ổ chuột, ví dụ như Mumbai. Nhưng các quốc gia giàu có sở hữu các nguồn lực để ngăn chặn đại dịch nếu nó vươn đến lãnh thổ của họ. Cho đến nay Mỹ mới chỉ chứng kiến một trường hợp: Một người đàn ông Liberia qua đời vào ngày 8/10. Mặc dù Bệnh viện Texas lúc đầu đã bỏ qua các triệu chứng của bệnh nhân, sau đó ông đã được cách ly và được cho là chưa lây nhiễm cho ai khác.

Mỹ và nỗi sợ Ebola

Tranh biếm họa trên tờ The Economist ngày 11/10/2014

Cũng trong ngày 8/10, Chính phủ liên bang Mỹ thông báo rằng, hành khách từ Tây Phi sẽ phải kiểm tra thân nhiệt nhằm phát hiện Ebola tại 5 sân bay của Mỹ. Nhiều chính trị gia đang đòi hỏi các biện pháp quyết liệt hơn. Bác sĩ Paul là một trong những người yêu cầu câu trả lời tại sao các chuyến bay từ các nước châu Phi bị ảnh hưởng bởi Ebola sang Mỹ vẫn còn tiếp tục. Thống đốc Bobby Jindal của bang Louisiana cho biết những chiếc máy bay phải nằm dưới đất “để bảo vệ người dân”.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz Texas đối chiếu thiện chí cho các hãng hàng không phục vụ các chuyến bay tới Tây Phi của Tổng thống Obama với quyết định “rất đáng nghi ngờ” do Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) ban hành tháng 7/2014 nhằm ngăn chặn các chuyến bay Mỹ vào Israel sau khi một tên lửa rơi gần sân bay chính của nước này, trong thời điểm chính phủ đang - theo lời ông Cruz - gây áp lực khiến Israel nhượng bộ với Hamas. Nhiều ứng viên đã kêu gọi cấm đi lại. Rất ít người đề cập đến hầu hết các tuyến từ châu Phi sang Mỹ cần phải quá cảnh ở châu Âu, khiến cho việc dừng các chuyến bay trở nên khó khăn trừ khi đóng cửa Đại Tây Dương.

Ông Paul là, cho đến nay, người duy nhất cho rằng ông Obama đang đưa quân đội đến một cái chết thường thấy trong phim kinh dị khi Tổng thống triển khai quân đội tới châu Phi để xây dựng bệnh viện dã chiến. Chúng ta đều biết làm thế nào tiêu chảy lây lan trên tàu du lịch, ông cho biết: “Bạn có thể tưởng tượng nếu một bệnh viện dã chiến chứa đầy các binh lính đã nhiễm Ebola?”.

Các bác sĩ của chính phủ đang nỗ lực làm công chúng bình tĩnh, đặc biệt là Tom Frieden, Giám đốc Trung tâm Kiểm và Phòng ngừa Dịch bệnh và Anthony Fauci, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm của Viện Y tế quốc gia. Cặp đôi này đã dành nhiều thời gian trên truyền hình, chịu đựng những người dẫn chương trình lải nhải về “vùng nóng” hoặc thắc mắc liệu những kẻ khủng bố có thể sử dụng Ebola làm vũ khí. (Nó sẽ là một vũ khí sinh học “không hiệu quả”, Tiến sĩ Fauci từng trả lời, nói thêm rằng sự tiến hóa của virus trong tự nhiên đáng sợ hơn nhiều.) Cặp đôi này đã liên tục giải thích lý do tại sao cách ly Tây Phi sẽ là một việc làm thiếu khôn ngoan. Nó sẽ làm suy yếu chính phủ, viện trợ trở nên không ổn định, khiến người Mỹ mắc kẹt và thúc đẩy du khách đi đường vòng khiến việc theo dõi họ trở nên khó khăn hơn.

Công bằng mà nói, đảng Dân chủ cũng sử dụng virus Ebola với mục đích chính trị. Các chiêu bài chính trị dùng Ebola lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 8, khi Thượng nghị sĩ Mark Pryor của Arkansas cáo buộc đối thủ đảng Cộng hòa của ông, Tom Cotton, bỏ phiếu chống lại một dự luật phòng chống đại dịch (bỏ qua việc ông Cotton sau đó bỏ phiếu cho một phiên bản khác của dự luật đó). Đảng Dân chủ đã liên kết cuộc khủng hoảng Ebola với việc cắt giảm chi tiêu liên bang, làm giảm quỹ y tế công cộng và viện trợ nước ngoài. Mặc dù Quốc hội Mỹ đã làm nguồn quỹ tài trợ các dự án khoa học rối tung lên trong nhiều năm, đó không phải là lý do Ebola bùng nổ ở châu Phi. Trên thực tế, Mỹ đã đổ hàng tỉ đôla vào việc chuẩn bị trước đại dịch kể từ khi dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát năm 2005 tại châu Á. “Đất nước này đang chuẩn bị một cách tốt hơn đáng kể so với trước đây” - trích lời ông Michael Leavitt, Bộ trưởng Bộ Y tế của chính quyền George W.Bush tại thời điểm dịch cúm gia cầm đang hoành hành.

Một cuộc thăm dò mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy tại sao sự gắn kết chặt chẽ trong nội bộ 2 đảng đang làm sai lệch niềm tin của chính quyền. Theo Pew, với việc ông Obama ở tại Nhà Trắng, đảng Cộng hòa đang trở nên hoài nghi hơn về khả năng ngăn chặn dịch Ebola bùng phát rộng rãi của chính quyền so với đảng Dân chủ. Trong khi đó, vào năm 2005 đảng Cộng hòa tự tin trong việc ông Bush có thể kiểm soát dịch cúm gia cầm hơn nhiều so với đảng Dân chủ.

Tuy nhiên, sự mất lòng tin cũng đã biến đổi giống như loại virus trên trong những năm gần đây. Cuộc tranh luận của Mỹ về Ebola là, hoặc nên là, một cuộc tranh cãi về việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực vượt trội của đất nước. Cụ thể, liệu nước Mỹ sẽ an toàn hơn khi cô lập chính mình khỏi thế giới? Hay nước này sẽ chịu ít rủi ro hơn khi chống lại Ebola với một chiến lược kiểm soát sự cởi mở của mình, dẫn đầu một cuộc chiến toàn cầu để đánh bại virus tại chính nơi bùng phát của nó, trong khi tin tưởng các chuyên gia sẽ đủ sức ngăn chặn một đợt bùng phát tại Mỹ bằng việc tăng cường kiểm tra sức khỏe tại sân bay và bệnh viện?

Những cuộc tranh luận như thế này sẽ luôn luôn cho thấy sự khác biệt về nhận thức trong lòng nước Mỹ. Một số người, theo bản năng, đặt niềm tin vào việc siết chặt an ninh, trong khi những người khác tin vào sự cởi mở. Bên cạnh đó, năng lực của chính quyền - những người thường phạm sai lầm - cũng cần phải được kiểm tra một cách kỹ càng. Việc một cuộc khủng hoảng châm ngòi cho sự chia rẽ giữa các đảng phái không còn là một điều mới mẻ tại Mỹ: Vào năm 2005, phe cực tả cáo buộc ông Bush đã không đưa ra các biện pháp ứng phó hợp lý với cơn bão Katrina vì ông được cho là không quan tâm đến cộng đồng người da màu tại New Orleans.

Sự xuất hiện của loại virus đáng sợ từ châu Phi này đã làm dấy lên một điều gì khác. Các chính trị gia đầy tham vọng không còn chỉ đơn thuần tấn công đảng đối lập hoặc tổng thống. Những người dùng Ebola như một công cụ chính trị thường bắt đầu từ một giả định, đằng sau những bất đồng về chính sách là những âm mưu, những kế hoạch của các nhà kỹ trị. Bác sĩ Paul dường như tin rằng các quan chức đang cố tình nói dối khi họ đánh giá thấp nguy cơ xảy ra đại dịch. Ông Cruz cho rằng, FAA đang góp sức bắt nạt Israel. Thống đốc bang Louisiana than phiền rằng chính phủ ra lệnh cấm bay là lợi bất cập hại - muốn người Mỹ để ý đến những chuyên gia của chính quyền.

Một số nhà lãnh đạo khác tỏ ra có trách nhiệm hơn. Thống đốc đảng Cộng hòa bang Texas, Rick Perry, đã cố gắng để giữ cho mọi người bình tĩnh. Ông đã cam đoan với người dân Texas rằng có rất ít quốc gia được trang bị tốt hơn so với Mỹ trong việc bảo đảm an toàn công cộng. Ông nói đúng. Đó là điều mà ai cũng biết.

Phúc Lê