Xung quanh cuộc chiến chống IS:

Mặt trái của cuộc chiến chống khủng bố

18:00 | 18/09/2014

1,225 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau khi Mỹ đã lập xong liên minh quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thì tại chính các nước phương Tây cũng bắt đầu hình thành các đợt truy quét, dò tìm và ngăn cản những phần tử khủng bố gia nhập IS. Tuy nhiên, mặt trái của những biện pháp này là gì?

Chống khủng bố-một dự luật nguy hiểm

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder

Ngày 15/9, Bộ Tư pháp và Nhà Trắng khởi xướng một chương trình ở một số thành phố của Mỹ nhằm xác định và bắt giữ những kẻ cực đoan và khủng bố được đào tạo ở Mỹ trước khi chúng ra tay tấn công.

Chương trình có sự tham gia của đại diện các cộng đồng, giới chức an ninh công cộng, các nhà lãnh đạo tôn giáo, và lực lượng chấp pháp liên bang. Theo lời Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder, việc có nhiều công dân Mỹ muốn gia nhập hàng ngũ của IS là động lực chính của chương trình này.

Trước đó, một số quốc gia khác cũng đã có các hành động tương tự. Thủ tướng Anh David Cameron mới đây thông báo, ông sẽ ban hành một luật mới tước hộ chiếu của những đối tượng tình nghi là chiến binh Hồi giáo muốn tới Iraq và Syria tham chiến. Ngoài ra, ông Cameron cũng thông báo các biện pháp nhằm ngăn chặn mối đe dọa của những người Anh cực đoan tham chiến cùng IS.

Chính quyền Bosnia hồi đầu tháng 9 cũng đã mở một cuộc truy bắt quy mô lớn các nghi can khủng bố. Trong khi đó, Australia và nhiều nước khác đang theo dõi để bắt giữ các chiến binh Hồi giáo cực đoan từ Trung Đông trở về.

Chính phủ Pháp và Indonesia vừa thực hiện những kế hoạch khẩn cấp để cắt dứt nguồn cung cấp nhân lực cho IS. Quốc tế lo ngại IS sẽ đào tạo nên một thế hệ những tên khủng bố tương lai. Chiến binh ngoại quốc trong IS là mối lo lắng lớn vì đã được đào tạo bằng lý thuyết cực đoan và huấn luyện kỹ thuật khủng bố.

Theo Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố quốc gia Mỹ Matthew Olsen, có hơn 12.000 tay súng người nước ngoài đã đến Syria trong 3 năm qua. Khoảng 1.900 dân Tunisia, 400 công dân Anh, 100 người Mỹ và nhiều người quốc tịch khác đang có mặt trong số các chiến binh IS. Tờ South China Morning Post của Trung Quốc dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Iraq hôm 2/9 đã đăng tải 2 tấm ảnh về một tay súng bị bắt với mô tả “người Trung Quốc của IS”.

Giới tình báo Mỹ đang cố gắng phát hiện những kẻ có thể là chiến binh Hồi giáo bằng cách nghiên cứu hành trình di chuyển của những kẻ đã đi trước. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông, internet cũng đang chịu áp lực phải xóa bỏ những nội dung liên quan đến hoạt đông của IS phát tán trên mạng.

Tuy nhiên, bài xã luận trên trang nhất báo Le Monde (Pháp) ra ngày 15/9 phân tích dưới tựa đề: “Chống khủng bố: một dự luật nguy hiểm”. Theo bài báo, dù con tin phương Tây thứ ba bị hành quyết và hiện đang có hàng nghìn công dân Pháp đứng trong hàng ngũ quân Hồi giáo cực đoan, liệu có cần phải, thêm lần nữa, vi phạm quyền cá nhân để chống khủng bố? Đây chẳng phải là một chiến thắng nhỏ cho khủng bố? Minh chứng cụ thể nhất chính là vụ NSA của Mỹ theo dõi công dân nước mình để cô lập những kẻ khủng bố. Nước Pháp đang từng bước đi theo hướng này bằng cách tăng cường kho luật đặc biệt.

Hiện một dự luật mới về chống khủng bố đang gây tranh cãi tại Pháp do có những biểu hiện vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Dự luật định cho phép cơ quan hành chính khả năng cấm một công dân Pháp quyền được rời lãnh thổ ngay cả trước khi đã bị thẩm vấn hay cho phép giải mã hay tịch thu dữ liệu tin học mà không cần sự cho phép của thẩm phán. Cuối cùng, dự luật trên cũng nhắm vào việc kéo dài thời gian lưu giữ các cuộc thu âm hành chính...

Ngay từ năm 1978, Tòa án châu Âu đã cảnh báo về những lệch lạc của các điều luật chống khủng bố. Ý thức về mối nguy hiểm gắn liền với một luật theo dõi làm hỏng, thậm chí phá hoại nền dân chủ với lý do bảo vệ nó. Tòa án châu Âu khẳng định rằng những quốc gia thành viên EU không nên lấy danh nghĩa đấu tranh chống do thám và khủng bố mà đưa ra bất kì biện pháp nào bị cho là không phù hợp.

Th.Long

tổng hợp

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc