Nga phát triển hệ thống tên lửa đường sắt chiến lược mới

19:00 | 27/12/2012

1,953 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Nguồn tin Quốc phòng Nga mới đây cho biết, đến năm 2020, nước này sẽ chính thức phát triển một số hệ thống tên lửa đường sắt mới.

Hệ thống tên lửa đường sắt chiến lược Molodets

Theo đó, công tác thiết kế của dự án “ tàu hỏa hạt nhân” đã được tiến hành. Bộ Quốc phòng Nga dự định sẽ được những chiếc tàu đầu tiên thuộc dự án này vào biên chế của lực lượng Tên lửa chiến lược Nga (RVSN) sau năm 2020.

Cho tới năm 2005, Nga sở hữu 12 hệ thống tên lửa đường sắt RT-23 Molodets nặng 36 tấn thuộc biên chế của 3 sư đoàn: Sư đoàn tên lửa số 10 ở tỉnh Kostroma, Sư đoàn 52 ở Perm và Sư đoàn 36 ở Krasnodar. Những hệ thống này được Liên Xô phát triển từ năm 1969 và cho tới năm 1987, trung đoàn đầu tiên được trang bị hệ thống tên lửa đường sắt chính thức đi vào hoạt động.

Trước đó, vào năm 1993, Nga và Mỹ đã ký hiệp định cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START-II, trong đó gồm những điều khoản buộc lực lượng Tên lửa chiến lược Nga hạn chế các tuyến đường tuần tra của các hệ thống tên lửa Molodets, rồi loại bỏ hoàn toàn các hệ thống này trong năm 2003. Vào năm 2002, Nga đã chính thức rút khỏi hiệp định START-II. Tuy nhiên, đến cuối năm 2005, toàn bộ số hệ thống tên lửa đường sắt của Nga vẫn bị loại khỏi trang bị. Từ năm 2006, lực lượng RVSN bắt đầu được bàn giao các hệ thống tên lửa chiến lược xuyên lục địa Topol-M.

Nga và Mỹ hiện vẫn tồn tại hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START-III, nhưng START-III không có những điều khoảng ràng buộc đôi bên chế tạo các hệ thống tên lửa đường sắt.

Hệ thống RT-23 Molodets được triển khai gồm 3 đầu máy diesel, 7 toa tàu phục vụ công tác chỉ huy, 1 toa chứa nhiên liệu và 3 bệ phóng. Những đoàn tàu hỏa trang bị hệ thống tên lửa chiến lược bề ngoài không khác gì một đoàn tàu thông thường với các toa đông lạnh, toa bưu chính và toa chở hành khách.

Tên lửa RT-23 UTTKh thuộc hệ thống Molodets được thiết kế với chiều dài 22,6m; đường kính 2,4m; có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 10.000 km. Trong đó, mỗi tên lửa này bao gồm 10 đầu đạn độc lập, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ 400 kiloton.

Khám phá tên lửa chiến lược đường sắt một thời của Nga:

 

 

Mai Lâm (Theo Len)