Năm loại vũ khí của Ấn Độ khiến Trung Quốc dè chừng

14:02 | 24/06/2014

11,820 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Ấn Độ có thể gây ra cảm giác lo lắng nghiêm trọng cho Trung Quốc nếu một cuộc hải chiến tiềm tàng nổ ra giữa hai quốc gia này.

Ấn Độ và Trung Quốc đã có mối quan hệ láng giềng từ hàng nghìn năm nay, và trong một thời gian dài mối quan hệ giữa hai nước được xem là có truyền thống hữu hảo. Chỉ mới gần đây thôi, trong lịch sử của cả hai nước  đã có nhiều thay đổi. Mặc dù lịch sử trước đó là hai nước đã có một thời gian dài hòa bình, nhưng cuộc chiến tranh biên giới năm 1962  và những bất đồng tiếp theo về lãnh thổ đã làm nguội lạnh quan hệ giữa hai nước.

Gần đây, Trung Quốc đã có những động thái làm căng thẳng tình hình với Ấn Độ về vấn đề biên giới, trước thực trạng này và những khôn lường có thể diễn ra, Ấn Độ đã đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng vũ trang. May mắn thay, địa hình tại khu vực biên giới chung giữa hai nước để xảy ra một cuộc chiến tranh trên đất liền là khá khó khăn.  Nhưng nếu Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra chiến tranh, cuộc chiến thực sự sẽ được diễn ra trên biển. Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ một lượng lớn nước ngoài, và 2/3 lượng dầu mỏ trong số đó phải đi qua  vùng biển Ấn Độ Dương. Vị trí địa lý của đất nước Ấn Độ lại “nằm chềnh ềnh” chắn ngang các tuyến đường biển cung cấp năng lượng của Trung Quốc. Trong trường hợp căng thẳng gia tăng, Hải quân Ấn Độ cơ bản có thể áp đặt sự phong tỏa những chuyến vận chuyển quan trọng từ vùng Vịnh Ba Tư và châu Phi đến Trung Quốc. Chắc chắn, Trung quốc cũng không chịu để kẻ khác qua mặt khi đang trong cơn khát tài nguyên dầu lửa. Nhưng nếu Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra chiến tranh, Ấn Độ sẽ đưa ra 5 năm loại vũ khí  khiến Trung Quốc lo sợ nhất.

Tàu sân bay Vikramaditya

Ấn Độ đã có tàu sân bay hoạt động trong hơn 50 năm, bắt đầu từ năm 1961 với các tàu sân bay INS Vikrant. Năm 2013 Ấn Độ đã cho hạ thủy tàu sân bay INS Vikramaditya. Nó sẽ trở thành một trong những con mãnh thú đại dương với lượng giãn nước 45.000 tấn, chiều dài 283,5 m, chiều ngang rộng nhất là 59,8 m. Tàu sân bay INS Vikramaditya có thể mang tối đa 30 máy bay, trong đó có chiến đấu cơ MiG-29K, do Công ty MiG Nga chế tạo cho Ấn Độ; ngoài ra còn có trực thăng săn ngầm Ka-27, trực thăng cảnh báo sớm Ka-31, tàu có thể chứa thủy thủ đoàn lên tới 2.000 người.

Truyền thông Ấn Độ đánh giá cao tàu sân bay Vikramaditya, đặc biệt tờ Thời báo Ấn Độ gọi con tàu này là “vũ khí thay đổi cuộc chơi”. Tàu sân bay INS Vikramaditya có kích cỡ gấp đôi tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Ấn Độ là INS Viraat; đồng thời nó là một sân bay di động “khủng” trên biển, bất cứ lúc nào cần huy động, các chiến đấu cơ siêu âm từ tàu này có thể thực thi nhiệm vụ ngay lập tức.

Tàu sân bay Vikramaditya có thể vận hành một quãng đường 60 hải lý mỗi ngày, tùy theo nhiệm vụ tác chiến, nó có thể mang hàng loạt các phi đội chiến đấu cơ, trực thăng và tên lửa tiếp cận  vùng bờ biển đối phương.

"Tàu sân bay Vikramaditya sẽ tăng cường trình độ kỹ thuật cho Hải quân Ấn Độ. Nó sẽ là “cặp bài trùng” hoàn hảo cùng tàu sân bay Viraat”, ông  Pascal, Chuyên gia của Quỹ hàng hải quốc gia Ấn Độ cho biết

Trung Quốc thấy lo ngại vì các tàu sân bay Vikramaditya có thể thực hiện một cuộc phong tỏa các tàu của mình,  với các máy bay hoạt động trong vùng bán kính rộng lớn .Vikramaditya đóng góp sức mạnh không quân đáng kể tấn công chống lại bất kỳ hạm đội  nào của Trung Quốc vừa triển khai, phá vỡ sự phong tỏa của đối phương trong thời gian sớm nhất.

Thế hệ máy bay chiến đấu thứ năm(FGFA)

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên của Ấn Độ, là sự hợp tác giữa Công ty Hindustan Aeronautics Limited và Công ty Sukhoi của Nga. Một phái sinh của máy bay chiến đấu PAK-FA của Nga, FGFA sẽ đánh dấu một bước tiến vượt trội trong khả năng của Không quân Ấn Độ và về mặt lý thuyết sẽ cung cấp cho Ấn Độ loại máy bay tương tự như F-22 và J-20 của Trung Quốc.

 FGFA là một máy bay đa chức năng lớn có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không và trên mặt. Chiến đấu cơ này sẽ hội tụ tất cả các tính năng điển hình của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, bao gồm: khả năng cơ động cao, tàng hình, bay với tốc độ siêu âm trên Mach 1, điều khiển hỏa lực tiên tiến và một hệ thống radar điện tử quét mảng pha chủ động.

FGFA mang được một khối lượng vũ khí lớn, trong đó có tới 6 tên lửa radar dẫn đường. Trang bị vũ khí tên lửa có khả năng sẽ được sản xuất nội địa bởi Côngty Astra , đã phát triển loại tên lửa có radar dẫn đường có tầm bắn lên tới 100 km. FGFA cũng có khả năng mang theo các biến thể loại tên lửa hành trình siêu âm, có thể tấn công các mục tiêu trên cả đất liền và biển.

Ấn Độ sẽ đầu tư tổng cộng 25 tỷ USD cho dự án phát triển chung, và ngược lại sẽ nhận được số lượng máy bay chiến đấu là 250 chiếc. Năm 2022 Ấn Độ sẽ bắt đầu  nhận lô hàng này.

Tất cả điều đó nói lên rằng, FGFA đang trong thời kỳ triển khai. Các quan chức Ấn Độ phàn nàn rằng loại máy bay này có "thâm hụt ... về hiệu suất và các tính năng kỹ thuật khác." Nhưng phần đông trong số họ cho rằng những thiếu hụt  này chỉ là tạm thời .

Trung Quốc lo ngại FGFA bởi vì nó sẽ ngang ngửa với loại máy bay chiến đấu J-20 của mình. Mặc dù có những vấn đề còn tồn tại, phiên bản của FGFA hội tụ được các thiết kế ưu việt của loại máy bay huyền thoại Sukhoi của Nga, một công ty với hơn 70 năm bề dày kinh nghiệm trong  lĩnh vực thiết kế máy bay chiến đấu. J-20, ngược lại, rõ ràng là loại máy bay được thiết kế hoàn toàn nội địa, không có hỗ trợ hoặc sự hợp tác của một hãng nước ngoài nào, có chăng chỉ là bản “photo copy” mà theo nhiều chuyên gia hàng không uy tín đánh giá thì loại máy bay J-20 này của Trung Quốc không đến nỗi “ác” như đánh giá và kỳ vọng của Trung Quốc. Sự thành công FGFA trong thời gian tới nó sẽ cho phép không quân Ấn Độ ngang cơ với của không quân Trung Quốc trong tương lai gần.

Tên lửa chống tàu BrahMos

Một dự án hợp tác Ấn Độ-Nga là phiên bản mới của tên lửa BrahMos có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn 290 km trong cả bốn trạng thái và tính cơ động cao. Cái tên BrahMos thực ra là một từ ghép, viết tắt từ tên hai con sông Brahmaputra của Ấn Độ và sông Moskva của Nga. Sự hợp tác Nga- Ấn Độ đã cho ra đời loại tên lửa mới với tên gọi BrahMos.

BrahMos có cấu trúc 2 tầng, tầng 1 dùng nhiên liệu rắn, tầng 2 dùng nhiên liệu lỏng. Sử dụng hệ thống dẫn đường từng được trang bị trên tên lửa hành trình chiến lược X-101 và X-555 của Nga.

Hệ thống dẫn đường của BrahMos mới được kết hợp giữa dẫn đường quán tính và radar xung doppler chủ động. Ngoài ra, hệ thống này cũng có chức năng xác định toạ độ qua hệ định vị GPS hoặc hệ định vị GLONASS.

Tên lửa BrahMos thuộc loại hành trình siêu âm chống hạm, vận tốc từ 2,5 -2,8 Mach (3.400km/h), nhanh gấp 3,5 lần so với tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ. Vì vậy, BraMos phiên bản mới có tính chính xác rất cao và nhiều tính năng của tên lửa cấp chiến lược. Nó có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân.

BrahMos ứng dụng nhiều công nghệ tàng hình và được chế tạo thành 4 biến thể, có thể triển khai từ bệ phóng trên đất liền, trên tàu chiến , máy bay và tàu ngầm, để trang bị cho Hải- Lục- Không quân. Loại tên lửa BrahMos phiên bản mới đã thử nghiệm trong vịnh Bengal và bay đạt độ xa 290 km, giám đốc điều hành BrahMos - ông Sivathanu Pillai cho biết

Dự án này  được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và Công ty Mashinostroyeniya Nga (NPO).

Tên lửa BrahMos đại diện cho một mối đe dọa đáng kể đối với Không quân và Hải quân Trung Quốc.

Tàu khu trục lớp Kolkata

Lớp Kolkata là thiết kế tàu khu trục tên lửa dẫn đường mới nhất của Ấn Độ. Nhanh và tàng hình, với một bộ cảm biến tiên tiến và một loạt các vũ khí phòng không mạnh trên biển và đất liền, khu trục lớp Kolkata sẽ là một con tàu đáng gờm với bất kỳ lực lượng  hải quân nào. Nó được trang bị 4 lô phóng thẳng đứng với 16 tên lửa BrahMos có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay, tầm bắn 300km.

Khu trục hạm Kolkata sử dụng 3 loại tên lửa siêu âm khác nhau để chống máy bay, đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa chống hạm. 8 ống phóng thắng đứng cho tên lửa đánh chặn tầm xa AAD, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo với tầm bắn đến 200km trong  phòng thủ tên lửa.

Tàu được trang bị 32 tên lửa đánh chặn tầm ngắn Barak-1 với tầm bắn 12km .48 tên lửa đánh chặn tầm trung Barak-8 với tầm bắn 70km, chúng có thể hoạt động độc lập cực cao gần như không phụ thuộc vào hệ thống dẫn đường của bệ phóng. Hệ thống pháo chính được trang bị loại A-190E cỡ 100mm, hai hệ thống rocket chống ngầm RBU-6000, ống phóng ngư lôi kép 533mm. Một khẩu pháo 76 mm,bốn AK- 630 cận chiến. hai máy bay trực thăng chống ngầm thường tại sàn đáp phía đuôi tàu.

Có tốc độ tối đa trên 30 hải lý. Tầm hoạt động của tàu khu trục này vẫn chưa được công bố nhưng theo các chuyên gia quân sự phán đoán tàu có hành trình dự trữ khoảng 5.000-6.000 dặm.

Các tàu khu trục lớp Kolkata là tàu khu trục đa năng thực sự, có khả năng cung cấp sự bảo vệ cho các tàu sân bay của Ấn Độ hoặc hoạt động độc lập. Các hệ thống radar chính , một radar mảng quét chủ động được cung cấp bởi Công ty Aircraft Industries của Israel, được sánh ngang tầm với các hệ thống radar Aegis của Mỹ, được bố trí giống như tàu khu trục phòng không Type-45 của Anh. Đỉnh tháp ăng ten trang bị một radar quét mạng pha điện tử hoạt động theo từng giai đoạn.

 Radar này có khả năng phát hiện các mục tiêu trong không gian và trên biển, hướng dẫn các tên lửa radar dẫn đường.  Toàn bộ các hệ thống vũ khí chính của tàu đều được thiết kế nằm bên trong thân tàu để tăng khả năng tàng hình trước radar của đối phương. Hai ống xả động cơ được bố trí cách xa nhau để giảm bộc lộ hồng ngoại.

Tàu khu trục lớp Kolkata trang bị  hệ thống điện tử thuộc loại hiện đại nhất thế giới. Trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống radar quét mạng pha điện tử EL/M-2248 MF-STAR, cung cấp các hình ảnh chất lượng cao và hỗ trợ giao diện vũ khí theo từng điều kiện thời tiết. Radar EL/M-2248 có khả năng hoạt động đa năng cùng lúc, hỗ trợ vũ khí tấn công trong khi vẫn duy trì khả năng bảo vệ nhóm chiến đấu trước nhiều mối đe dọa khác nhau.

Tiếp đến là Radar hoạt động ở băng tần S, phát hiện các mục tiêu bay cao ở cự ly 250km và các mục tiêu bay thấp như tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm ở cự ly 25km. Ngoài ra, tàu còn được trang bị radar giám sát và kiểm soát mục tiêu và cảnh báo đe dọa từ tên lửa EL/M-2238.

Ba tàu khu trục Kolkata đang được hoàn thành, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm nay. Một khóa đào tạo nâng cấp cho bốn tàu khu trục tàng hình đã được lên kế hoạch.

Trung Quốc sẽ lo sợ tàu khu trục lớp Kolkata bởi nó sẽ được cung cấp tên lửa phòng không như tàu sân bay Vikramaditya. Các tàu Kolkata cũng có thể hoạt động độc lập.

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ballistic Missile

Mặc dù Ấn Độ đã duy trì một kho vũ khí hạt nhân trong nhiều thập kỷ, nó đã thiếu một khả năng thứ hai để tấn công xứng tầm đáng tin cậy. Nhưng với sự hiện diện của tàu ngầm INS Arihant sẽ thay đổi cục diện ở khu vực. Nó là tàu ngầm tên lửa đạn đạo đầu tiên của Ấn Độ, được thiết kế đặc biệt để phóng tên lửa hạt nhân.Với trọng tải 6.000 tấn. INS Arihant được trang bị lò phản ứng nước nhẹ công suất 83 MW.

Tên gọi của tàu ngầm INS Arihant là từ ghép của hai từ trong tiếng Ấn là Ari (quân thù) và hant (kẻ huỷ diệt). Tàu được hạ thủy vào năm 2009, hiện đang tiến hành thử nghiệm trên biển. Dự kiến INS Arihant sẽ chính thức phiên chế trong lực lượng Hải quân Ấn Độ vào năm 2015.

Tàu ngầm INS Arihant  đạt vận tốc 24 hải lý với độ sâu tối đa 300m. Nó được phát triển dựa trên dự án tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô 670 Skat cuối thập niên 60. Điểm mạnh của Arihant là mang theo 12 tên lửa trong khi Skat chỉ mang được 8.

Tàu ngầm INS Arihant trang bị 12 biến thể tên lửa đạn đạo K-15 đã được thử nghiệm vào tháng 1/2013. K-15 (BO-5) có tầm bắn khoảng 750 km, bao gồm một phần lớn lãnh thổ của Pakistan và Trung Quốc.

Trong nhiều năm qua, giới truyền thông Ấn Độ rất hưng phấn khi nhắc đến  tàu ngầm INS và đặc biệt là các quan chức Hải quân Ấn Độ. Với sự kết hợp INS Arihant và K-4, Ấn Độ đã tăng cường thêm “năng lực tấn công thứ hai”- khả năng đáp trả khi bị tấn công hạt nhân bởi nước khác.

Sự hiện diện của tàu ngầm INS Arihant sẽ là nước cờ thay đổi cục diện khu vực bởi INS Arihant là chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 5 tàu ngầm được phát triển từ dự án Tàu chiến công nghệ cao- dự án mật của Hải quân Ấn Độ từ năm 1998 đến nay. Dự án được tiến hành tại xưởng đóng tàu Hải quân Visakhapatnam, với sự tham gia của Hải quân Ấn Độ, Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Bhabha (BARC) và tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng, có sự giúp đỡ của Nga. Với chiều dài 110m, chiều ngang 11m, tàu ngầm INS Arihant là tàu ngầm dài nhất góp mặt trong đội hình tàu ngầm của Ấn Độ.

Được phát triển dựa trên lớp tàu ngầm tấn công Akula-1 của Nga,tàu ngầm INS Arihant có độ giãn nước khoảng 6.000 tấn, là loại tàu ngầm hạt nhân mang vũ khí hạt nhân (SSBN) nhẹ nhất thế giới với vận tốc 12-15 hải lý/giờ lúc nổi giờ và khi lặn đạt24 hải lý.

Tàu ngầm INS Arihant có thể mang theo 4 tên lửa đạn đạo kiểu K-4, 12 tên lửa đạn đạo kiểu K-15, tên lửa K-15 nặng 6,3 tấn, có thể gắn đầu đạn hạt nhân nặng 5 tấn với tầm bắn xa 750km. Tàu còn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi đường kính 533mm. Được trang bị 2 hệ thống Sonar tiên tiến là Ushus and Panchendriya, tàu ngầm INS Arihant là một đối thủ đáng gờm cho bất kỳ đối thủ nào trên biển. K-4 là kế nhiệm xứng đáng của tên lửa K-15 tầm bắn tới 750k - loại tên lửa phóng từ dưới biển đầu tiên của Ấn Độ. Việc nâng cấp tầm bắn của K-4 sẽ cung cấp cho Ấn Độ khả năng tấn công tốt hơn mà không cần phải tiếp cận quá gần với mục tiêu.

Điều đặc biệt của nó là khả năng tàng hình siêu hạng và có sức mạnh huỷ diệt đáng sợ của một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo.

Tàu ngầm INS Arihant cho phép hải quân Ấn Độ tác chiến như một tàu ngầm hạt nhân tấn công thông thường, với lựa chọn tấn công bằng các tên lửa đạn đạo K-15 hoặc K-4 tùy tình huống.

Được trang bị 2 hệ thống Sonar tiên tiến là Ushus and Panchendriya, tàu ngầm INS Arihant là một đối thủ đáng gờm cho bất kỳ đối thủ nào trên biển.

Phạm Quốc Hùng (tổng hợp)