Cựu Tổng thống Pakistan bị bắt

19:00 | 20/04/2013

462 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Cựu Tổng thống Pakistan, Pervez Musharraf, hôm 19/4 đã bị bắt vì can dự vào vụ sa thải các thẩm phán cấp cao khi ông còn làm Tổng thống.

 

Cựu Thủ tướng Pervez Musharraf rời tòa án hôm 17/4

Ông Musharraf bị bắt một ngày sau khi bỏ chạy khỏi phòng xử ở Islamabad hôm 18/4 sau khi thẩm phán xét xử ra lệnh hủy bỏ quyết định cho phép tại ngoại hậu tra và bắt giữ ông.

Cảnh sát nói rằng họ bắt giữ Musharraf tại nhà trong đêm 18/4 và đưa ra trình diện trước tòa hôm 19/4. Tuy nhiên, tổng thư ký đảng do ông Musharraf lãnh đạo, Mohammed Amjad, nói rằng vị cựu tham mưu trưởng quân đội Pakistan đã tự ý ra trình diện.

Hình ảnh trên đài truyền hình địa phương cho thấy ông Musharraf tiến vào tòa, vây quanh là đông đảo cảnh sát, lực lượng vũ trang bán quân sự thuộc Bộ Nội vụ.

Tòa ra lệnh cho cảnh sát tiếp tục cầm giữ Musharraf và đưa ra trình diện trước tòa án chống khủng bố, theo một luật sư của ông Musharraf, Malik Qamar Afzal.

Cảnh sát sau đó đưa ông Musharraf về nhà ở ngoại ô thủ đô Islamabad, nơi ông bị quản thúc tại gia trong mấy giờ trước khi được chuyển đến một nhà khách trong tổng nha cảnh sát ở Islamabd trước khi ra tòa lần nữa.

Sự trở về của ông Musharraf tạo ra tình trạng khó xử cho đương kim tham mưu trưởng quân đội Pakistan hiện nay, Tướng Ashfaq Parvez Kayani, người có thể có quyết định là có can thiệp để bảo vệ ông Musharraf hay không.

Ông Musharraf lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính của quân đội năm 1999. Ông đã buộc phải rời chức vào năm 2008 vị bị đe dọa truất quyền.

Ông đã tự ý đi sống lưu vong khoảng 4 năm trước khi trở về Pakistan hồi cuối tháng trước với dự định ra tranh cử quốc hội vào tháng 5. Kể từ lúc ông trở về, các tòa án đã ra phán quyết là ông không hội đủ điều kiện ra tranh cử. Ông cũng phải đối mặt với nhiều vụ kiện hình sự từ thời ông còn nắm quyền.

Lên tiếng chỉ trích việc bị tòa ra lệnh giam giữ, ông Musharraf nói rằng đây là hành động trả thù chính trị vì ông đã giải nhiệm các thẩm phản Tối cao Pháp Viện khi còn tại chức mấy năm trước đây.

Th.Long (Theo AP)