Chủ nghĩa "bài Do Thái" - bóng ma mới ở lục địa già

07:00 | 28/02/2015

4,545 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vụ tấn công tại Copenhagen, cũng như cuộc tấn công thảm sát ở Paris (Charlies Hebdo), đang khơi lên nỗi lo lắng mới về chủ nghĩa bài Do Thái ở châu Âu.

Đám đông cất lên lời bài hát "Imagine" của  John Lennon tại lễ tưởng niệm cho các nạn nhân của vụ nổ súng cuối tuần qua ở Copenhagen. Lễ tưởng niệm được tổ chức gần quán cà phê nơi một nhà làm phim đã bị sát hại trong một vụ nổ súng khi tham dự một cuộc tranh luận tự do ngôn luận vào ngày thứ Bảy. Vào thứ Hai, các tòa nhà công cộng của Đan Mạch đều đã treo cờ rủ. Kẻ chủ mưu, Omar el-Hussein, 22 tuổi, một người Đan Mạch gốc Palestine, đã bị cảnh sát bắn hạ sau khi hắn thực hiện một cuộc tấn công thứ hai vào 1 giờ chiều Chủ Nhật tại một giáo đường Do Thái đang diễn ra lễ trưởng thành.

Mặc dù bài hát vô thần có vẻ là một sự lựa chọn kỳ lạ để bày tỏ tình đoàn kết với những người Do Thái Đan Mạch, các nhà lãnh đạo của Châu Âu sẽ không lao vào cuộc tranh cãi với hàng chục ngàn người Đan Mạch đang xót thương các nạn nhân.

Helle Thorning-Schmidt, Thủ tướng Đan Mạch, tuyên bố rằng "tấn công vào người Do Thái tại Đan Mạch là tấn công vào Đan Mạch". Một ngày trước đó, Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã cung cấp một cái nhìn khác lạ nhưng tương đương: "Người Do Thái một lần nữa bị sát hại trên đất châu Âu," ông nói, và thêm rằng "Israel là nhà của bạn."

CHỦ NGHĨA BÀI DO THÁI Ở CHÂU ÂU BÓNG MA MỚI TẠI LỤC ĐỊA GIÀ

Dòng người tại lễ tưởng niệm cho các nạn nhân của vụ nổ súng ngày 14-2 ở Copenhagen

Các nhà lãnh đạo châu Âu, và hầu hết người Do Thái châu Âu, đều bày tỏ sự giận dữ trước lời nói của Thủ tướng Israel. Phát biểu tại một nghĩa trang của người Do Thái Pháp một ngày sau khi vụ nổ súng, Tổng thống François Hollande từ chối hàm ý của ông Netanyahu rằng người Do Thái không thuộc châu Âu.

Thủ tướng Pháp Manuel Valls kêu gọi họ ở lại: "Một Người Do Thái rời nước Pháp là một phần của nước Pháp biến mất" Ở Đan Mạch, Hà Lan, Anh và Đức, các nhà lãnh đạo Do Thái cho biết chính phủ phải bảo đảm an toàn cho cộng đồng Do Thái ở bất cứ nơi nào.

"Chúng ta phải củng cố các cộng đồng Do Thái ở châu Âu, không phải làm họ hoảng sợ" Raphael Werner, Chủ tịch Diễn đàn các tổ chức Do Thái của Bỉ cho biết.

Rất ít các nhà lãnh đạo các cộng đồng Do Thái phản đối với quan điểm cho rằng chủ nghĩa chống Do Thái ở châu Âu đang gia tăng. Tuy nhiên, việc đánh giá không phải là một điều dễ dàng vì tư tưởng bài Do Thái khó đo lường, thậm chí khó diễn giải. Các báo cáo về chủ nghĩa bài Do Thái được dựa trên các dữ liệu khác nhau và phụ thuộc nhiều vào các đánh giá chủ quan. Các đánh giá về chủ nghĩa bài Do Thái của châu Âu thường bị phóng đại trên báo chí Israel và Mỹ.

Thật vậy, ông Netanyahu có thể ngạc nhiên bởi phản ứng dữ dội đối với tuyên bố của ông: Dù sao thì cũng chính các nhà lãnh đạo Do Thái theo chủ nghĩa phục quốc Zionist đã kêu gọi người Do Thái rời châu Âu vào cuối thế kỷ thứ 19.

Có một số bằng chứng cho thấy chủ nghĩa chống Do Thái đang gia tăng. Từng là một hiện tượng của quyền dân tộc, ngày nay nó được tìm thấy tại cộng đồng người Hồi giáo ở châu Âu nhiều hơn các nơi khác. Trung tâm Kantor tại Đại học Tel Aviv, trung tâm chuyên tổng hợp dữ liệu quốc tế, cho biết các cuộc tấn công chống Do Thái đã trở nên thường xuyên hơn ở châu Âu kể từ đầu những năm 2000.

Tuy nhiên, cả Kantor và Cơ quan Theo dõi các Quyền cơ bản của EU đều thấy rằng con số hàng năm lên xuống thất thường từ năm 2003. Chúng tăng mạnh trong những năm như 2009 khi Israel và Palestine đang có chiến tranh. Với chiến dịch của Israel ở Gaza mùa hè năm ngoái, năm 2014 là một năm mà các chỉ số tăng mạnh.

Việc biến Israel và người Do Thái thành một đặt ra một câu hỏi hóc búa: Khi nào quan điểm chính trị trở thành cố chấp. Các nhóm ủng hộ Palestine cáo buộc các nhóm ủng hộ Israel lợi dụng thuật ngữ "chống Do Thái" để bêu xấu những lời chỉ trích chính đáng. Trong tháng 7-2014, một bác sĩ người Bỉ- người ủng hộ lệnh trừng phạt chống lại Israel- đã sử dụng từ "Gazacaust" để ám chỉ cách đối xử của người Israel đối với người Palestine tại dải Gaza.

Mặc dù đối với nhiều người Do Thái, cụm từ trên là biểu hiện của sự phân biệt đối xử, nhiều người vẫn chấp nhận sự so sánh này. Tại Pháp cuộc biểu tình phản đối chiến dịch tại dải Gaza đã biến thành những tiếng hô "Cái chết cho lũ Do Thái". Người biểu tình của Đức đã hát "Hamas, Hamas, người Do Thái nhốt vào buồng khí gas." Tại một cuộc biểu tình khác, một rapper Hà Lan tên hiệu Appa nói ông "đã không còn chịu nổi lũ chó phục quốc Do Thái, lũ khát tiền của chúng tôi và máu của chúng tôi".

Bằng chứng của những mâu thuẫn xuất phát từ các cuộc khảo sát thái độ. Một nghiên cứu cuối tháng 11 vừa qua bởi Fondapol, một viện nghiên cứu Pháp, phát hiện ra rằng trong khi 25% số người được hỏi đồng ý rằng người Do Thái "có quá nhiều quyền lực trong nền kinh tế và tài chính", tỷ lệ giữa người Hồi giáo Pháp đồng ý với ý kiến trên là 67%.

Tại một quốc gia chống phân biệt chủng tộc mạnh mẽ như Đức, một nghiên cứu năm 2010 cho biết vẫn có tới 3% người Đức đồng ý rằng "người Do Thái có quá nhiều quyền lực trên thế giới"; con số trên là 25% đối với người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ và 40% đối với những người có nguồn gốc từ Ả Rập.

Mặc dù vậy, đối với người châu Âu không theo đạo Hồi, tư tưởng bài Do Thái có thể giảm. Trong quá khứ, các đảng chính trị cực hữu ở châu Âu đã từng ủng hộ chủ nghĩa chống Do Thái. Tuy nhiên, hiện nay nhưng các đảng dân túy chỉ còn tập trung vào việc chống nhập cư và chống Hồi giáo. Đảng Mặt trận Quốc gia Pháp đã cố gắng từ bỏ gốc rễ chống Do Thái của mình, và Đảng Tự do Hà Lan đang tích cực ủng hộ Israel.

Tuy nhiên, cả các đảng cực hữu và những đảng ôn hòa vô thần có thể cô lập các cộng đồng Do Thái. Năm ngoái, một chính trị gia từ Đảng Trung Tâm của Thụy Điển - mặc dù tuyên bố không phải là người chống Do Thái- đã bày tỏ băn khoăn của mình rằng tại sao người Do Thái có rất nhiều quyền lực. Bà đã buộc phải ra khỏi đảng, nhưng đảng của bà đã cố gắng giảm thiểu thiệt hại bằng cách cho đây là một vấn đề truyền thông.

Khi bị đa số cô lập, các nhóm người Do Thái thường liên minh với chính Hồi giáo. Các tổ chức Do Thái và Hồi giáo đã làm việc với nhau để ngăn chặn nỗ lực cấm kosher và halal (đồ ăn được chế biến và ăn theo kiểu Do Thái). Các nhóm truyền thông xã hội Do Thái giáo và Hồi giáo dưới tên Salaam-Shalom đã nổi lên ở một số nước. Mặc dù họ có thể phải đối mặt với các hạn chế trên Israel và Palestine, các nhóm liên lạc như vậy có thể trở thành một giải pháp dài hạn cho cuộc chiến chống tư tưởng bài Do Thái.

Người Do Thái châu Âu cảm thấy bị bao vây và bắt đầu trông giống như vậy. Kể từ các cuộc biểu tình Gaza vào năm ngoái, xe cảnh sát đã được đậu ở phía trước giáo đường từ thế kỷ XVII tại Amsterdam, các trường trung học Do Thái, bảo tàng Anne Frank và các công trình khác của người do Thái Bồ Đào Nha.

Chính phủ đã bổ sung thêm cảnh sát quân sự, và các nhà lãnh đạo Do Thái đã yêu cầu Bộ Tư pháp cung cấp cho các vệ sĩ vũ khí. Thị trưởng Antwerp đã triển khai một đơn vị quân đội tinh nhuệ để tuần tra các khu Do Thái. Các trang công trình của người Do Thái ở Pháp đã được bảo vệ bởi quân đội kể từ tháng Giêng.

Kể từ thời Trung cổ, người Do Thái đã kêu gọi sự trợ giúp từ bên ngoài nhằm chống lại sự cố chấp bạo lực. Mặc dù cảnh sát có thể cung cấp sự bảo vệ về mặt vật lý, việc hội họp bên trong các giáo đường, trường học và các trung tâm cộng đồng được canh gác cẩn mật khác hoàn toàn so với việc được tự do công khai tôn giáo của mình.

"Câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta có thể sống ở đây với tư cách là người Do Thái trong thời gian dài?" - Ruben Vis thuộc Hội đồng Do Thái Trung ương Hà Lan hỏi. Có một nghịch lý rằng các cuộc tấn công ở Paris và Copenhagen sẽ khiến người Do Thái ở châu Âu xem xét di cư đến Israel - nơi họ khó có thể an toàn trước chủ nghĩa khủng bố.

Tuy nhiên, những người di cư không chỉ tìm kiếm sự tự do khỏi bạo lực mà còn tìm kiếm quyền được sống một cuộc sống tự do của một người Do Thái- một việc đang ngày càng trở nên khó khăn hơn ở châu Âu. Nhiều người có thể không bằng lòng với lời mời của ông Netanyahu; một số khác, ít nhất, vẫn sẽ xem xét nó.

Phúc Lê (tổng hợp)