Doanh nghiệp đau đầu giải bài toán nguồn nguyên liệu

10:28 | 20/05/2013

594 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Không chỉ đương đầu với những khó khăn về đầu ra cho sản phẩm mà các doanh nghiệp trong nước cũng đang đau đầu giải bài toán nguyên liệu để phục vụ sản xuất.

Nguồn nguyên liệu ổn định đang là vấn đề gay cấn đối với sự phát triển của các doannh nghiệp trong quá trình sản xuất kinnh doanh. Việc thiếu ổn định của nguồn nguyên liệu đang khiến nhiều doanh nghiệp không thể chủ động được nguồn hàng của mình.

Đã có thời điểm doanh nghiệp dư thừa nguyên liệu, nhưng do tính dự báo yếu, họ đã không thể chủ động cho mình dẫn điếu hụt nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất.

https://cdn-petrotimes.mastercms.vn/stores/news_dataimages/dothuytrang/052013/20/09/IMG_1333.jpg

Các doanh ngiệp ngành may đang thiếu nguồn nguyên liệu trầm trọng

Điển hình là trường hợp của các doanh nghiệp ngành điều. Đã có thời điểm nguồn cung nguyên liệu của thị trường này trở nên dồi dào nhờ việc năng suất điều trong nước tăng. Nhưng rồi các doanh nghiệp đã đua nhau bán tháo khiến giá điều bị rớt giá. Hệ quả là sau thời kỳ dồi dào nguyên liệu, ngành điều trong nước đang lao đao vì phải nhập nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. Hiện tại, các doanh nghiệp chế biến điều đang phải nhập hàng loạt điều nguyên liệu từ các nước Braxin, Ấn Độ...khiến cho việc sản xuất kinh doanh bị lệ thuộc rất lớn.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), khó khăn lớn nhất của ngành điều hiện nay là nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thiếu và bấp bênh, diện tích trồng điều giảm, năng suất và sản lượng điều đạt thấp. Ước tính hiện tại, các doanh nghiệp trong ngành phải nhập tới 50% sản lượng điều thô từ bên ngoài về để chế biến, xuất khẩu. Tuy nhiên, việc nhập khẩu điều nguyên liệu cũng đang vấp phải khá nhiều khó khăn do bị cạnh tranh khốc liệt.

Đây cũng là trường hợp của các doanh nghiệp dệt may, trong đó có Công ty May Nhà Bè (TP HCM), doanh nghiệp có năng lực sản xuất, xuất khẩu lớn của ngành dệt may thành phố với doanh thu trên 3.000 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, theo lãnh đạo công ty, nếu trông chờ vào nguồn nguyên liệu trong nước, chắc chắn công ty sẽ gặp nhiều rủi ro, trong khi đã rất khó khăn mới xây dựng được thương hiệu May Nhà Bè. Chính vì vậy, khoảng 70% nguồn nguyên liệu sản xuất công ty phải nhập từ nước ngoài.

Không riêng gì những trường hợp trên mà tình trạng này cũng xảy ra với các doanh nghiệp sản xuất nội thất, dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ. Việc không có đủ nguồn nguyên liệu dồi dào đã khiến các doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận từ chối những đơn hàng của các hãng bán lẻ lớn trên thế giới. Bên cạnh đó cũng có nhiều hãng bán lẻ nổi tiếng thế giới đến Việt Nam để nhập khẩu hàng hóa là những mặt hàng có thế mạnh của Việt Namsnhưng không tìm được nhà cung ứng hàng đảm bảo số lượng và tiến độ cho họ. Để đáp ứng được những đơn hàng lớn đó, một phương án nhanh nhất cho các doanh nhân Việt là cùng liên kết lại để sản xuất và xuất khẩu.

Theo ông Bùi Trọng Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may - Thêu đan TP HCM, cần phải có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định. Mặt khác, doanh nghiệp phải tạo dựng cho mình được nguồn nguyên liệu chủ động, không bị các yếu tố tác động. Có như vậy nguồn nguyên liệu mới đảm bảo sự ổn định cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất.

“Lâu nay doanh nghiệp chúng ta vẫn không chú trọng đến việc xây dựng nguồn nguyên liệu lâu dài lên hàng đầu, vì vậy luôn bị sa vào lưới bất ổn này. Do vậy, lựa chọn duy nhất để chúng ta có thể xây dựng được cơ chế ổn định cho sản xuất là xác lập được chuỗi cung cấp nguyên liệu bất biến”_ ông Nguyên xác định.

Thùy Trang