Loay hoay với cơ chế “bịt lỗ hổng đạo đức”…

06:50 | 09/05/2014

849 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhìn lại những vụ lùm xùm của hệ thống gần đây, đa số đều liên quan đến bộ phận tín dụng. “Mất bò mới lo làm chuồng” - Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đang “siết” lại cơ chế quản lý, giám sát và tìm cách “bịt lỗ hổng đạo đức” trong đội ngũ nhân viên...

Năng lượng Mới số 319

Rủi ro từ chính phía… cho vay

Hoạt động tài chính - tiền tệ nói chung luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Ngoài những rủi ro trong kinh doanh như rủi ro lãi suất, ngoại hối, thanh khoản, tín dụng, công nghệ… thì rủi ro về đạo đức thường ít được quan tâm hoặc ít đề cập hơn. Phải đến khi có “chuyện”, các ngân hàng mới vụng về tìm cách lấp liếm lỗ hổng này.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây (nền kinh tế có dấu hiệu xuống sức), có thể thấy rủi ro phát sinh từ nguyên nhân đạo đức là không nhỏ. Theo ông Kiên Dũng, Phó tổng giám đốc Vietinbank Leasing, hậu quả nhỡn tiền là những vụ vỡ nợ tín dụng đen, nhân viên lợi dụng quyền hạn, chức vụ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia trong việc lừa đảo, cho vay nặng lãi, chiếm đoạt tiền của Nhà nước và người dân. Có vụ lên đến hàng trăm tỉ đồng, gây mất uy tín cũng như làm suy giảm sự tin tưởng của khách hàng và người dân đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Siêu lừa đảo Huyền Như tại phiên tòa

Có thể điểm mặt các vụ xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II - Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, ước thiệt hại 1.600 tỉ đồng, đã khởi tố 9 bị can, trong đó có 5 cán bộ ngân hàng; hay vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Trưởng phòng giao dịch Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh TP HCM lừa đảo chiếm đoạt 3.600 tỉ đồng của 10 ngân hàng và doanh nghiệp, đã khởi tố 25 bị can, trong đó có 9 cán bộ ngân hàng… Gần đây nhất là vụ Nguyễn Đức Kiên đã thành lập 3 công ty con đứng tên người thân, phát hành trái phiếu không đảm bảo bằng tài sản, sau đó dùng trái phiếu này thế chấp ngân hàng vay nhiều tỉ đồng để “làm xiếc” trong kinh doanh tài chính.

Theo báo cáo của C46 Bộ Công an, từ năm 2010 đến nay, cơ quan này đã phát hiện, xác lập điều tra 189 vụ án, đã khởi tố gần 70 vụ với 235 bị can, trong đó có 110 bị can là cán bộ của ngân hàng, kiến nghị xử lý hành chính 85 cán bộ ngân hàng khác. Tổng số thiệt hại mà tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng đã “cướp” tiền ngân sách là trên 12.000 tỉ đồng và trên 3.000 lượng vàng, nhưng cơ quan chức năng mới thu hồi được gần 3.000 tỉ đồng. Như vậy là đủ thấy rủi ro của kinh doanh ngân hàng lớn đến cỡ nào.

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu khẳng định, thực trạng các ngân hàng “lãng quên” công tác kiểm tra nội bộ chính là nguyên nhân giúp nhóm cán bộ suy thoái có đất diễn. “Kiểm tra nội bộ ưu việt hơn thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề. Nhưng không hiểu sao các tổ chức tín dụng luôn… lười thực hiện động tác này. Công việc kiểm tra nội bộ chỉ tồn tại trên hình thức”, vị chuyên gia nêu rõ quan điểm. “Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “phanh” cho cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trước mắt”.

Bên cạnh đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ non yếu cũng là một phần gây thêm “tiếng xấu” cho bộ phận tín dụng. Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ tín dụng do đối tượng nhận thấy “người” ngân hàng quá dễ lừa, qua đó cấu kết làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền nhà băng.

Con người là mấu chốt

Thể hiện quan điểm cá nhân, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận thấy lâu nay các ngân hàng tập trung nhiều cho thẩm định mà lơi lỏng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đựơc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian qua các ngân hàng thương mại chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, phần nữa do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ngân hàng thương mại yêu cầu.

Trên thực tế, ai cũng lờ mờ hiểu một nhân viên quèn chẳng thể “diễn trò” với tiền của ngân hàng được. Có khách vay thì ngân hàng mới có tăng trưởng, đó là điều bất di bất dịch. Phải là người trực tiếp làm việc với khách hàng (tức là trực tiếp với tiền), có tiếng nói với khoản vay của khách hàng thì mới kiếm ăn được. Bởi vậy, ít nhất cũng phải cấp phó, trưởng phòng của một chi nhánh bật đèn xanh thì cán bộ tín dụng mới dám dẫn dắt khách hàng theo ý ngân hàng. Đạo đức phải được coi như một tiêu chí tiên quyết trong công tác tuyển chọn nhân sự. Các ngân hàng phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về những hành vi trong công tác huy động vốn và cho vay.

Từ 2014, đa số các ngân hàng đã siết lại quy trình xét duyệt cũng như giải ngân của mình. Ngân hàng đã áp dụng công tác quản lý tín dụng tập trung, trong đó hội sở kiểm soát chặt chẽ được các hồ sơ tín dụng, lực lượng kiểm soát tín dụng được trao thực quyền, tổ chức tốt và đặc biệt là được nắm quyền hạch toán giải ngân nên đã hạn chế được nhiều rủi ro đạo đức.

Ngân hàng là ngành nghề kinh doanh gắn chặt với tiền, thậm chí rất nhiều tiền nên thực trạng nhân viên gặp vấn đề với… đạo đức thật khó tránh khỏi. Mấu chốt của vấn đề là phải có cơ chế kiểm soát, kiềm chế thế nào các vấn đề này. Tuy nhiên, đây là chuyện không dễ, nhất là khi bản thân lãnh đạo tầm trung của các ngân hàng không hơn nhân viên mình về chuyên môn, chưa kể chủ quan và dễ dãi trong quản lý. Nguồn nhân lực yếu kém không chỉ tạo ra những hạn chế trong quản trị ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn. Hơn bao giờ hết, ngành ngân hàng phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó như một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu.

Theo đó, muốn làm tốt công tác quản trị rủi ro thì cần phải tìm ra được những điểm yếu trong quy trình hệ thống. Rất nhiều ngân hàng đã bắt đầu công cuộc tái cơ cấu, nhưng vấn đề các ngân hàng quan tâm là đi tìm mô hình tổ chức hợp lý cho mình, tổ chức, sắp xếp lại… Nhưng khi xét đi xét lại, nhiều ngân hàng thành lập gần 20 năm mà quy định nội bộ gần như không có gì, hoặc có thì rất chung chung. Đó là những lỗ hổng chết người để nhân viên có cơ hội trục lợi bất chính.

Lê Tùng

 

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC HCM 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC ĐN 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,100 ▼350K 74,050 ▼350K
Nguyên liệu 999 - HN 73,000 ▼350K 73,950 ▼350K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
Cập nhật: 25/04/2024 13:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 81.700 ▼800K 84.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 13:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,275 ▼45K 7,490 ▼35K
Trang sức 99.9 7,265 ▼45K 7,480 ▼35K
NL 99.99 7,270 ▼45K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,250 ▼45K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
Miếng SJC Thái Bình 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Miếng SJC Nghệ An 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Miếng SJC Hà Nội 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Cập nhật: 25/04/2024 13:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,700 ▼800K 84,000 ▼500K
SJC 5c 81,700 ▼800K 84,020 ▼500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,700 ▼800K 84,030 ▼500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,000 ▼100K 74,700 ▼200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,000 ▼100K 74,800 ▼200K
Nữ Trang 99.99% 72,800 ▼100K 73,900 ▼200K
Nữ Trang 99% 71,168 ▼198K 73,168 ▼198K
Nữ Trang 68% 47,907 ▼136K 50,407 ▼136K
Nữ Trang 41.7% 28,469 ▼84K 30,969 ▼84K
Cập nhật: 25/04/2024 13:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,095.55 16,258.14 16,779.72
CAD 18,066.09 18,248.58 18,834.02
CHF 27,070.48 27,343.92 28,221.15
CNY 3,431.82 3,466.48 3,578.23
DKK - 3,577.53 3,714.53
EUR 26,481.22 26,748.71 27,933.23
GBP 30,827.96 31,139.35 32,138.35
HKD 3,160.58 3,192.50 3,294.92
INR - 303.87 316.02
JPY 158.45 160.06 167.71
KRW 15.94 17.71 19.32
KWD - 82,205.72 85,492.23
MYR - 5,253.88 5,368.47
NOK - 2,265.78 2,361.97
RUB - 261.72 289.72
SAR - 6,750.57 7,020.45
SEK - 2,288.25 2,385.40
SGD 18,184.25 18,367.93 18,957.20
THB 604.07 671.19 696.90
USD 25,137.00 25,167.00 25,477.00
Cập nhật: 25/04/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,236 16,336 16,786
CAD 18,252 18,352 18,902
CHF 27,252 27,357 28,157
CNY - 3,456 3,566
DKK - 3,587 3,717
EUR #26,664 26,699 27,959
GBP 31,196 31,246 32,206
HKD 3,161 3,176 3,311
JPY 159.32 159.32 167.27
KRW 16.6 17.4 20.2
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,267 2,347
NZD 14,803 14,853 15,370
SEK - 2,280 2,390
SGD 18,161 18,261 18,991
THB 628.99 673.33 696.99
USD #25,123 25,123 25,433
Cập nhật: 25/04/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,175.00 25,177.00 25,477.00
EUR 26,671.00 26,778.00 27,961.00
GBP 31,007.00 31,194.00 32,152.00
HKD 3,181.00 3,194.00 3,297.00
CHF 27,267.00 27,377.00 28,214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16,215.00 16,280.00 16,773.00
SGD 18,322.00 18,396.00 18,933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,215.00 18,288.00 18,819.00
NZD 14,847.00 15,342.00
KRW 17.67 19.30
Cập nhật: 25/04/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25125 25125 25477
AUD 16271 16321 16824
CAD 18292 18342 18798
CHF 27437 27487 28049
CNY 0 3458.9 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26860 26910 27621
GBP 31315 31365 32018
HKD 0 3140 0
JPY 160.88 161.38 165.89
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0381 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14841 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18404 18454 19016
THB 0 641.5 0
TWD 0 779 0
XAU 8180000 8180000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 13:00