Doanh nghiệp Nhà nước và những rào cản phát triển

07:00 | 26/11/2014

598 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đang đứng trước thách thức lớn trên con đường phát triển của mình. Việc tìm ra giải pháp để sản xuất kinh doanh hiệu quả trong tình hình mới là đòi hỏi cấp bách giúp doanh nghiệp làm tốt vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế.

Năng lượng Mới số 377

Cần đánh giá khách quan

Hiện nay, có khá nhiều ý kiến tranh cãi về DNNN trong nền kinh tế nước ta. DNNN có cần thiết trong nền kinh tế nữa hay không? Nên từ bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước (KTNN) vì những khuyết tật mang tính bản chất của nó? Cho rằng DNNN giữ vai trò chủ đạo của nền KTNN là bảo thủ, giáo điều, cản trở sự phát triển nền kinh tế quốc dân? Cùng với đó là không ít lời chê bai, phê phán DNNN được nêu ra trong các hội nghị, hội thảo khoa học và trên nhiều trang sách, báo.

TS Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực IV cho rằng: Ngoài thái độ của một số ít người có tư tưởng thù địch với chủ nghĩa xã hội, đa số những ý kiến nhận định về DNNN xuất phát từ động cơ trong sáng, mong muốn tháo gỡ về thể chế để tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Dù những ý kiến ấy xuất phát từ thái độ như thế nào đi nữa thì chúng ta cũng cần phải suy nghĩ nghiêm túc, kiến giải trên tinh thần khoa học, biện chứng, để trên cơ sở đó đưa ra những bài học kinh nghiệm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.

Kinh doanh xăng dầu còn có trách nhiệm bình ổn thị trường

Không thể không nhìn nhận một thực tế là bên cạnh những đóng góp không nhỏ của DNNN vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, giải quyết việc làm, cùng với Chính phủ thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội thì hiệu quả kinh doanh của các DNNN nhìn chung đang ở mức thấp. Mức lỗ trung bình của một DNNN cao gấp 12 lần doanh nghiệp ở các loại hình khác. Nhiều số liệu cũng cho thấy tỷ suất lợi nhuận hay tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư của DNNN cũng ở mức thấp. Chứng tỏ, hoạt động của một bộ phận DNNN còn nhiều bất cập.

Về nguyên nhân của tình trạng này, TS Nguyễn Linh lý giải: Một số DNNN vừa phải hướng tới lợi nhuận, hiệu quả trong sự cạnh tranh với các doanh nghiệp dân doanh nhưng đồng thời phải vừa là công cụ chủ lực để Nhà nước can thiệp, ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường và thực hiện chính sách an sinh xã hội theo mục tiêu đã đề ra. Do vậy, một số DNNN thậm chí không phân biệt rõ doanh nghiệp mình có mục tiêu chính là gì, phụ là gì? Chính vì mục tiêu kinh doanh không rõ ràng, các doanh nghiệp đã không có một chiến lược dài hạn trong sự phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại tất yếu ở một số doanh nghiệp.

Hơn nữa, trong nhiều trường hợp tại các DNNN quyền quyết định hầu như nằm ở chủ sở hữu Nhà nước đã khiến cho các doanh nghiệp sử dụng vốn Nhà nước khó phát huy được hiệu quả như các doanh nghiệp tư nhân. Cùng với đó là các quy định về cơ chế tiền lương, tiền thưởng không cạnh tranh, khiến DNNN khó khăn trong thu hút và giữ chân nhân tài, là nguyên nhân dẫn đến việc DNNN bị giảm sức cạnh tranh ở nguồn nhân lực.

Trên thực tế, không ít DNNN đã hy sinh lợi nhuận để làm nhiệm vụ bình ổn thị trường. Cụ thể, những năm gần đây, các đầu mối kinh doanh xăng dầu thường xuyên bị lỗ do phải bán dưới giá nhập khẩu để thực hiện nhiệm vụ bình ổn theo chỉ đạo của liên bộ Tài chính - Công Thương nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Ví dụ khác là 95% lượng khí của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) được Chính phủ quy định giá bán theo nguyên tắc chuyển chi phí; tức là mua với giá bao nhiêu thì bán lại với giá bấy nhiêu, PV Gas chỉ được hưởng cước phí vận chuyển, phân phối mà thôi.

Thực tiễn gần 30 năm đổi mới từ những thành công và hạn chế của KTNN cũng cho thấy vai trò không thể phủ nhận của DNNN trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Trong nhiều trường hợp và trong từng thời điểm nhất định DNNN đã làm tốt nhiệm vụ, cắt những cơn đột biến, bất lợi cho nền kinh tế như sự tăng bất thường của giá vàng, giá gạo, giá xăng... Ở đây, rõ ràng DNNN đã không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu như các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác.

Ở một khía cạnh khác, TS Bùi Trinh đánh giá, thông qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cho thấy, khu vực DNNN có chuyển giao công nghệ nhiều nhất. Giai đoạn 2000-2006, đóng góp của TFP vào tăng trưởng chung của cả nước đạt 22,6%, trong đó khu vực DNNN cao hơn mức bình quân chung (23,7%), khu vực ngoài nhà nước khoảng 18%, còn khu vực FDI đóng góp vào tăng trưởng thậm chí âm. Giai đoạn 2007-2013, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 6,4% nhưng TFP của DNNN vẫn cao nhất (17,4%). Như vậy, về thật chất cho đến nay chỉ có khu vực DNNN có sự thay đổi về quy trình công nghệ thật sự, khu vực FDI về bản chất rất ít đưa công nghệ mới, hoặc chỉ đưa công nghệ cũ vào sản xuất. Cơ bản nhiều doanh nghiệp FDI còn lợi dụng các ưu đãi của Việt Nam về chính sách thuế, đất đai, lợi dụng nhân công giá rẻ và gian lận với thuế, khai lợi nhuận nhỏ đi do chuyển giá, tăng chi phí đầu vào...

Tái cơ cấu là cấp thiết

Từ những vấn đề trên cho thấy, bên cạnh chính sách đổi mới, tái cơ cấu, sắp xếp lại DNNN đang được tích cực triển khai thực hiện, cũng cần xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, tạo điều kiện cho DNNN phát triển.

PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia TP HCM cho rằng: Cần loại bỏ những cơ chế, chính sách bất hợp lý, không còn phù hợp với thực tế kinh doanh để tạo điều kiện cho DNNN phát triển. Đặt DNNN trong điều kiện môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng như các doanh nghiệp ngoài Nhà nước để doanh nghiệp hoạt động một cách sáng tạo, chủ động và có hiệu quả. Cùng với đó là xây dựng cơ chế tiền lương, các chế độ thù lao và nghĩa vụ DNNN theo cơ chế thị trường; nên tách biệt hoạt động kinh doanh của DNNN với hoạt động thực hiện nhiệm vụ xã hội như xóa đói giảm nghèo, thực hiện các nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa... để từ đó có cơ sở đánh giá đúng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN với hiệu quả xã hội mà DNNN thực hiện.

Trong các kỳ đại hội Đảng trước đây cũng như Đại hội XI vừa qua, tiếp tục khẳng định KTNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Đây là một chủ trương nhất quán của Đảng ta. Và phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế đất nước. Vì rõ ràng trong các lĩnh vực như: dịch vụ công, bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia, cũng như sự đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực mới quan trọng phục vụ cho phát triển của đất nước mà có thể ở những lĩnh vực này không thể hấp dẫn các thành phần kinh tế khác thì DNNN khẳng định vai trò không thể thay thế được. Nó có ảnh hưởng, tác động không nhỏ tới các ngành, nghề, lĩnh vực khác, đến cả nền kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, nó khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường...

Sự thua lỗ và tình trạng kinh doanh không hiệu quả của DNNN không phải là định mệnh mà hoàn toàn có thể khắc phục được. Cùng với những giải pháp của Chính phủ để tháo gỡ những trở ngại DNNN đang gặp phải, các DN cũng đang nỗ lực tự đổi mới mình để hoạt động hiệu quả, đạt năng suất cao, xứng đáng với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.

Mai Phương

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC HCM 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC ĐN 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,100 ▼350K 74,050 ▼350K
Nguyên liệu 999 - HN 73,000 ▼350K 73,950 ▼350K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
Cập nhật: 25/04/2024 12:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 81.700 ▼800K 84.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 12:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,275 ▼45K 7,490 ▼35K
Trang sức 99.9 7,265 ▼45K 7,480 ▼35K
NL 99.99 7,270 ▼45K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,250 ▼45K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
Miếng SJC Thái Bình 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Miếng SJC Nghệ An 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Miếng SJC Hà Nội 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Cập nhật: 25/04/2024 12:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,700 ▼800K 84,000 ▼500K
SJC 5c 81,700 ▼800K 84,020 ▼500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,700 ▼800K 84,030 ▼500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,000 ▼100K 74,700 ▼200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,000 ▼100K 74,800 ▼200K
Nữ Trang 99.99% 72,800 ▼100K 73,900 ▼200K
Nữ Trang 99% 71,168 ▼198K 73,168 ▼198K
Nữ Trang 68% 47,907 ▼136K 50,407 ▼136K
Nữ Trang 41.7% 28,469 ▼84K 30,969 ▼84K
Cập nhật: 25/04/2024 12:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,095.55 16,258.14 16,779.72
CAD 18,066.09 18,248.58 18,834.02
CHF 27,070.48 27,343.92 28,221.15
CNY 3,431.82 3,466.48 3,578.23
DKK - 3,577.53 3,714.53
EUR 26,481.22 26,748.71 27,933.23
GBP 30,827.96 31,139.35 32,138.35
HKD 3,160.58 3,192.50 3,294.92
INR - 303.87 316.02
JPY 158.45 160.06 167.71
KRW 15.94 17.71 19.32
KWD - 82,205.72 85,492.23
MYR - 5,253.88 5,368.47
NOK - 2,265.78 2,361.97
RUB - 261.72 289.72
SAR - 6,750.57 7,020.45
SEK - 2,288.25 2,385.40
SGD 18,184.25 18,367.93 18,957.20
THB 604.07 671.19 696.90
USD 25,137.00 25,167.00 25,477.00
Cập nhật: 25/04/2024 12:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,233 16,333 16,783
CAD 18,252 18,352 18,902
CHF 27,247 27,352 28,152
CNY - 3,456 3,566
DKK - 3,587 3,717
EUR #26,664 26,699 27,959
GBP 31,192 31,242 32,202
HKD 3,161 3,176 3,311
JPY 159.46 159.46 167.41
KRW 16.6 17.4 20.2
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,267 2,347
NZD 14,803 14,853 15,370
SEK - 2,280 2,390
SGD 18,165 18,265 18,995
THB 628.99 673.33 696.99
USD #25,123 25,123 25,433
Cập nhật: 25/04/2024 12:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,175.00 25,177.00 25,477.00
EUR 26,671.00 26,778.00 27,961.00
GBP 31,007.00 31,194.00 32,152.00
HKD 3,181.00 3,194.00 3,297.00
CHF 27,267.00 27,377.00 28,214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16,215.00 16,280.00 16,773.00
SGD 18,322.00 18,396.00 18,933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,215.00 18,288.00 18,819.00
NZD 14,847.00 15,342.00
KRW 17.67 19.30
Cập nhật: 25/04/2024 12:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25125 25125 25477
AUD 16271 16321 16824
CAD 18292 18342 18798
CHF 27437 27487 28049
CNY 0 3458.9 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26860 26910 27621
GBP 31315 31365 32018
HKD 0 3140 0
JPY 160.88 161.38 165.89
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0381 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14841 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18404 18454 19016
THB 0 641.5 0
TWD 0 779 0
XAU 8180000 8180000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 12:45