ACB oằn lưng vì chính “bộ xương sống”

08:25 | 14/04/2014

883 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải từng khẳng định: “Những con người cụ thể như Trần Mộng Hùng, Nguyễn Đức Kiên, Phạm Trung Cang,… đều là những con người có cá tính, họ là xương sống tạo nên sự thành công của ngân hàng, họ giúp cho ACB không “dính” một sự cố nào kể từ khi thành lập…”. Ấy vậy mà chính “bộ xương sống” ấy đã và đang khiến Ngân hàng ACB dính phải “đại sự cố” và oằn lưng vì những gánh nặng này…

“Sợ và tham lam một cách hợp lý”?!

Tại phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên sắp tới, 7/9 bị can phải ra tòa đều giữ các chức vụ chủ chốt trong ngân hàng ACB từ Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch đến Tổng giám đốc (TGĐ). Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, nguyên TGĐ Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải đã chia sẻ về bí quyết để chế ngự lòng tham và sự sợ hãi trong nghề kinh doanh tiền tệ, đó là sợ và tham lam một cách hợp lý. Nhưng, dường như những nhà lãnh đạo Ngân hàng ACB lại đi ngược lại chính phát biểu của mình. Dàn lãnh đạo của ACB gồm những người từng trải với nhiều kinh nghiệm, nhiều thành tích được công nhận đã lần lượt cùng vướng vào tù tội.

Theo Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB bị truy tố 4 tội danh: Kinh doanh trái phép, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị can Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT ACB; Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, đều nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB; Lý Xuân Hải, nguyên TGĐ ACB; Huỳnh Quang Tuấn, nguyên là thành viên TT HĐQT ACB bị truy tố về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Dàn lãnh đạo của ACB lần lượt vướng vào tù tội.

Là những người có kinh nghiệm và làm việc lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sự hiểu biết về luật pháp không thiếu, nhưng chính dàn lãnh đạo chủ chốt của ACB lại thực hiện các hành vi ủy thác cho nhân viên Ngân hàng ACB mang tiền của ACB đi gửi vào các tổ chức tín dụng khác và hành vi chỉ đạo, tổ chức việc đầu tư cổ phiếu ngân hàng ACB gây thiệt hại trước hết cho chính các cổ đông của ngân hàng do mình lãnh đạo, làm “méo mó, rối loạn thị trường tiền tệ”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hoạch định và ban hành các chính sách vĩ mô quản lý thị trường tiền tệ của NHNN. Các hành vi ấy không chỉ  vi phạm Luật Các tổ chức tín dụng mà đã cấu thành tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự.

Kết quả điều tra cho thấy, tính từ tháng 3/2010 đến 9/2011 ACB đã thực hiện ủy thác gửi tiền vào tổng số 29 TCTD với số tiền 37.760.057.501.863 đồng và 71.358.329 USD với lãi và phí từ 11,2 đến 27%/năm, tổng lãi đã thu là 1.586.718.168.352 đồng và 1.271.498 USD, trong đó khoản lãi vượt trần thu lợi bất chính trên 243 tỷ đồng. Chính chủ trương và việc triển khai chủ trương này đến nay còn gây ra thiệt hại cho ACB 718 tỷ đồng khi đã mắc phải bẫy lừa của Huỳnh Thị Huyền Như.

Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải, Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn là những cá nhân có trách nhiệm với các cổ đông ACB trong việc hoạch định các chủ trương kinh doanh tuân thủ pháp luật nhằm đem lại lợi nhuận hợp pháp cho ACB nhưng ngày 22/03/2010 lại ban hành chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng.

Lý Xuân Hải là người có vốn kiến thức sâu rộng về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, có khả năng lãnh đạo và đã từng “toả sáng” với nhiều đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của toàn hệ thống ACB như mở rộng mạng lưới, cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện đại, hợp tác quốc tế,… Trong Ban điều hành, ông là người chịu trách nhiệm cao nhất, có nhiều kinh nghiệm trong quản trị, điều hành ngân hàng nhưng chính Hải đã đề xuất chủ trương dùng tiền huy động của dân ủy thác cho nhân viên ngân hàng ACB và các công ty thành viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng.

Lê Vũ Kỳ, một trong những gương mặt làm nên mô hình quản trị độc lập tại ACB và là người tạo nền móng cho hệ thống ngân hàng lõi của ACB; Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang những gương mặt gắn bó và đồng hành cùng ACB nhiều năm -  cũng “buông bút” đồng tình với chủ trương sai trái. Huỳnh Quang Tuấn, dù là thành viên tham dự cuộc họp nhưng đã đồng tình với chủ trương ủy thác sai trái nên vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Liên quan tới hành vi ban hành và chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương đầu tư cổ phiếu ngân hàng ACB, các bị cáo: Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải đã tổ chức họp TT HĐQT ACB vào ngày 02/11/2009 đi đến thống nhất việc cấp hạn mức 700 tỷ cho Hội đồng đầu tư ACB mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và ủy quyền cho Kiên chỉ đạo đầu tư.

Dựa vào chủ trương đó, Nguyễn Đức Kiên và Lê Vũ Kỳ là hai người trực tiếp tổ chức thực hiện và gây ra hậu quả thiệt hại 687.723.784.540 đồng cho ACB. Cụ thể, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty TNHH Chứng khoán ACB (viết tắt là ACBS) tiến hành đầu tư cổ phiếu ngân hàng ACB và một số mã chứng khoán khác.

Nhận thức rõ pháp luật không cho phép Công ty ACBS mua cổ phiếu Ngân hàng ACB vì Công ty ACBS là công ty chứng khoán do Ngân hàng ACB sở hữu 100% vốn điều lệ nên Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty ACBS ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Cổ phần Đầu tư Á Châu và Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT/Hội đồng thành viên để đầu tư mua cổ phiếu ACB.

Việc đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB là trái với quy định tại Điều 29 Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính “Công ty chứng khoán không được đầu tư vào cổ phiếu hoặc góp vốn của công ty sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán”.

Sai phạm “chồng chéo” sai phạm

Nhân vật chính của vụ án này, ông Nguyễn Đức Kiên, hay còn gọi là “bầu” Kiên, là người có tiếng trong giới tài chính ngân hàng, không chỉ ở “tiềm lực” tài chính mà còn nổi bật với tính cách “lạ” và những phát ngôn mạnh miệng. Kết quả điều tra cho thấy, từ ngày 15/5/2007 đến 3/8/2012, Nguyễn Đức Kiên đã thông qua 6 công ty do Kiên là Chủ tịch HĐQT/Chủ tịch Hội đồng thành viên để kinh doanh tài chính và kinh doanh vàng trạng thái trái phép với tổng số tiền trên 21.490 tỷ đồng.

Trong đó, riêng hoạt động kinh doanh tài chính với tổng số tiền gần 10.000 tỷ đồng, “bầu” Kiên đã thực hiện các hành vi: góp vốn mua cổ phần lẫn nhau (sở hữu chéo); góp vốn mua cổ phiếu của các doanh nghiệp khác; phát hành trái phiếu để mua cổ phiếu của nhau, của các công ty khác, hoặc để bán cho ngân hàng khác (như Ngân hàng Phương Nam, ACB, MHB, Vietbank) và lấy tiền đó góp vốn lẫn nhau hay trả tiền cho các cá nhân, tổ chức để mua cổ phiếu của ngân hàng khác (Techcombank, ACB).

Ngoài ra còn cho nhau vay để mua cổ phiếu ngân hàng (Eximbank), thậm chí để gửi tiết kiệm; ủy thác cho cá nhân để mua cổ phiếu ngân hàng; sử dụng vốn điều lệ mua trái phiếu chuyển đổi của ACB; ủy thác cho ACB mua cổ phiếu của Vietbank và mượn tên nhiều cá nhân (bao gồm cả các nguyên lãnh đạo ACB như: Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Nguyễn Văn Hòa, Đỗ Minh Toàn, Lê Vũ Kỳ) để mua cổ phiếu KienLongBank, DaiABank.

Thực hiện hành vi kinh doanh vàng trạng thái trái phép, mặc dù Công ty Thiên Nam không được cấp phép kinh doanh vàng nhưng từ 30/11/2009 – 30/7/2010, “bầu” Kiên đã chỉ đạo Công ty này ký hợp đồng với Ngân hàng ACB để kinh doanh vàng trạng thái trên tài khoản ở nước ngoài và trong nước với tổng khối lượng giao dịch mua - bán là 462.500 ounce, 75.000 lượng vàng SJC tổng trị giá gần 11.800 tỉ đồng. Kết quả kinh doanh trạng thái vàng ở nước ngoài và trong nước, Công ty Thiên Nam bị lỗ tổng số tiền là hơn 433 tỉ đồng (số tiền này, Ngân hàng ACB cho Công ty Thiên Nam nhận nợ đến năm 2015).

Không chỉ thực hiện hành vi kinh doanh trái phép, “bầu” Kiên còn lợi dụng việc mua bán cổ phần để tự mình và đẩy Trần Ngọc Thanh – Giám đốc ACBI cùng Nguyễn Thị Hải Yến – Kế toán trưởng ACBI phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt số tiền 264 tỷ đồng của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát.

Thông qua ACB, Nguyễn Đức Kiên đã thực hiện nhiều hành vi sai phạm.

 

Lợi dụng chức danh Chủ tịch HĐQT ACBI, “bầu” Kiên đã chỉ đạo Thành ký HĐTC 22.497.000 cổ phiếu của Cty CP Thép Hòa Phát cho ACB để bảo đảm cho ACBI phát hành trái phiếu trị giá 800 tỷ tại ACB, dù ACB không giải chấp nhưng ôn Kiên vẫn chỉ đạo Thành và Yến lập khống biên bản và quyết định của HĐQT về chủ trương bán 20.000 cổ phiếu cho Công ty CP Thép Hòa Phát (trong đó, ACB chính là ngân hàng mà ông Kiên gắn bó, có ảnh hưởng!) – từ đó Công ty CP Thép Hòa Phát bán số cổ phiếu này cho Cty TNHH MTV Thép Hòa Phát và Cty TNHH MTV Thép Hòa Phát thanh toán 264 tỷ cho ACBI bị Kiên chiếm đoạt (ngày 31/8/2013 CQĐT đã thu giữ 264 tỷ của Kiên và trả cho Cty TNHH MTV Thép Hòa Phát).

Trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra cũng xác định, thông qua việc kinh doanh vàng trạng thái trái phép, ông Kiên còn bị Cơ quan điều tra khép tội trốn thuế theo điều 161 của Bộ luật hình sự. Trong năm 2009, lợi dụng Quốc hội có Nghị quyết về việc miễn thuế thu nhập nhập cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2009, Công ty B&B của Kiên đã thực hiện các lệnh ủy thác cho Ngân hàng ACB mua bán vàng trạng thái được lãi số tiền 100.046.895.705 đồng, chỉ bằng việc ký Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính ngày 25/12/2008, Công ty B&B đã chuyển toàn bộ lợi nhuận kinh doanh trạng thái vàng của Công ty cho bà Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên và cổ đông của Công ty B&B) để không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền 25.011.723.928 đồng.

Nguyễn Đức Kiên – người từng được đánh giá là “thổi vào ACB những tham vọng tưởng chừng như không thể đạt được”, người một thời gian dài đã thao túng thị trường chứng khoán, thao túng ngân hàng đang phải đối mặt với tội trạng có mức án phạt tù chung thân.

Không biết “tham vọng tưởng chừng như không thể đạt được ấy” đã thực hiện được đến đâu, nhưng ông và dàn lãnh đạo “đi lầm đường” của ACB đã không chỉ gây tổn thất về tài chính cho ACB, mà đã đánh mất cả uy tín thương hiệu, lòng tin của khách hàng và chính nội bộ Ngân hàng này.

Bi kịch này không chỉ là sai phạm của một, hai cá nhân mà dư luận không thể không đặt câu hỏi liệu đó có phải là sai phạm có tính hệ thống của cả HĐQT, Ban điều hành ACB, là sự thất bại trong công tác quản trị điều hành từ HĐQT, Ban điều hành cho tới cấp quản lý trung gian, các cấp triển khai?

- Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch Hội đồng Đầu tư ACB từ năm 2003 đến tháng 8-2012, Phó Chủ tịch HĐQT ACB từ 1994 -2008.

- Năm 2007, bầu Kiên đề nghị HĐQT lập Hội đồng Sáng lập ACB và làm Phó Chủ tịch. Dù không được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y nhưng với chức danh này và là đại diện cho nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ của ACB, tiếng nói của bầu Kiên có ảnh hưởng và chi phối, quyết định nhiều hoạt động quản trị, điều hành của ACB.

- Trong các năm từ 2006 – 2008, Kiên liên tiếp thành lập và làm người đứng đầu (Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV) của 6 công ty:

1. Công ty CP Phát triển SX và XNK Thiên Nam (thành lập 01/1995)

2. Công ty CP ĐT ACB Hà Nội (ACBI, thành lập 11/2006)

3. Công ty CP Đầu tư Á Châu (ACI, thành lập 11/2006)

4. Công ty CP Tập đoàn Tài chính Á Châu (AFG, thành lập 01/2007)

5. Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội (ACI-HN, thành lập 03/2008)

6. Công ty CP ĐTTM B&B (thành lập 12/2008).

PV

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC HCM 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC ĐN 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,100 ▼350K 74,050 ▼350K
Nguyên liệu 999 - HN 73,000 ▼350K 73,950 ▼350K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,500 ▼500K 83,700 ▼300K
Cập nhật: 25/04/2024 12:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 81.700 ▼800K 84.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 12:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,275 ▼45K 7,490 ▼35K
Trang sức 99.9 7,265 ▼45K 7,480 ▼35K
NL 99.99 7,270 ▼45K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,250 ▼45K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,340 ▼45K 7,520 ▼35K
Miếng SJC Thái Bình 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Miếng SJC Nghệ An 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Miếng SJC Hà Nội 8,180 ▼60K 8,380 ▼60K
Cập nhật: 25/04/2024 12:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,700 ▼800K 84,000 ▼500K
SJC 5c 81,700 ▼800K 84,020 ▼500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,700 ▼800K 84,030 ▼500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,000 ▼100K 74,700 ▼200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,000 ▼100K 74,800 ▼200K
Nữ Trang 99.99% 72,800 ▼100K 73,900 ▼200K
Nữ Trang 99% 71,168 ▼198K 73,168 ▼198K
Nữ Trang 68% 47,907 ▼136K 50,407 ▼136K
Nữ Trang 41.7% 28,469 ▼84K 30,969 ▼84K
Cập nhật: 25/04/2024 12:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,095.55 16,258.14 16,779.72
CAD 18,066.09 18,248.58 18,834.02
CHF 27,070.48 27,343.92 28,221.15
CNY 3,431.82 3,466.48 3,578.23
DKK - 3,577.53 3,714.53
EUR 26,481.22 26,748.71 27,933.23
GBP 30,827.96 31,139.35 32,138.35
HKD 3,160.58 3,192.50 3,294.92
INR - 303.87 316.02
JPY 158.45 160.06 167.71
KRW 15.94 17.71 19.32
KWD - 82,205.72 85,492.23
MYR - 5,253.88 5,368.47
NOK - 2,265.78 2,361.97
RUB - 261.72 289.72
SAR - 6,750.57 7,020.45
SEK - 2,288.25 2,385.40
SGD 18,184.25 18,367.93 18,957.20
THB 604.07 671.19 696.90
USD 25,137.00 25,167.00 25,477.00
Cập nhật: 25/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,232 16,332 16,782
CAD 18,258 18,358 18,908
CHF 27,252 27,357 28,157
CNY - 3,457 3,567
DKK - 3,588 3,718
EUR #26,673 26,708 27,968
GBP 31,199 31,249 32,209
HKD 3,163 3,178 3,313
JPY 159.67 159.67 167.62
KRW 16.61 17.41 20.21
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,268 2,348
NZD 14,802 14,852 15,369
SEK - 2,281 2,391
SGD 18,172 18,272 19,002
THB 629.24 673.58 697.24
USD #25,135 25,135 25,445
Cập nhật: 25/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,175.00 25,177.00 25,477.00
EUR 26,671.00 26,778.00 27,961.00
GBP 31,007.00 31,194.00 32,152.00
HKD 3,181.00 3,194.00 3,297.00
CHF 27,267.00 27,377.00 28,214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16,215.00 16,280.00 16,773.00
SGD 18,322.00 18,396.00 18,933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,215.00 18,288.00 18,819.00
NZD 14,847.00 15,342.00
KRW 17.67 19.30
Cập nhật: 25/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25125 25125 25477
AUD 16271 16321 16824
CAD 18292 18342 18798
CHF 27437 27487 28049
CNY 0 3458.9 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26860 26910 27621
GBP 31315 31365 32018
HKD 0 3140 0
JPY 160.88 161.38 165.89
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0381 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14841 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18404 18454 19016
THB 0 641.5 0
TWD 0 779 0
XAU 8180000 8180000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 12:00