[VIDEO] Top 10 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khủng khiếp nhất thế giới (Phần 2)

06:11 | 22/11/2014

1,606 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
20.500 đơn vị vũ khí hạt nhân là con số được nêu ra trong báo cáo của các chuyên gia Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm SIPRI. Đó chính là số lượng đầu đạn hạt nhân mà 8 cường quốc Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Israel sở hữu. Trong đó có 5.000 đầu đạn hạt nhân ở trạng thái sẵn sàng cho sử dụng, 2.000 ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Dưới đây là các loại tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) khủng khiếp nhất trong kho vũ khí của các cường quốc hạt nhân.

>> [VIDEO] Top 10 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khủng khiếp nhất thế giới (Phần 1)

6. LGM-30G Minuteman

ICBM bay nhanh nhất. Quốc gia sản xuất: Mỹ, phóng lần đầu năm 1966. Trọng lượng phóng 35,5 tấn, tầm bắn 13.000 km. Được cho là ICBM bay nhanh nhất thế giới và có thể đạt tốc độ hơn 24.000 km/h ở giai đoạn bay cuối.

7. R-7

ICBM đầu tiên. Quốc gia sản xuất: Liên Xô, phóng lần đầu năm 1957. Trọng lượng phóng 88,44 tấn, tầm bắn 8.000 km. R-7 huyền thoại là ICBM đầu tiên trên thế giới. Quả thực là việc đưa tên lửa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu phải mất mấy giờ nên giới quân sự Liên Xô rất không hài lòng. Độ chính xác cũng chẳng lấy gì làm cao, được cái là có thể bay khắp thế giới.

8. Polaris A-1

Tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm đầu tiên. Quốc gia sản xuất: Mỹ, phóng lần đầu năm 1960. Trọng lượng phóng 12,7 tấn, tầm bắn 2.200 km. Mặc dù các kỹ sư Đức quốc xã từng có những nỗ lực phóng tên lửa từ tàu ngầm, nhưng chỉ người Mỹ làm được điều này khi phóng tên lửa Polaris đầu tiên từ tàu ngầm nguyên tử George Washington lặn ở độ sâu 20 m. Và đúng 40 ngày sau, thành công tương tự cũng đến với tên lửa Liên Xô R-21.

9. R-30 Bulava

ICBM kinh tế nhất. Quốc gia sản xuất: Nga, phóng lần đầu năm 2005. Trọng lượng phóng 36,8 tấn, tầm bắn 8.000-12.000 km. Việc phóng tên lửa Bulava có thể được thực hiện ngay khi tàu ngầm đang di chuyển ở độ sâu 50 m. Điều này giúp tàu ngầm có thể chủ động được vị trí phóng và cơ động ngay sau khi phóng. Như đa số các dòng SBLM khác, Bulava được thiết kế mang đa đầu đạn dạng MIRV có thể tự cơ động quỹ đạo ở pha cuối với số lượng mang theo từ 3 đến 8 đầu đạn. Sức công phá của mỗi đầu đạn này dao động trong khoảng 100-150 Kilotone và sai số đường tròn đồng tâm (CEP) ở tầm bắn tối đa khoảng 200-250 m. 

10. V-2

“ICBM” có uy lực khiêm tốn nhất. Quốc gia sản xuất: Đức, phóng lần đầu năm 1942. Trọng lượng phóng 13 tấn, tầm bắn 320 km. 

Các tên lửa V-2 (lấy từ tiếng Đức  Vergeltungswaffe 2 - “vũ khí trả thù”) là ấn tượng nhất trong những thành quả mà các nhà thiết kế Đức đã đạt được trong chiến tranh thế giới thứ hai.

V-2 được phóng lần đầu tiên vào tháng 3/1942 và đưa ra chiến trường vào ngày 8/9/1944. Tổng cộng đã có 3.225 tên lửa  được phóng đi nhắm tới các thành phố đông dân các nước phe đồng minh.    V-2 chủ yếu đánh vào London (Anh), tại đây loại vũ khí mang tính đột phá này được biến thành công cụ tàn sát vô nhân đạo, làm 2.700 thường dân thiệt mạng. Xét ý nghĩa quân sự, V-2 không có bất kỳ sự ảnh hưởng nào.  

 

Đỗ Duy (th)

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan