Mỹ quyết vô hiệu hóa vũ khí năng lượng của Nga

07:00 | 30/08/2016

2,051 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong nhiều năm qua, Mỹ điên cuồng chống phá kế hoạch của Nga đảm bảo nguồn cung cấp ổn định khí đốt cho EU. Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden đi lại như con thoi đến các nước châu Âu để rao giảng về những hậu quả tai hại của việc "phụ thuộc năng lượng" vào Nga.
tin nhap 20160829215426
Đức nhiệt tình hợp tác với Nga trong dự án Dòng chảy phương Bắc – 2

Mỹ thọc gậy bánh xe bất cứ đâu

Bắt đầu từ việc xây dựng dự án Dòng chảy phương Bắc. Người Mỹ đã tích cực sử dụng luận điểm môi trường để cố gắng thuyết phục Thụy Điển và Phần Lan ngăn chặn dự án này. Việc ngăn chặn đã không thành công, nhưng những hạn chế nghiêm trọng đã được áp đặt, do đó, Dòng chảy phương Bắc đầu tiên không thể hoạt động hết công suất. Điều tương tự cũng xảy ra với Dòng chảy phương Nam, là do Bulgaria đã từ chối sau chuyến thăm của Biden.

Lịch sử lặp lại ngày hôm nay. Biden lại đánh một vòng quanh các nước châu Âu để kêu gọi ngăn chặn việc xây dựng các đường ống dẫn khí đốt của dự án Dòng chảy phương Bắc - 2. Từ những lập luận môi trường, ông ta chuyển sang ý tưởng "tình huynh đệ châu Âu", nói rằng dự án này sẽ làm hỏng đất nước Ukraine đang nghèo khó.

Chính trị đè bẹp những tính toán hợp lý ở Ba Lan

Vào cuối tháng Bảy, Văn phòng chống độc quyền và bảo vệ người tiêu dùng của Ba Lan (UOKiK) đã thông qua một nghị quyết nói rằng Dòng chảy phương Bắc – 2 sẽ làm tăng quá mức vị thế của Gazprom ở châu Âu. Ba Lan trước đó đã lên kế hoạch mua khí đốt từ các nguồn khác, từ chối mua hàng trực tiếp từ Nga. Điều đó sẽ làm tăng nguồn cung cấp khí đốt thông qua Đức. Bây giờ, Ba Lan bỗng đột nhiên bắt đầu lo sợ về việc vi phạm luật chống độc quyền.

Trong thực tế, các nhà phân tích lưu ý rằng không ai có thể cung cấp khí đốt cho Ba Lan. Thực ra thì cũng có, đó là Dan Mạch và Na Uy, nhưng giá gas của họ là cao hơn, do đó việc mua hàng của họ không được khuyến khích. Theo Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Sergei Pravosudov, Warsaw choàng thức tỉnh nỗi "oán hận và tham vọng" vì rằng Dòng chảy phương Bắc-2 không đi qua lãnh thổ Ba Lan. Ngoài ra, chính phủ Ba Lan còn công bố rằng sau năm 2022 sẽ không tương tác lâu dài với Gazprom nữa. Ông Pravosudov cho biết, điều đó có nghĩa rằng Ba Lan sẽ cố gắng "thương lượng" cho mình giá tốt nhất hiện nay.

tin nhap 20160829215426
Sơ đồ Dòng chảy phương Bắc – 2

Hơn nữa, sau khi UOKiK cố gắng chặn Dòng chảy phương Bắc -2, công ty Gaz System của Ba Lan đã công bố muốn có được 11 tỷ mét khối khí đốt từ dự án này (Dòng chảy 2). Rõ ràng, quyết định này được đưa ra với một động cơ chính trị. Vì vậy, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị, Đại học Tài chính Pavel Salin lưu ý rằng sau Brexit, Ba Lan muốn chiếm lĩnh vai trò đại lý chính của Mỹ tại EU. Trước đây, nước này đã cố gắng để trở thành lãnh đạo của các nước Đông Âu thân Mỹ, bây giờ nỗi thèm thuồng ấy còn tăng lên gấp bội.

Điều này được xác nhận bởi hành động của các nhà lãnh đạo chính trị "nghiện" châu Âu. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố rằng dự án sẽ gây tổn hại cho EU, bởi vì nó vi phạm sự cân đối đa dạng hóa các nguồn cung cấp khí đốt. Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Witold Vischikovsky cáo buộc một số nước EU có "nguyện vọng ích kỷ" khi muốn độc lập trong chính sách năng lượng. Ngoài ra, ông Vischikovsky cũng sử dụng lập luận của Phó tổng thống Mỹ Biden rằng Dòng chảy phương Bắc – 2 sẽ gây bất ổn thêm cho Ukraine.

Phía Ukraine thì nói rằng Nga “chơi xấu” khi xây dựng dự án Dòng chảy phương Bắc – 2 nhằm tước đi quyền lợi của Kiev trong vai trò trung chuyển khí đốt cho châu Âu.

Đức và Áo thì ngược lại, chỉ mong sao cho dự án Dòng chảy phương Bắc - 2 chóng hoàn thành để được hưởng nguồn cung ổn định khí đốt giá rẻ.

Thiện Tâm

RIA

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc