Mỹ âm mưu hất cẳng Gazprom khỏi châu Âu

07:00 | 17/08/2016

926 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mỹ gây áp lực lên thị trường EU để phá vỡ thỏa thuận khí đốt với Nga và thúc đẩy các dự án riêng của mình, tờ báo tự do của Áo Die Presse cho biết hôm thứ Hai.
tin nhap 20160816141155
Văn phòng Gazprom tại châu Âu

Die Presse nêu ví dụ, theo một thỏa thuận giữa OMV (Công ty dầu khí của Áo, lớn nhất khu vực Trung Âu) và Gazprom, công ty Áo phải chuyển giao cho phía Nga các tài sản của công ty con tại Na Uy để đổi lấy cổ phần trong dự án khai thác khí tại Siberia. Tuy nhiên, Oslo lại tỏ ra không hài lòng về việc Gazprom sẽ được tham gia khai thác trong vùng biển Na Uy.

"Số cổ phiếu tối đa mà Nga có thể nhận được là một phần tư công ty OMV Norge (công ty con của OMV tại Na Uy). Sự chênh lệch trong các giao dịch với Gazprom khiến người Áo sẽ phải bồi thường bằng tiền, nhưng chuyện tiền nong ở OMV là một vấn đề không dễ dàng như mong đợi" - bài báo viết.

Trong nhóm các doanh nghiệp khí đốt châu Âu có liên doanh, liên kết với Nga ai cũng nghĩ rằng họ biết lý do tại sao người Na Uy bắt đầu lẩn tránh. Theo một nhà quản lý hàng đầu của một trong những công ty khí, yêu cầu giấu tên, OMV vấp vào cuộc xung đột địa chính trị vốn là tàn dư của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Sau khi thỏa thuận về trao đổi tài sản (giữa OMV và Gazprom) được công bố vào đầu tháng Tư ở St. Petersburg, Mỹ bắt đầu gây áp lực lên Oslo, cụ thể là lên cá nhân Bộ trưởng Bộ Năng lượng Na Uy Tord Andre Line.

Các nguồn tin cho biết, Washington không chỉ “thọc gậy bánh xe” vào chuyện kinh doanh của OMV, mà còn thể hiện "những hoạt động can thiệp thô bạo chưa từng thấy ở tất cả các cấp", cố gắng để phá vỡ thỏa thuận khí đốt giữa châu Âu với Nga, đặc biệt là cuộc đàm phán về dự án Dòng chảy phương Bắc - 2.

"Đan Mạch than phiền rằng đã rơi vào một tình huống tuyệt vọng khi Copenhagen không có bất cứ điều gì chống lại sự mở rộng hệ thống đường ống dẫn khí đốt, nhưng cũng không muốn làm mất lòng người Mỹ. Ở Ba Lan, tình huống ngược lại, chỉ cần Washington thúc nhẹ một cái là Warshaw lập tức điên cuồng chống lại mọi dự án khí đốt của Nga" – bài báo viết.

Vì thế, một liên minh gồm năm tập đoàn khí đốt châu Âu, bao gồm cả OMV, đến nay vẫn không thể thành lập liên doanh với Gazprom cho việc xây dựng dự án Dòng chảy phương Bắc – 2 do bị Cơ quan chống độc quyền của Ba Lan phản đối quyết liệt.

Trong khi đó, theo báo Die Presse, sự can thiệp của Mỹ xảy ra ngay tại thời điểm đợt giao hàng đầu tiên của khí đốt Mỹ đến châu Âu và trong bối cảnh của một cuộc cạnh tranh mới về thị phần khí đốt tại châu lục này.

Thiện Tâm

RIA

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc