Lời giải bài toán nợ xấu

23:35 | 17/06/2017

1,000 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nợ xấu và xử lý nợ xấu không phải vấn đề mới nhưng lại luôn là “điểm nóng” của nền kinh tế. Vậy nên, một trong những nội dung được đông đảo cử tri cả nước chờ đợi, Quốc hội dành thời gian thảo luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV là Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu. Theo đánh giá của các nhà quản lý, giới chuyên gia thì với những nội dung được đưa ra trong Dự thảo Nghị quyết, bài toán xử lý nợ xấu chắc chắn sẽ có lời giải. Phóng viên Báo Năng lượng Mới xin lược ghi ý kiến của các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo “Xử lý nợ xấu nhìn từ góc độ chính sách và pháp luật”.

TS Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: 4 điểm đột phá

loi giai bai toan no xau

Ngay từ tháng 12-2016, sau kỳ họp thứ 2 Quốc hội (QH)khóa XIV, dưới sự chỉ đạo của Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, các cơ quan có trách nhiệm của QH cũng như Chính phủ đã tiến hành làm việc với nhau để xây dựng dự thảo văn bản về xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, lúc này nhận thức của các bên về hình thức của văn bản pháp quy vẫn chưa thống nhất. Dù là mục tiêu thống nhất nhưng phương thức hành động là khác nhau. Các cơ quan của QH đề xuất làm Nghị quyết và sửa Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) và Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhưng cơ quan điều hành lại muốn ban hành một luật riêng, chuyên ngành. Trải qua gần 4 tháng trao đổi, thuyết phục và báo cáo các cấp có thẩm quyền, cuối cùng các bên đi đến thống nhất: Một là có nghị quyết để xử lý các vấn đề cấp bách, đảm bảo an ninh cho hệ thống tiền tệ và hệ thống các TCTD Việt Nam; Hai là sửa Luật Các TCTD để bảo đảm tính ổn định lâu dài cho toàn bộ hệ thống.

Với bối cảnh đặc thù như vậy, dự thảo nghị quyết đã được xây dựng với những điểm mới so với các quy định hiện hành. Điểm mới đầu tiên trong nghị quyết này là có thời điểm bắt đầu cũng như thời điểm kết thúc. Nghị quyết dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-7-2017 và có thể kết thúc vào ngày 1-7-2022 tùy theo QH quyết định.

Điểm mới thứ hai là, nghị quyết không phân biệt nợ xấu của các TCTD theo sở hữu, tức là không phân biệt nợ xấu của ngân hàng thương mại Nhà nước, hay của ngân hàng thương mại cổ phần, mà gọi chung là nợ xấu của các TCTD đang hoạt động trên đất nước Việt Nam. Điều này thể hiện rõ tính cập nhật trong quá trình xây dựng dự thảo nghị quyết, phù hợp với tinh thần thảo luận và Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân và nghị quyết về tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.

Điểm mới thứ ba, giới hạn thời gian nợ xấu. Nghị quyết này chỉ xử lý nợ xấu kế toán đến ngày 31-12-2016. Với các khoản nợ xấu hình thành từ ngày 1-1-2017, các TCTD phải thực hiện theo Luật Các TCTD hiện hành và cần thiết sẽ phải sửa đổi một số điều trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD mà QH sẽ xem xét bỏ phiếu thông qua vào kỳ họp thứ 4 QH khóa XIV.

loi giai bai toan no xau

Về điểm này, vẫn đang có sự chưa thống nhất quan điểm. Trong quá trình xây dựng nghị quyết, có ý kiến cho rằng, nợ xấu sẽ hình thành trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của TCTD, nhưng cơ quan chủ trì thẩm tra không đồng tình với việc sử dụng nghị quyết này để xử lý tất cả các khoản nợ xấu phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các TCTD mà không gắn trách nhiệm buộc các TCTD phải hoạt động đúng theo các quy định của pháp luật. Việc kéo dài vô thời hạn để TCTD xử lý nợ xấu của mình chính là hiện tượng bất bình đẳng trong nền kinh tế. Các TCTD khi tham gia hoạt động kinh tế cũng phải chấp nhận rủi ro và tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của mình.

Điểm mới thứ tư trong dự thảo nghị quyết này là hệ thống hóa lại quy trình xử lý tài sản bảo đảm của nợ xấu và quy định giải quyết tranh chấp qua tòa án theo quy trình rút gọn. Trong đó, các quy định đều bảo đảm được tính hợp Hiến, hợp pháp của nghị quyết, tôn trọng quyền của chủ nợ, tôn trọng và yêu cầu con nợ phải có trách nhiệm với cam kết của mình theo pháp luật dân sự hiện hành, nhưng đồng thời vẫn bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Các luật liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm hiện nay quy định việc xử lý tài sản được thực hiện theo nhiều bước, nhưng nghị quyết quy định rút gọn thành 2 bước. Cụ thể, đối với các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm đã đăng ký giao dịch bảo đảm, trước hết thực hiện theo thỏa thuận giữa TCTD và người vay nợ. Khi có tranh chấp, TCTD có quyền kiện ra tòa và theo tinh thần của nghị quyết, tòa sẽ xử theo quy trình rút gọn đảm bảo thời gian giải quyết nhanh và có hiệu lực ngay. Điểm mới khác liên quan đến vấn đề này là trình tự thi hành án dân sự.

Theo đó, dự thảo cũng quy định về trình tự rút gọn đối với cơ quan thi hành án dân sự để đảm bảo việc thu giữ tài sản bảo đảm đã được đăng ký của người vay cố tình chây ỳ không chịu thực hiện các cam kết hợp đồng dân sự của mình được xử lý nhanh chóng, đồng thời không làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của nền kinh tế. Đối với vấn đề thu giữ tài sản đảm bảo, nghị quyết đã tuân thủ tinh thần của Hiến pháp là đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và quyền có chỗ ở của công dân. Cụ thể hơn, khi người đi vay có tài sản là nhà ở đưa vào giao dịch bảo đảm để trở thành hàng hóa tham gia giao dịch bình đẳng trong nền kinh tế thị trường thì hàng hóa đó có thể là ngôi nhà hay dạng tài sản khác đều phải thực hiện theo pháp luật, tôn trọng các cam kết, quy định trong Bộ luật Dân sự để đảm bảo một xã hội hoạt động theo mô hình Nhà nước pháp quyền được vận hành theo luật, chứ không phải là ủng hộ những người cố tình chây ỳ.

TS Nguyễn Đức Hưởng - Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank: Về lâu dài cần luật hóa

loi giai bai toan no xau

Nợ xấu gom lại một cục, chưa có cơ chế tháo gỡ... nên trở thành “cục máu đông” và “cục máu đông” này ngày càng phình to, để “rã đông” cần phải được giải quyết từ những điểm nghẽn, trong đó có điểm nghẽn về chính sách, cơ chế... Có những vấn đề thực sự, mức độ thực chất liên quan cần đặt thẳng ra, nhìn thẳng để hướng đến xử lý nhanh và thực chất nợ xấu, mới có thể mạnh dạn cho ra đời những cơ chế phù hợp.

Chính phủ và NHNN đã và đang rất quyết liệt xử lý nợ xấu. Chính phủ đã nhìn thấy tính cấp bách của việc có nghị quyết của QH về xử lý nợ xấu của các TCTD. Nghị quyết với các cơ chế, giải pháp không chỉ dành riêng cho một nhóm đối tượng nào đó, mà cần tập trung cho cả hệ thống các TCTD. Cơ chế, giải pháp cần bao trùm, không nên chỉ tập trung ở các ngân hàng yếu kém, thậm chí phải đi trước đón đầu, giải quyết triệt để, chứ không phải chạy theo vuốt đuôi và chỉ giải quyết tiểu tiết. Ngân hàng yếu kém là ngân hàng yếu toàn diện, trong đó có một phần nguyên nhân do nợ xấu tạo nên.

Có một số trường hợp ngân hàng lớn và không bị xem là yếu kém nhưng quy mô nợ xấu bằng cả mấy ngân hàng yếu kém cộng lại. Vì vậy, nghị quyết của QH sẽ không chỉ nhằm xử lý 20-30% nợ xấu và của một vài ngân hàng nhỏ, mà cần mang tính bao trùm cả hệ thống, là nghị quyết hệ thống hóa lại những quy định, tháo gỡ những vướng mắc, hướng đến những giải pháp, cơ chế hỗ trợ để đẩy nhanh hơn, thực chất hơn quá trình xử lý nợ xấu.

Nếu nghị quyết về xử lý nợ xấu và sửa đổi Luật Các TCTD - hai vấn đề nóng được QH thông qua thì sẽ góp phần khơi thông dòng chảy vốn tín dụng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đặc biệt cũng có thể vì các chủ nợ (ngân hàng thương mại) không bị biến thành con nợ như thời gian qua, “cục máu đông” nợ xấu sẽ dần dần tan chảy có ích cho nền kinh tế xã hội. Về lâu dài, nghị quyết về xử lý nợ xấu phải trở thành luật. Đơn giản vì, còn hoạt động cho vay, đi vay trong nền kinh tế thì còn phát sinh nợ xấu, do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

TS Võ Trí Thành - nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM): Tính khả thi thuyết phục

loi giai bai toan no xau

Thực tế ai cũng biết, khi nợ xấu lớn có nguy cơ gây đổ vỡ hệ thống ngân hàng, nếu không có sự can thiệp từ các nguồn lực khác nhau mà để tự các ngân hàng thương mại xử lý thì vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Cho nên nước nào cũng vậy, nếu phải đối mặt với tình trạng nợ xấu nghiêm trọng đều cần có tác nhân bên ngoài hệ thống, chẳng hạn như thành lập tổ chức chuyên biệt nào đó để xử lý nợ xấu. Một cơ quan như vậy trước hết phải có đủ quyền lực, nguồn lực (tất nhiên, có sự giám sát chặt chẽ). Thứ hai, cơ quan đó đóng vai trò quan trọng trong thị trường mua bán nợ được hình thành và phát triển. Ở Việt Nam, xử lý nợ xấu còn chịu ảnh hưởng rất đáng kể của việc xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ), sự hồi phục kinh tế và cả của thị trường bất động sản.

Có thể nói, những điểm nghẽn cơ bản nhất gây khó khăn trong xử lý nợ xấu được đề cập khá đầy đủ tại dự thảo. Câu chuyện nói nhiều vẫn chưa xử lý được một cách thực sự có ý nghĩa, đó là vấn đề nâng cao “quyền lực” cùng “pháp lực”, “nguồn lực” của VAMC và các TCTD. Những điều này có không ít điểm vượt ngoài khuôn khổ có thể xử lý được của NHNN chứ chưa nói đến VAMC. Cụ thể hơn, đó là những vấn đề về TSBĐ, phát triển thị trường mua bán nợ và sự tham gia của các nhà đầu tư có liên quan. Dự thảo lần này đã xác định rõ các quyền lực, quyền năng của TCTD, VAMC trong xử lý nợ xấu, nhất là đối với TSBĐ… Điều khoản mới tại Dự thảo liên quan đến quyền xử lý TSBĐ đã tăng thêm một số quyền xử lý TSBĐ cho chủ nợ, nhưng đồng thời kèm theo yêu cầu chặt chẽ để đảm bảo hoạt động xử lý TSBĐ của ngân hàng thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, và cũng không kém phần “nhân văn” hỗ trợ tích cực các con nợ của mình, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên.

Xử lý nợ xấu là một cấu phần cực kỳ quan trọng trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Thị trường mong đợi việc có đủ khung khổ pháp lý để thực thi đồng thời cả hai quá trình đó. Tuy nhiên, việc không đặt ra Luật Hỗ trợ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu mà trước mắt thay bằng Nghị quyết Xử lý nợ xấu, theo tôi là hợp lý, nhằm thực hiện mục tiêu trọng tâm của chúng ta là làm sao xử lý nhanh, quyết liệt nợ xấu. Bước tiếp theo sẽ là xem xét sửa luật, điều chắc đòi hỏi thời gian hơn.

TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: Hành lang pháp lý mạnh mẽ

loi giai bai toan no xau

Việc xử lý nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng đang là vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại và VAMC thì tổng số nợ xấu chưa được xử lý vào khoảng 450-500 nghìn tỉ đồng, tương đương với khoảng 20-25 tỉ USD. Điều đáng quan ngại là số nợ xấu này tập trung vào một số ngân hàng yếu kém đang trong quá trình tái cơ cấu, với nguồn vốn bổ sung rất hạn chế. Mặc dù Chính phủ đã có đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD từ năm 2011, nhưng kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn. Chủ yếu là do nguồn lực tài chính hạn hẹp, không có nguồn lực tài chính tập trung đủ lớn để giải quyết nhanh nợ xấu.

Mặt khác, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được hành lang pháp lý đủ mạnh để xử lý nợ xấu nhanh và hiệu quả. Về cơ bản, việc xử lý nợ xấu hiện dựa chủ yếu vào nguồn lực tài chính của hệ thống ngân hàng mà chủ yếu là thu hồi nợ, phát mại tài sản bảo đảm hoặc sử dụng dự phòng rủi ro được trích lập từ kết quả kinh doanh của chính các ngân hàng thương mại. Cho đến nay, các ngân hàng thương mại đã tự xử lý được khoảng 250 nghìn tỉ đồng nợ xấu. Đây là lỗ lực to lớn rất đáng ghi nhận của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên điều này cũng khiến cho nền tảng tài chính của họ bị suy giảm nghiêm trọng. Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại chỉ còn một nửa so với cách đây 10 năm và thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á, một số ngân hàng thương mại bị âm vốn tự có.

Việc xử lý nợ xấu quy mô lớn trong mọi trường hợp theo kinh nghiệm quốc tế đều cần có hành lang pháp lý riêng, ví dụ như Hàn Quốc và Thái Lan năm 1997 mặc dù có sự hỗ trợ về nguồn lực tài chính rất lớn từ IMF khoảng 50-70 tỉ USD cũng phải có một hành lang pháp lý đặc biệt. Ví dụ các quy định quốc hữu hóa các ngân hàng tư nhân để tái cấu trúc và sau đó lại tư nhân hóa hoặc các quy định về quyền lực mua và bán nợ của VAMC, quyền thu hồi tài sản đảm bảo để phát mại của các ngân hàng thương mại… Ở Việt Nam, nếu không có nguồn lực tài chính tập trung mà dựa vào năng lực tự tái cấu trúc của các ngân hàng thương mại thì càng đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý mạnh mẽ hơn nữa. Vì bản thân các ngân hàng thương mại không đủ quyền lực, quyền chủ nợ để thu hồi nợ, thu hồi tài sản đảm bảo hoặc mua bán nợ theo nguyên tắc thị trường mà không xung đột với các đạo luật có liên quan khác.

Cho đến nay việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại và tại VAMC cần phải vượt qua những rào cản pháp lý, ví dụ như việc thu hồi tài sản bảo đảm, việc phát mại tài sản, việc thi hành án, việc tìm kiếm các nhà đầu tư mới để bổ sung vốn tự có, việc hạch toán ngoại bảng, việc xóa nợ bằng dự phòng rủi ro… Những trở ngại pháp lý này đang khiến cho quá trình xử lý nợ xấu diễn ra chậm chạp, không hiệu quả, thậm chí làm lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng tài chính, khả năng mở rộng tín dụng và sức chống đỡ rủi ro của các ngân hàng thương mại, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc giảm lãi suất, giảm chi phí đầu tư tài chính và khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Vì vậy, hơn lúc nào hết các cơ quan quyền lực Nhà nước cần phải có quyết tâm chính trị đủ mạnh để vượt qua tư duy làm luật kiểu cũ, xây dựng nhanh một hành lang pháp lý riêng làm nền tảng cho các ngân hàng thương mại thực hiện thành công tiến trình xử lý nợ xấu như đã được đề ra trong đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD của Chính phủ. Đây cũng là giải pháp duy nhất để đảm bảo cho việc ổn định vững chắc toàn bộ khu vực tài chính và góp phần quyết định vào việc ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững của Việt Nam trong những năm tới.

Hà Lê

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,650 ▼350K 83,650 ▼350K
AVPL/SJC HCM 81,700 ▼300K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC ĐN 81,700 ▼300K 83,700 ▼300K
Nguyên liệu 9999 - HN 75,000 ▲600K 76,100 ▲500K
Nguyên liệu 999 - HN 74,900 ▲600K 76,000 ▲500K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,650 ▼350K 83,650 ▼350K
Cập nhật: 19/04/2024 21:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.000 ▼100K 83.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 19/04/2024 21:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,465 ▲30K 7,670 ▲20K
Trang sức 99.9 7,455 ▲30K 7,660 ▲20K
NL 99.99 7,460 ▲30K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,440 ▲30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,530 ▲30K 7,700 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,530 ▲30K 7,700 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,530 ▲30K 7,700 ▲20K
Miếng SJC Thái Bình 8,190 ▼20K 8,370 ▼30K
Miếng SJC Nghệ An 8,190 ▼20K 8,370 ▼30K
Miếng SJC Hà Nội 8,190 ▼20K 8,370 ▼30K
Cập nhật: 19/04/2024 21:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,800 ▼300K 83,800 ▼300K
SJC 5c 81,800 ▼300K 83,820 ▼300K
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,800 ▼300K 83,830 ▼300K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,800 ▲100K 76,700 ▲100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,800 ▲100K 76,800 ▲100K
Nữ Trang 99.99% 74,700 ▲100K 76,000 ▲100K
Nữ Trang 99% 73,248 ▲99K 75,248 ▲99K
Nữ Trang 68% 49,335 ▲68K 51,835 ▲68K
Nữ Trang 41.7% 29,345 ▲42K 31,845 ▲42K
Cập nhật: 19/04/2024 21:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CHF 27,431.25 27,708.34 28,597.19
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
DKK - 3,552.42 3,688.45
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
INR - 302.93 315.05
JPY 160.50 162.12 169.87
KRW 15.82 17.58 19.18
KWD - 82,281.90 85,571.24
MYR - 5,255.57 5,370.18
NOK - 2,249.33 2,344.82
RUB - 257.39 284.93
SAR - 6,760.49 7,030.75
SEK - 2,259.94 2,355.88
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
THB 609.62 677.36 703.30
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Cập nhật: 19/04/2024 21:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,006 16,026 16,626
CAD 18,185 18,195 18,895
CHF 27,474 27,494 28,444
CNY - 3,442 3,582
DKK - 3,545 3,715
EUR #26,264 26,474 27,764
GBP 31,119 31,129 32,299
HKD 3,117 3,127 3,322
JPY 160.31 160.46 170.01
KRW 16.27 16.47 20.27
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,228 2,348
NZD 14,731 14,741 15,321
SEK - 2,252 2,387
SGD 18,124 18,134 18,934
THB 636.35 676.35 704.35
USD #25,150 25,150 25,473
Cập nhật: 19/04/2024 21:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,170.00 25,172.00 25,472.00
EUR 26,456.00 26,562.00 27,742.00
GBP 30,871.00 31,057.00 32,013.00
HKD 3,176.00 3,189.00 3,292.00
CHF 27,361.00 27,471.00 28,313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15,933.00 15,997.00 16,486.00
SGD 18,272.00 18,345.00 18,880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18,092.00 18,165.00 18,691.00
NZD 14,693.00 15,186.00
KRW 17.52 19.13
Cập nhật: 19/04/2024 21:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25245 25295 25470
AUD 16131 16181 16583
CAD 18297 18347 18753
CHF 27805 27855 28267
CNY 0 3479 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26851 26901 27412
GBP 31459 31509 31976
HKD 0 3140 0
JPY 162.71 163.21 167.75
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0396 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14795 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18528 18528 18889
THB 0 649.9 0
TWD 0 779 0
XAU 8200000 8200000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 19/04/2024 21:45