Loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con

14:29 | 23/05/2018

582 lượt xem
|
Sự lây truyền 3 bệnh này từ mẹ sang con gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.
loai tru lay truyen hiv viem gan b giang mai tu me sang conThiếu dịch vụ phòng ngừa và ứng phó
loai tru lay truyen hiv viem gan b giang mai tu me sang conPhòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

Hôm qua (22/5), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức hội thảo tham vấn xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030.

Tại hội thảo, đại diện Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết, hằng năm, tại Việt Nam có khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai và ước tính tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai là 0,25%. Nếu không can thiệp, ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 1.500 - 2.000 trẻ em sinh ra nhiễm HIV từ các bà mẹ nhiễm HIV.

Việt Nam cũng là một trong những nước thuộc khu vực có tỉ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới (10-20%), trong đó tỉ lệ lưu hành virus này trên phụ nữ mang thai cũng rất cao.

loai tru lay truyen hiv viem gan b giang mai tu me sang con
Quang cảnh hội thảo.

Báo cáo của Bệnh viện Da liễu Trung ương cho thấy, tình hình mắc giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bắt đầu có dấu hiệu gia tăng về số trẻ mắc bệnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, sự lây truyền 3 bệnh này từ mẹ sang con gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Đặc biệt, ở các vùng sâu, vùng xa..., trẻ em và phụ nữ mang thai ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế như đô thị, nên gây khó khăn cho việc loại trừ 3 bệnh này.

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết, mục tiêu loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con trong thời gian tới đã rất rõ ràng và đang được ngành Y tế quyết tâm, nỗ lực thực hiện.

Bộ Y tế đã xây dựng Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030. Mục tiêu của kế hoạch là chỉnh sửa và phê duyệt các nội dung liên quan đến dự phòng lây truyền mẹ con trong Luật Phòng chống HIV/AIDS; các can thiệp loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con được đưa vào Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số; chỉnh sửa, xây dựng và phê duyệt các hướng dẫn, quy trình chuyên môn về dự phòng lây truyền 3 bệnh này từ mẹ sang con...

Kế hoạch tập trung vào các giải pháp chính như tăng cường truyền thông và tuyên truyền vận động; đảm bảo tài chính, đổi mới phương thức chi trả; đảm bảo sự sẵn có và tăng cường chất lượng các dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị cho bà mẹ, trẻ em...

Theo thống kê của WHO, hằng năm, riêng tại khu vực Tây Thái Bình Dương có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan virus B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV, trong khi những bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua các can thiệp sẵn có và đơn giản như xét nghiệm sàng lọc, quản lý điều trị phụ nữ có thai và tiêm chủng cho trẻ sau sinh.

Tuy nhiên, tại Việt Nam cũng như các quốc gia trong khu vực, dịch vụ dự phòng và kiểm soát HIV/AIDS, giang mai và viêm gan B vẫn được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống, chương trình ngành dọc, thiếu sự phối hợp liên kết cần phải có giữa các hệ thống như: Chăm sóc sức khỏe sinh sản, y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, da liễu, truyền nhiễm...

Chính việc cung cấp dịch vụ theo ngành dọc, đồng thời thiếu sự phối hợp, liên kết giữ các cơ sở cung cấp dịch vụ là rào cản, hạn chế bà mẹ và trẻ sơ sinh tiếp cận dịch vụ, gây lãng phí nguồn lực cũng như làm hạn chế kết quả các can thiệp...

Chinhphu.vn

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank