Lo lắng một chiều?

10:11 | 14/03/2013

779 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Tình trạnh chống người thi hành công vụ đang gia tăng một các nghiêm trọng. Không chỉ lực lượng kiểm lâm, quản lý thị trường, trật tự đô thị, thanh tra văn hóa mà ngay cả cảnh sát cơ động cũng bị chống đối bằng mọi thủ đoạn từ đơn giản đến bạo lực.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, đã có hơn 8.500 vụ chống người thi hành công vụ (lực lượng biên phòng, kiểm lâm, hải quan, công an) xảy ra trong vòng 10 năm qua; trong đó có hơn 90% chống lại lực lượng công an. Tính ra mỗi năm có trên 850 vụ, nghĩa là trung bình mỗi ngày có  trên 2 vụ chống người thi hành công vụ.  

Ở Hà Nội lực lượng 141 mạnh như vậy mà cũng bị chống đối ngay trên đường phố. Trên thực tế, những kẻ vi phạm pháp luật, các bị cáo không chỉ chống đối ngoài hiện trường, trong công sở, thậm chí có bị cáo còn ngang nhiên chửi bới, xỉ vả, lăng mạ công an tại trụ sở, quan tòa trên công đường.

Nhiều vụ chống người thi hành công vụ hết sức manh động, gây hậu quả nghiêm trọng.

Chẳng hạn trong một vụ xảy ra  từ mâu thuẫn nợ nần giữa đàn em của Trần Thế Dũng (SN 1976, ở Tập thể Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và đàn em của Phan Trọng Vĩnh (SN 1974, ở Ngô Văn Sở, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội). Rạng sáng 9/5/2012, Dũng cùng đàn em đi ô tô lên phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm, gọi Vĩnh ra, dùng súng đập vào đầu Vĩnh, hô đồng bọn bắn chết Vĩnh.

Đúng lúc này, tổ công tác Công an quận Hoàn Kiếm có mặt, yêu cầu các đối tượng hạ vũ khí. Các đối tượng này không nhưng không tuân thủ mà còn dùng súng bắn thủng kính xe ô tô cảng sát  rồi cả nhóm lên ô tô bỏ chạy.

Mỗi năm xảy ra khoảng 850 vụ chống đối người thi hành công vụ.

Một vụ khác, rạng sáng 10/7/2011, từ mâu thuẫn trong khi ngồi uống rượu, một nhóm côn đồ gần chục đối tượng mang theo dao, kiếm rượt chém một người đàn ông tại cửa số nhà 124 Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Chưa dừng lại, nhóm côn đồ còn xông vào trong nhà, hành hung một số người khác. Nhận tin báo, tổ công tác Công an quận Hai Bà Trưng đến hiện trường, đưa nạn nhân đi cấp cứu, tổ chức điều tra…

Phát hiện nhóm đối tượng nghi vấn mang theo dao kiếm quay lại hiện trường, anh Đặng Viết Quảng, Đội phó Cảnh sát hình sự Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chạy tới chặn xe ô tô hô “Cảnh sát đây, yêu cầu các anh xuống xe…”.

Thay vì chấp hành, đối tượng điều khiển xe Kia Morning vẫn  rồ ga, đâm thẳng vào anh Quảng, đẩy anh này đi gần 10m khiến anh Quảng bị gãy xương đùi, bất tỉnh.

Cùng lúc, 6 tên nữa đi xe máy ập tới, dùng dao kiếm đâm chém loạn xạ hòng giải vây đồng bọn, khiến một trinh sát hình sự khác bị thương. Sau này, CQĐT đã khởi tố, bắt giam gần 10 đối tượng.

Liên quan đến dự thảo nghị định cho phép nổ súng vào kẻ chống người thi hành công vụ, nhiều ý kiến cho rằng trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện có rất nhiều đối tượng manh động, hết sức liều lĩnh, coi thường kỷ cương phép nước, sẵn sàng chống trả lực lượng làm nhiệm vụ. Chính vì vậy, việc cho phép sử dụng vũ khí để trấn áp các đối tượng chống người thi hành công vụ trong những trường hợp cụ thể là thực sự cần thiết, nhằm vô hiệu hóa đối tượng liều lĩnh, manh động phạm tội. Bên cạnh đó, việc sử dụng súng để trấn áp tội phạm còn làm tăng uy lực cho lực lượng thực thi pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Răn đe và trừng phạt là cần thiết. Tuy nhiên, cán bộ, chiến sĩ công an phải hết sức lưu ý khi vận dụng đối với từng trường hợp cụ thể, bởi luật cũng đã ghi công an chỉ được sử dụng vũ khí khi không còn sự lựa chọn nào khác. Sự cẩn trọng này là cần thiết  nhưng đừng vì thế mà quá lo lắng về điều mà có người gọi là lạm dụng.  

Theo Đại tá Đào Thanh Hải - Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội CATP (PC45), chủ trương này phù hợp với thực tiễn. Trên thế giới, đã có rất nhiều quốc gia cho phép lực lượng làm nhiệm vụ nổ súng vào đối tượng chống trả, vì vậy, việc Bộ Công an đề xuất chủ trương trên là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với tình hình diễn biến phức tạp của các loại tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Nghị định này cần được ban hành sớm!

Thọ Vinh