Lỡ hẹn rồi TPP!

06:57 | 07/08/2015

4,981 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 1/8, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế 12 quốc gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc sau 3 ngày nhóm họp mà không đạt được một thỏa thuận cuối cùng. Do tình hình chính trị tại các nước tham gia đàm phán trong thời gian tới sẽ có những biến động lớn, cơ hội lớn nhất cho Hiệp định TPP trong năm nay coi như lỡ hẹn và chưa biết khi nào các nước mới đi tiếp.

Nhật-Mỹ thống nhất củng cố liên minh

Nhật-Mỹ thống nhất củng cố liên minh

(Petrotimes) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama thống nhất củng cố hơn nữa liên minh an ninh Nhật-Mỹ tại cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo tại Washington hôm 22/2.

Vòng đàm phán TPP lần này tại Hawaii, Mỹ, được coi là giai đoạn mấu chốt để đạt được thỏa thuận cuối cùng sau nhiều năm thương lượng kể từ vòng đàm phán đầu tiên từ hồi năm 2008.

Các bộ trưởng kinh tế TPP đến Hawaii lần này khi bối cảnh đàm phán TPP đã có những diễn biến mới. Đáng kể nhất là việc Tổng thống Mỹ đã được trao quyền đàm phán nhanh. Trước đây, các nước đàm phán rất nhiều lần nói rõ họ sẽ chỉ "ngửa bài" khi chính quyền Mỹ được trao quyền đàm phán nhanh, vì họ không muốn những gì đã đàm phán trầy trật xong với chính quyền Mỹ lại có thể bị Quốc hội Mỹ sửa đổi, bác bỏ, thậm chí phải đàm phán lại. Có thể nói, cuộc họp diễn ra lần này là đúng thời điểm và các bên đã có thể ngửa bài.

Lỡ hẹn rồi TPP!
Người dân Mỹ biểu tình chống TPP bên ngoài khách sạn Maui, Hawaii, ngày 29/7

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama mong muốn thúc đẩy nhanh chóng ký được TPP để đưa qua Quốc hội phê chuẩn trước khi diễn ra cuộc bẩu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016.

Tuy nhiên, mọi kỳ vọng về một thỏa thuận chính thức và đưa TPP đi vào thực hiện đều tan biến. Ngày 1/8, tại một cuộc họp báo quốc tế, Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman nói 12 nước tham gia đàm phán đã đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng không đạt được một thỏa thuận trọn vẹn chung cuộc.

Nguyên nhân thất bại là gì? Thứ nhất, có hai nhóm bất đồng lớn mà các bên vẫn chưa xử lý được là tiếp cận thị trường cho ôtô và nông sản và thời hạn bảo hộ bản quyền các dược phẩm y tế hữu cơ.

Thứ hai, tính phức tạp của đàm phán đa phương. Khi một quốc gia A không giành được những gì họ đòi hỏi với quốc gia B, họ sẵn sàng rút lại những ưu đãi mà họ sẵn sàng cam kết hoặc thậm chí là đã từng cam kết giành cho quốc gia C. Thất bại lần này cũng là do nguyên nhân kiểu như vậy. Chẳng hạn Mỹ rút lại đề nghị mở cửa thị trường bơ sữa, dù trước đó đã từng ngỏ ý sẵn sàng mở cửa cho các sản phẩm bơ sữa đến từ Australia. Lý do vì sức ép lớn từ chính nội bộ Mỹ khi cho rằng, bất kỳ nhượng bộ nào phải được đổi lại một cách tương xứng bằng những nhượng bộ từ Nhật Bản và Canada. Canada không chấp thuận đề nghị mở cửa thị trường sữa ở mức mà Mỹ yêu cầu. Một yếu tố khác làm phức tạp thêm tình hình đàm phán là Canada và Nhật Bản tiếp tục bất đồng lớn về vấn đề thuế quan.

Trong lĩnh vực bản quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề gai góc nhất là về thời hạn bảo hộ bản quyền sản phẩm thuốc y tế hữu cơ. Khả năng nhượng bộ của các bên trong vấn đề này là không có.

Điều đáng buồn hơn cả là các bên ra về với khá nhiều bất đồng cả về song phương lẫn đa phương và không có một kỳ hạn rõ ràng cho việc hoàn tất đàm phán. Đến lúc này, không nước nào muốn rời cuộc chơi TPP nhưng họ cũng không muốn phải nhượng bộ quá nhiều. Do đó, tương lai đàm phán của TPP thời gian tới sẽ khá khó khăn, đặc biệt là do yếu tố chính trị nội bộ ở các nước. Với Canada, Chính phủ của Thủ tướng Harper sẽ phải đối mặt với bầu cử vào tháng 10 tới. Vì vậy, Canada gần như không muốn nhượng bộ gì trong thời điểm này. Đây cũng là một yếu tố dẫn đến thất bại của Hội nghị lần này.

Còn theo quy định của Quốc hội Mỹ, Tổng thống Mỹ sẽ phải trình Quốc hội nội dung hoàn chỉnh của thỏa thuận TPP 90 ngày trước khi ký. Với thất bại lần này, khả năng TPP được Quốc hội Mỹ xem xét trong năm nay có thể nói là gần như không còn. Nhiều người bắt đầu lo ngại rằng, từ đầu năm sau, khi nước Mỹ chính thức bước vào mùa bầu cử, TPP sẽ trở thành vấn đề quá nhạy cảm để có thể được xem xét. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia đang nghiêng về một kịch bản là dù cho đàm phán TPP kết thúc vào lúc nào đi nữa trong thời gian tới, TPP cũng sẽ chỉ có thể được Quốc hội Mỹ thông qua sớm nhất là vào phiên họp cuối cùng của Quốc hội Mỹ vào tháng 11/2016.

Các nước tham gia đàm phán TPP chiếm khoảng 40% GDP của thế giới trong đó có các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia và New Zeland. Ngoài ra còn có các nước khác cũng muốn gia nhập TPP như Peru, Chilê, Mêhico, Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Trung Quốc, nền kinh tế thứ 2 thế giới không tham gia vào hiệp định.

Theo các chuyên gia, gia nhập TPP, GDP Việt Nam có thể tăng thêm 35,7 tỷ USD vào năm 2025. Để tận dụng cơ hội từ TPP, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Việt Nam cần nỗ lực cải tổ bên trong nền kinh tế. Với tỷ trọng GDP của các quốc gia tham gia chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 quốc gia tham gia TPP khi có sự thay đổi GDP cao nhất, với mức tăng từ 1,03 - 2,11%.

S.Phương

Năng lượng Mới 445

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc