Linh vật ngoại lai vẫn “đợi” di dời

15:00 | 29/01/2016

468 lượt xem
|
Tiếp tục lộ trình “dọn” tượng linh vật ngoại lai khỏi di tích vốn đã ra quân rầm rộ cuối 2014 và được đánh giá cao đầu 2015 nhưng lại “lai rai” suốt cả năm, Bộ VHTTDL vừa có văn bản 154/BVHTTDL-MTNATL gửi các Sở “thúc giục” tiếp tục triển khai Công văn 2662/BVHTTDL-MTNATL ngày 08/8/2014.

Ngoài việc ghi nhận những chuyển biến trong nhận thức xã hội, trong thực tế hoạt động dẹp bỏ các sản phẩm, biểu tượng, linh vật không phù hợp tại di tích, văn bản này cũng khái quát một số nét mới ở các làng nghề, cơ sở chế tác với việc sáng tạo và sản xuất mẫu linh vật mới phù hợp truyền thống Việt. Từ cái nền đó, Bộ chủ trương tiếp tục rà soát, loại bỏ những thứ không phù hợp, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và yêu cầu các Sở báo cáo về Bộ trước ngày 30-1-2016.

Hẳn nhiên với thời gian gấp rút như vậy, trong hoàn cảnh công cuộc phòng chống thời gian qua còn khá lừng chừng, thì những báo cáo tới đây, sẽ còn kê dài danh mục biểu tượng, linh vật ngoại lai, đồ vật trưng bày sai quy định hoặc được cung tiến nhưng không phù hợp tại các di tích đã xếp hạng mà chưa di dời được. Cũng như sẽ có không ít vướng mắc ở cơ sở được “kính chuyển” lên trên và mong có sự hướng dẫn giải quyết.

tin nhap 20160129142759
Sư tử đá phong cách Châu Âu

Thực tế, tinh thần giải quyết và những gợi ý đã được chính cơ quan chủ quản ngành văn hóa và báo giới đưa ra cho các di tích từ lâu, như những tượng linh vật hay vật phẩm không phù hợp thì nên gửi trả lại nơi biếu tặng. Nếu ngại làm mất lòng hay phật ý “người ta” thì “cất tạm” vào kho, vào góc khuất trong khuôn viên, phủ bạt lên. Thiết thực hơn, có thể cho các cơ sở sản xuất để họ tái chế thành sản phẩm khác phù hợp hơn với văn hóa truyền thống Việt. Cơ quan quản lý văn hóa địa phương, chính quyền cơ sở ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, có thể giúp các di tích, cơ sở thờ tự phương tiện di chuyển những tượng sư tử đá ngoại lai đồ sộ hay các vật phẩm khác.

Đó đều là những cách thức cụ thể, đơn giản, chỉ cần các chính quyền phường, xã, ban quản lý di tích, nhà sư trụ trì… cùng họp và thống nhất bắt tay vào việc là có thể giải quyết xong. Không hiểu, để giải quyết một chủ trương lớn của ngành văn hóa về việc làm “sạch” hơn không gian, môi trường văn hóa di tích, được nhà nước, chính phủ rất ủng hộ, thì ở các địa bàn, các cơ sở còn cần những gì “màu nhiệm” hơn nữa chăng?

Rất nên, về phía Bộ, khi nhận được các báo cáo về tiến độ xử lý, vướng mắc, băn khoăn từ cơ sở, sẽ “tung ra” một số giải pháp cụ thể để giải quyết những tồn đọng và giải quyết cả những băn khoăn, cấn cáy nào đó từ các địa phương, địa bàn. Chứ không khéo, báo cáo lên rồi, những tồn đọng ở các di tích lại… tiếp tục “nằm” đợi ở ngay tại di tích đó. Bởi ra Tết sẽ vào ngay mùa hội xuân với… biết bao nhiêu là việc của Bộ, của các Sở, các chính quyền địa phương, cơ sở, các ban quản lý và những người trực tiếp trông nom di tích!

Một gợi ý nữa, chính là nhân mùa hội này. Liệu trong công tác kiểm tra, rà soát trước các lễ hội, các cán bộ cấp Bộ, cấp Sở, cấp huyện xuống thực tế cơ sở có thể dựa trên tinh thần tiếp tục đẩy mạnh việc “dọn dẹp”, phòng chống mà xử lý luôn, yêu cầu di dời đi những gì còn tồn đọng chăng? Có lẽ việc này cũng không quá khó!

Để năm nao tính!?
Hà Nội: Di dời sư tử đá ra khỏi di tích
Hiểm họa văn hóa lai căng

Xuyên Sơn

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Nhật Bản đón mùa hoa anh đào nở sớm

Nhật Bản đón mùa hoa anh đào nở sớm

(PetroTimes) - Hiệp hội Thời tiết Nhật Bản (JWA) cho biết hoa anh đào ở thủ đô Tokyo sẽ nở từ ngày 21/3 và đạt đỉnh điểm một tuần sau đó.