Lạm phát bảo tàng

12:05 | 15/08/2015

1,835 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đã từ lâu, câu chuyện bảo tàng vốn vẫn bị coi là xưa cũ như… chính hiện vật trong bảo tàng ấy lại trở nên “nóng” và cấp bách hơn bao giờ hết. Lý do của “độ nóng” này xuất phát từ thông tin về dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội với mức đầu tư lên đến hơn 11.000 tỉ đồng. Số tiền đầu tư quá lớn, cộng thêm hiện trạng “đìu hiu” của những bảo tàng đã đi vào hoạt động khiến dự án này càng trở nên… quá sức đối với ngân sách quốc gia.

Đua nhau xây bảo tàng

Câu chuyện xây bảo tàng một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch không còn là chuyện mới lạ đối với giới văn hóa và dư luận, bởi chúng đã xưa như… chính hiện vật được trưng bày trong những bảo tàng “to xác” ấy. Theo một thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2005 đến nay có 32 bảo tàng được xây mới, trong đó có rất nhiều bảo tàng có mức đầu tư “khủng” như Bảo tàng Hà Nội (hơn 3.000 tỉ đồng), Bảo tàng Quảng Ninh gần 900 tỉ đồng…

Đầu tư “khủng” là thế, nhưng phần lớn các bảo tàng được xây dựng xong đều lâm vào tình trạng “đắp chiếu” và không phát huy được hết giá trị sử dụng như đề án ban đầu. Có thể kể tới trường hợp Bảo tàng Hà Nội - công trình chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tính đến thời điểm này, bảo tàng đã đi vào hoạt động được 5 năm nhưng vẫn “vắng như chùa Bà Đanh” do hiện vật èo uột, bảo tàng đang có dấu hiệu xuống cấp và lùm xùm trong việc thanh toán với đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng.

Một trường hợp khác là TP HCM, trong 7 bảo tàng trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) thì chỉ có Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là… có khách với mức cao điểm đón mỗi ngày khoảng 2.000 người tham quan. Những bảo tàng còn lại cũng rơi vào tình trạng lúc có lúc không…

Chia sẻ về những bảo tàng “đắp chiếu”, GS Sử học Lê Văn Lan cho rằng, chúng ta hì hục xây dựng một bảo tàng chi phí hàng nghìn tỉ mà không tính đến cái ruột của nó là điều vô lý. Để bây giờ bảo tàng đã mở cửa song rất ít người đến thăm, trong khi vẫn phải có một bộ máy quản lý, bảo quản các hiện vật.

10 năm nữa xây bảo tàng chưa muộn

Xung quanh Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, kiến trúc sư Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) cho rằng, trong thời buổi kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, việc xây dựng một bào tàng với chi phí lên tới hàng nghìn tỉ đồng là một sự lãng phí quá lớn. Ông cho rằng: “Chúng ta đang lập một kỷ lục về việc xây dựng bảo tàng, đó là ngoài những bảo tàng tầm cỡ quốc gia, còn có các bảo tàng chuyên biệt nhưng đóng góp vào đời sống xã hội, văn hóa lại chẳng được bao nhiêu”.

Bảo tàng Quảng Ninh
Bảo tàng Quảng Ninh

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh phân tích, có một thực tế đau xót là hiện nay, hầu hết các bảo tàng ở Việt Nam đều lâm vào cảnh thưa thớt người tham quan, cơ sở vật chất nghèo nàn, các hoạt động văn hóa tổ chức lẻ tẻ, thiếu hấp dẫn, thiếu sáng tạo… và gần như không mang lại lợi nhuận gì. Chính vì thế, việc dư luận phản ứng, bức xúc trước một “siêu bảo tàng” lên tới hàng nghìn tỉ đồng là điều dễ hiểu.

Ông nhấn mạnh: “Trong bối cảnh hiện tại, theo tôi chúng ta chưa nên xây dựng, hiện nay đất nước ta có nhiều việc khác cần ưu tiên hơn như xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Chúng ta cần phải nghiên cứu, tham khảo ý kiến các chuyên gia một cách cẩn thẩn, nếu vội vàng e rằng lại dẫn tới việc “loạn” bào tàng và lặp lại bài học “vỏ khủng” nhưng “rỗng ruột”. Cần phải hiểu rằng, lịch sử là do nhân dân viết ra, ở trong lòng nhân dân đó mới là bảo tàng vĩnh cửu chứ không phải cứ xây dựng các công trình hoành tráng là góp phần tôn vinh lịch sử”.

Hiệu quả nhỏ - lãng phí lớn

Hiệu quả nhỏ - lãng phí lớn

Dự án Xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia lớn nhất nước ta đang là nỗi băn khoăn của dư luận.

Hà Nội: Thành lập

Hà Nội: Thành lập "Bảo tàng Ký ức chiến tranh"

Ngày 10/12, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định thành lập Bảo tàng ngoài công lập “Bảo tàng ký ức chiến tranh Hà Nội”.

Những công trình nghìn tỉ nào sắp bị

Những công trình nghìn tỉ nào sắp bị "sờ gáy"

Bỏ hàng nghìn tỉ đồng đầu tư xây dựng, Bảo tàng Hà Nội và Cung Trí thức sau khi đi vào hoạt động đã không tương xứng với số vốn được đầu tư...

Còn GS.TS Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia - chỉ ra: “Sai lầm lớn nhất ở ta hiện nay là cơ chế xây dựng bảo tàng. Tại sao một thiết chế văn hóa mà lại đưa cho một ngành không liên quan gì đến văn hóa làm từ A - Z? Giám đốc bảo tàng, các chuyên gia bảo tàng chỉ có “chân” trong Ban quản lý “cho có”? Kết quả là “anh” xây cho tôi được cái nhà, nhưng khi tôi mang “đồ dùng - hiện vật” vào thì không biết trưng bày ra sao? Những bảo tàng nghìn tỉ gần đây nhất như Bảo tàng Hà Nội (do Sở Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư), Bảo tàng Quảng Ninh (do Ban Quản lý các công trình văn hóa UBND tỉnh làm)… cho thấy cái cơ chế ấy đã làm cho nó “chết yểu” ra sao”.

Việc hình thức chưa tương xứng với nội dung của các bảo tàng cũng đã được Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh chỉ rõ: “Chúng ta đầu tư phần hình thức 1, nhưng nội dung mới chỉ dừng lại từ 0,3-0,5. Chúng ta cũng chưa mạnh dạn thể hiện nội dung trưng bày. Mỗi năm Bộ VH-TT&DL đầu tư cho những bảo tàng trọng điểm từ 4-5 tỉ đồng. Nhưng việc liên kết với giáo dục, du lịch chưa được chặt chẽ để hút khách tham quan…”.

Nhìn lại thực trạng xây dựng bảo tàng ở nước ta, chúng ta đều thấy rõ những nghịch lý và những điều bất hợp lý khó có thể chấp nhận được. Ở tất cả các nước có hệ thống bảo tàng tiên tiến, các nhà quản lý và các chuyên gia về bảo tàng, về lịch sử phải xây dựng một dây chuyền bảo tàng chuyên nghiệp. Sau đó các chuyên gia và nhà thầu xây dựng mới tiến hành làm cái “vỏ”, mới quan tâm tới hình thức, vị trí của bảo tàng. Có thể nói đơn giản, muốn xây dựng một bảo tàng “có chất lượng” thì cần có con người, có hiện vật, có công nghệ vận hành rồi mới xây nhà bảo tàng “bao quanh”. Còn Việt Nam chúng ta đang thực hiện một “quy trình ngược”, đó là cứ xây bảo tàng to đẹp, hoành tráng, đầu tư “khủng”, trong ruột có gì tính sau, nếu không đủ thì lại xin tiền ngân sách để bù vào.

Gần đây, câu chuyện xây dựng bảo tàng khiến dư luận bức xúc như vậy, cũng có nguyên do từ việc học sử, thuộc sử của học sinh nước ta. Một năm chúng ta bỏ số tiền không nhỏ để xây dựng bảo tàng đẻ rồi “đắp chiếu”, trong khi cứ qua mỗi đợt thi tốt nghiệp, mỗi đợt tuyển sinh đại học, cao đẳng, số lượng học sinh “đạt” điểm 0 môn Lịch sử lại tăng thêm, trong khi số học sinh đăng ký học Sử lại ít đến thảm thương.

Vì thế, nếu xây dựng bảo tàng một cách ồ ạt mà khiến “dân ta biết sử ta”, học sinh thuộc sử, yêu sử và hiểu về lịch sử thì có lẽ dư luận ai ai cũng “vỗ tay ăn mừng”. Thế nhưng, bảo tàng vẫn đầy rẫy, “ngốn” tiền ngân sách không biết bao nhiêu cho đủ nhưng học sinh vẫn nhầm lẫn Nguyễn Du là Quang Trung, Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai anh em ruột, Quang Trung - Nguyễn Huệ là bạn chiến đấu… thì có lẽ xây nhiều bảo tàng như vậy cũng quá vô ích!

Dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có tổng mức đầu tư 11.277 tỉ đồng, do Bộ Xây dựng là chủ đầu tư, chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng và hình thức trưng bày do Bộ VH-TT&DL thực hiện.

Diện tích sử dụng đất của bảo tàng là 10ha, trong đó diện tích xây dựng công trình khoảng 30.000m2, diện tích trưng bày ngoài trời khoảng 30.000m2, diện tích dành cho hoạt động văn hóa cộng đồng khoảng 10.000m2, diện tích cây xanh, sân vườn, đường giao thông nội bộ khoảng 30.000m2. Công trình bảo tàng sẽ nằm trong Công viên Hữu Nghị, thuộc địa phận xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội.

Khánh An

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.