Làm gì để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

08:00 | 27/10/2015

605 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang là tâm điểm của xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm.
lam gi de dam bao an toan ve sinh thuc pham
Các công nhân bị ngộ độc ở Đồng Nai

Liên tiếp ngộ độc tập thể

Trước tình trạng ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể xảy ra trong thời gian qua, ở một số địa phương đã xảy ra ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp, trường học, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố làm nhiều người mắc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân và gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Điển hình như đầu tháng 3/2015, một vụ ngộ độc thực phẩm đã sảy ra tại công ty TNHH Lạc Tỷ 2 ( KCN Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) khiến 44 công nhân nhập viện.

Theo các bác sỹ tại bệnh viện đa khoa số 10 Hậu Giang, các công nhân vào viện cấp cứu với biểu hiện mệt mỏi, đau bụng, nôn ói. Trước đó các công nhân đã dùng bữa tại nhà ăn tập thể.

Hay mới đây, tại Đồng Nai, hơn 100 công nhân của Công ty TNHH Dịch vụ thương mại sản xuất Chánh Ích (đóng tại phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa) cũng phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc sau khi ăn bữa cơm chiều tại công ty.

Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm là do không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản thức ăn của cơ sở; sử dụng nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm, không có nguồn gốc, không bảo đảm an toàn; hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm ở một số địa phương còn chưa cao.

Làm gì để đối phó?

Trước tình trạng trên, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, các đơn vị liên quan thuộc thẩm quyền quản lý, phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường triển khai nhiều hoạt động để chủ động quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm có hiệu quả.

Trước tiên, cần xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, kinh doanh thức ăn đường phố.

Tập trung quản lý điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở, đặc biệt kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng nguyên liệu, sử dụng phụ gia thực phẩm, điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ, điều kiện bảo quản thức ăn, vệ sinh cá nhân của người trực tiếp chế biến thức ăn và việc lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, cần phát hiện sớm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật, đồng thời công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận) hoạt động cung cấp xuất ăn sẵn, bữa ăn cho người lao động, cho học sinh và cho người tiêu dùng.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền về kiến thức an toàn thực phẩm, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm để nâng cao trách nhiệm của người chế biến, kinh doanh, chủ doanh nghiệp, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, các cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn và tiêu dùng thực phẩm.

Một biện pháp khác được chú trọng là nâng cao vai trò, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm của Ban chỉ đạo liên ngành, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất và cơ quan quản lý các tuyến trên địa bàn.

Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân buông lỏng trách nhiệm trong quản lý, thanh tra, kiểm tra và triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo về Cục An toàn thực phẩm để tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm quy chế điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, chế độ báo cáo ngộ độc thực phẩm theo tuyến và báo cáo về Cục An toàn thực phẩm theo đúng quy định tại Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định, chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm và Quyết định 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/ 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm.

lam gi de dam bao an toan ve sinh thuc pham Phụ gia thực phẩm: Lợi bất cập hại
lam gi de dam bao an toan ve sinh thuc pham Nhận biết thực phẩm sạch thế nào đây?
lam gi de dam bao an toan ve sinh thuc pham Đẩy mạnh đầu tư cho an toàn thực phẩm
lam gi de dam bao an toan ve sinh thuc pham Vì sao ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra quá nhiều?

Hoàng Cư