Kinh tế 2016 sẽ tiếp tục đà phục hồi

08:41 | 30/11/2015

561 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tại hội thảo Kinh tế Việt Nam - Triển vọng 2016 tổ chức tại TP HCM vừa qua, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã đưa ra nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng cao hơn trong năm 2016.

Những dự báo lạc quan này được lý giải trên cơ sở kinh tế vĩ mô nước ta ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, tiến trình cải cách nền kinh tế đang được đẩy mạnh. Đặc biệt, quá trình hội nhập sâu rộng thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang được ký kết, kỳ vọng về TPP cũng như việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm nay sẽ mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước phát triển thị trường, cũng như tạo điều kiện thu hút nguồn vốn FDI đầu tư vào nước ta.

Các dự báo trên càng được củng cố khi trước đó rất nhiều tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng ANZ… cũng đều có chung nhận định về sự phục hồi và tăng trưởng cao hơn của kinh tế nước ta trong năm tới.

kinh te 2016 tiep tuc da phuc hoi
Dự báo kinh tế năm 2016 sẽ tiếp tục đà phục hồi

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, các chuyên gia cũng chỉ ra những thách thức của nền kinh tế cần được sớm khắc phục trong năm 2016 và những năm tiếp theo để hướng đến phát triển kinh tế một cách bền vững.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Sự phục hồi không đồng đều của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế Trung Quốc đang tiếp tục điều chỉnh, khắc phục các vấn đề cơ cấu nội tại và điều chỉnh cách thức tăng trưởng sẽ có những thay đổi khó lường và tác động khó dự đoán đến nền kinh tế nước ta.

Quá trình hội nhập tuy được kỳ vọng sẽ mang tới nhiều cơ hội nhưng cơ hội còn phụ thuộc vào khả năng đón nhận của nền kinh tế và việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, còn có các vấn đề đáng quan ngại khác trong nội tại của nền kinh tế như: Nợ công lớn, bội chi ngân sách, tiến trình xử lý nợ xấu còn chậm…

Về các kênh đầu tư thì chứng khoán, bất động sản nhận được nhiều dự báo lạc quan nhất. Trong đó, bất động sản Việt Nam được cho rằng đã thoát ra khỏi chu kỳ khó khăn nên trong năm 2016 thị trường sẽ vẫn tốt và sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong 2-3 năm tiếp theo do tác động của quá trình hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài mang lại.

Với thị trường chứng khoán sẽ có bức phá mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2016, còn nửa đầu năm 2016 vẫn không có nhiều thay đổi với chỉ số VN - Index dự kiến vẫn chỉ giao dịch quanh mức 650 điểm.

Các cổ phiếu của doanh nghiệp ngành chế tạo, bất động sản, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp là những cổ phiếu nhiều triển vọng trong năm tới. Và đáng mừng là với những dự báo tăng trưởng mạnh mẽ nhưng các đánh giá cho rằng sẽ không tạo ra bong bóng thị trường, do các doanh nghiệp, nền kinh tế đã có nhiều kinh nghiệm trong thời gian khủng hoảng kéo dài vừa qua nên quá trình đầu tư vững chắc hơn, dòng tiền trong nền kinh tế cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Về khả năng thu hút FDI trong tương lai, ông HIROTAKA YASUZUMI, Trưởng đại diện Văn phòng JETRO TP HCM nhận định, môi trường đầu tư ở Việt Nam đang được cải thiện với nhiều nỗ lực đáng ghi nhận như: Ban hành Luật Đầu tư mới thông thoáng hơn, có nhiều cải cách nhằm giảm phiền hà trong thủ tục hành chính, thực hiện hải quan điện tử…

Điều này có vai trò rất quan trọng trong thu hút FDI, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.

Có thể thấy, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Thái Lan và Trung Quốc có xu hướng chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam với nhiều yếu tố được đánh giá có lợi hơn như chi phí nhân công cạnh tranh và nguồn nhân lực dồi dào. Cụ thể, có đến 1/2 số doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang ASEAN đã chọn Việt Nam là điểm đến.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng nhận định các yếu tố rủi ro trong đầu tư ở thị trường nước ta là: Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu tính minh bạch; chi phí nhân công có xu hướng gia tăng; thủ tục hành chính, thủ tục thuế còn phức tạp; cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh; khó tìm được nguồn nguyên vật liệu, linh kiện tại chỗ; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.

Đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam, ông HIROTAKA YASUZUMI cho rằng, kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta đang rất khó khăn. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi chỉ khoảng 30% doanh nghiệp vay được vốn, 75% máy móc thiết bị già cỗi, không có công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm, kinh doanh có tính chất ngắn hạn, thô sơ.

Do đó, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải phát triển nhân lực, cải cách kinh doanh trên tầm nhìn dài hạn. Và việc này rất cần sự hỗ trợ của chính phủ như: Hỗ trợ tài chính, bảo lãnh tín dụng…

Việc hỗ trợ tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, ngành ngân hàng đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tín dụng, áp dụng cho vay ưu đãi đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hoạt động; có tín dụng theo các chương trình chính sách, quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các quỹ bảo lãnh địa phương… góp phần tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, tạo động lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lực lượng cơ bản trong nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Bà Nguyễn Thị Hồng cũng cung cấp một số thông tin về điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2016. Ngành ngân hàng sẽ đối mặt các thách thức cơ bản trong năm tới là cùng với quá trình hội nhập sâu rộng cũng sẽ tác động đến việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách ngân hàng do độ mở cửa nền kinh tế rất lớn và thực hiện theo các cam kết hội nhập.

Ở nước ta nhu cầu vốn cho nền kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống ngân hàng, nên việc đảm bảo cân đối vốn đáp ứng cho doanh nghiệp phát triển và phải đảm bảo an toàn cho hệ thống vẫn là thách thức lớn khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều.

Trong năm 2016, NHNN sẽ tiếp tục kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tiếp tục hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh nhưng không chủ quan với lạm phát; đảm bảo lợi tức của đồng Việt Nam cao hơn USD, góp phần giảm tình trạng đô la hóa; tiếp tục những bước đi phù hợp của quá trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng; đảm bảo hiệu quả trong hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Nhìn chung các đánh giá về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2016 đến nay phần lớn theo chiều hướng tích cực của sự phục hồi, tăng trưởng.

Trong đó, các kênh đầu tư ngân hàng, bất động sản, chứng khoán… đều kỳ vọng có nhiều cơ hội phát triển và ngày càng mang tính bền vững. Và có thể thấy năm tới sẽ tiếp tục là một năm của những nỗ lực cải cách nền kinh tế để tận dụng tối đa những cơ hội của quá trình hội nhập mang lại.

Mai Phương

Năng lượng Mới 475

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
AVPL/SJC HCM 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
AVPL/SJC ĐN 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
Nguyên liệu 9999 - HN 68,950 ▲100K 69,500 ▲50K
Nguyên liệu 999 - HN 68,850 ▲100K 69,400 ▲50K
AVPL/SJC Cần Thơ 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
Cập nhật: 29/03/2024 17:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
TPHCM - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Hà Nội - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Hà Nội - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Đà Nẵng - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Đà Nẵng - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Miền Tây - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Miền Tây - SJC 79.000 81.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Giá vàng nữ trang - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 69.300 ▲800K
Giá vàng nữ trang - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 69.300 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 69.200 ▲800K 70.000 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 51.250 ▲600K 52.650 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 39.700 ▲470K 41.100 ▲470K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 27.870 ▲330K 29.270 ▲330K
Cập nhật: 29/03/2024 17:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 6,885 ▲50K 7,040 ▲50K
Trang sức 99.9 6,875 ▲50K 7,030 ▲50K
NT, 3A, ĐV Thái Bình 6,950 ▲50K 7,070 ▲50K
NT, 3A, ĐV Nghệ An 6,950 ▲50K 7,070 ▲50K
NT, 3A, ĐV Hà Nội 6,950 ▲50K 7,070 ▲50K
NL 99.99 6,880 ▲50K
Nhẫn tròn ko ép vỉ TB 6,880 ▲50K
Miếng SJC Thái Bình 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Miếng SJC Nghệ An 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Miếng SJC Hà Nội 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Cập nhật: 29/03/2024 17:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 79,000 81,000
SJC 5c 79,000 81,020
SJC 2c, 1C, 5 phân 79,000 81,030
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 69,200 ▲700K 70,450 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 69,200 ▲700K 70,550 ▲700K
Nữ Trang 99.99% 69,100 ▲700K 69,950 ▲700K
Nữ Trang 99% 67,757 ▲693K 69,257 ▲693K
Nữ Trang 68% 45,721 ▲476K 47,721 ▲476K
Nữ Trang 41.7% 27,322 ▲292K 29,322 ▲292K
Cập nhật: 29/03/2024 17:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,728.49 15,887.36 16,397.67
CAD 17,838.70 18,018.89 18,597.66
CHF 26,804.54 27,075.29 27,944.96
CNY 3,362.31 3,396.27 3,505.89
DKK - 3,514.56 3,649.29
EUR 26,020.03 26,282.86 27,447.78
GBP 30,490.41 30,798.39 31,787.64
HKD 3,088.58 3,119.77 3,219.98
INR - 296.75 308.63
JPY 158.93 160.54 168.22
KRW 15.91 17.67 19.28
KWD - 80,424.52 83,642.95
MYR - 5,198.02 5,311.59
NOK - 2,236.06 2,331.08
RUB - 255.72 283.10
SAR - 6,594.46 6,858.36
SEK - 2,266.43 2,362.75
SGD 17,918.05 18,099.04 18,680.38
THB 601.86 668.73 694.37
USD 24,600.00 24,630.00 24,970.00
Cập nhật: 29/03/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,908 16,008 16,458
CAD 18,063 18,163 18,713
CHF 27,064 27,169 27,969
CNY - 3,396 3,506
DKK - 3,535 3,665
EUR #26,274 26,309 27,569
GBP 30,935 30,985 31,945
HKD 3,096 3,111 3,246
JPY 160.61 160.61 168.56
KRW 16.62 17.42 20.22
LAK - 0.88 1.24
NOK - 2,245 2,325
NZD 14,570 14,620 15,137
SEK - 2,266 2,376
SGD 17,938 18,038 18,638
THB 628.83 673.17 696.83
USD #24,570 24,650 24,990
Cập nhật: 29/03/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,620.00 24,635.00 24,955.00
EUR 26,213.00 26,318.00 27,483.00
GBP 30,653.00 30,838.00 31,788.00
HKD 3,106.00 3,118.00 3,219.00
CHF 26,966.00 27,074.00 27,917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15,849.00 15,913.00 16,399.00
SGD 18,033.00 18,105.00 18,641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17,979.00 18,051.00 18,585.00
NZD 14,568.00 15,057.00
KRW 17.62 19.22
Cập nhật: 29/03/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24612 24662 25002
AUD 15963 16013 16415
CAD 18109 18159 18560
CHF 27305 27355 27767
CNY 0 3399.9 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26480 26530 27037
GBP 31120 31170 31630
HKD 0 3115 0
JPY 161.92 162.42 166.95
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0254 0
MYR 0 5340 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14609 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18235 18235 18596
THB 0 642.4 0
TWD 0 777 0
XAU 7910000 7910000 8060000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 29/03/2024 17:00