Không lơ là dự án FDI vay vốn trong nước

07:30 | 25/09/2016

255 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cùng với hội nhập, cơ hội tiếp cận vốn trong nước phải bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Sòng phẳng theo thị trường

Hồi cuối tháng 8 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo chỉ đạo rà soát nhằm đánh giá mức độ rủi ro của việc phụ thuộc vào vay nước ngoài của DN FDI, khắc phục chiến lược vốn mỏng của khối DN này. Cùng với câu chuyện vốn mỏng, nhiều ý kiến đã “xới” lên việc DN FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam, nhưng thực tế lại vay vốn trong nước để thực hiện dự án. Các ý kiến cho rằng như vậy là “lấy mỡ mình rán mình”, bởi trong khi DN trong nước đang khát vốn, thì NH lại nới rộng các khoản vay cho DN FDI.

Lâu nay khi nhắc tới thu hút FDI, ba lợi ích cơ bản mà khối DN này mang đến một quốc gia là vốn, công nghệ, việc làm; chỉ khi đạt ba điều kiện trên mới được xem là thuộc diện DN FDI. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng việc các NHTM trong nước cho các dự án FDI vay vốn là làm méo mó tính chất của nguồn lực này, khiến tác động của FDI không còn hiệu quả và thực chất.

tin nhap 20160924214057
FDI được kỳ vọng lan toả công nghệ, việc làm, và vốn

Tuy nhiên theo TS. Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cần nhìn nhận vấn đề một cách sòng phẳng hơn. Ông Thành phân tích, đúng là khi thu hút FDI, chúng ta đều muốn DN mang công nghệ, kỹ năng, vốn… để lan toả tích cực vào nền kinh tế trong nước. Song cần hiểu sâu xa rằng, tác động quyết định nhất, tích cực nhất của dòng vốn FDI chính là lan toả công nghệ, kỹ năng, và tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

“Nhấn mạnh điều đó đầu tiên để thấy rằng vay vốn trong nước có thể có tác động tiêu cực, ví dụ làm bớt đi một miếng bánh vốn cho DN trong nước, nhưng nó chỉ là yếu tố phụ. Cái quyết định nhất vẫn là tác động lan toả tích cực về công nghệ, kỹ năng… thì thời gian qua chúng ta còn chưa làm tốt”, ông Thành đánh giá.

Bên cạnh đó, việc “chĩa mũi dùi” về phía NHTM khi cho rằng các NH đã phóng tay cho vay FDI và xén bớt quyền lợi của DN trong nước cũng là chưa thoả đáng. Cần nhắc lại rằng sau một thời gian thu hút FDI thì chính các cơ quan quản lý đã thay đổi chính sách theo hướng uyển chuyển hơn, với kỳ vọng tạo điều kiện cho NĐT nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.

TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT cho biết, trong15 năm đầu tiên thu hút FDI, hoàn toàn không có chuyện NĐT nước ngoài vay vốn tại Việt Nam để làm ăn. Tuy nhiên, từ năm 2005 quy định liên quan đến vấn đề vay vốn của FDI đã được dỡ bỏ. Vì vậy, khi NĐT nước ngoài vào Việt Nam muốn vay vốn thì có thể liên hệ với NH trong nước.

Mức vay dành cho NĐT nước ngoài do các NH tự cân nhắc và thoả thuận sau khi xem xét hồ sơ vay. Cùng thời điểm đó, các NHTM ở Việt Nam đã phát triển hơn, tiềm lực đã mạnh hơn, để thích nghi với nhu cầu phát triển thị trường thì câu chuyện cho NĐT nước ngoài vay vốn bắt đầu diễn ra ngày một sôi nổi.

“NHTM có vốn nhưng thiếu dự án tiềm năng để cho vay, thì khi Chính phủ không cấm, họ có thể chọn các dự án FDI để triển khai, đó là quyền của họ. Như thế vừa bớt rủi ro, lại được lợi cả đôi đường”, ông Thắng nhận xét.

TS. Võ Trí Thành cũng nhắc lại rằng, việc lựa chọn đối tượng cho vay là quyền của những người kinh doanh, dù đó là NHTM hay DN, chưa nói trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu sắc, về nguyên tắc phải có môi trường kinh doanh bình đẳng. Vì vậy không thể ngăn chặn sự hợp tác giữa NH với bất kỳ khối DN nào bằng các biện pháp hành chính, bởi khi đã hội nhập thì không được phép tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực giữa các thành phần khác nhau trong nền kinh tế.

“Cho nên việc lựa chọn này có thể có tác động tiêu cực với DN trong nước nhưng đây là cuộc chơi, chúng ta phải chấp nhận”, ông Thành nhấn mạnh.

NHTM không lơ là rủi ro

Mặc dù nhìn nhận việc tiếp cận vốn của các DN FDI là sòng phẳng trong nền kinh tế thị trường, song các chuyên gia cũng lưu ý, không thể lơ là hoạt động cho vay đối với khối DN này. Thực tế vừa qua NHNN và bản thân các NHTM cũng đã rất cẩn trọng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng dành cho DN FDI.

Lãnh đạo của một NHTM chia sẻ kinh nghiệm, khi thẩm định, lựa chọn dự án FDI để tài trợ, NH luôn tập trung đánh giá một số yếu tố quan trọng như lịch sử, kinh nghiệm hoạt động trong ngành, quan trọng hơn cả là năng lực tài chính của chủ đầu tư, khả năng huy động vốn…

Một số NH thậm chí chỉ tập trung vào những DN có thương hiệu, vốn đầu tư dự án tối thiểu phải từ 10 triệu USD trở lên. Các DN chỉ đầu tư vài trăm ngàn USD đặt vấn đề vay vốn rất nhiều song NH cũng phải thận trọng. Đối với phân khúc này, NH chỉ tiếp cận để tập trung vào các mảng dịch vụ như thẻ, chuyển tiền trong nước hoặc các hoạt động tài trợ thương mại nhỏ.

Bằng kinh nghiệm quản lý nhiều năm trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, TS. Phan Hữu Thắng khuyến nghị, những NĐT nước ngoài thích được vay vốn ở Việt Nam chủ yếu là các NĐT đến từ Đài Loan, Hàn Quốc và là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Còn các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Nokia… dù NHTM có chào mời bằng mọi ưu đãi cũng chưa chắc đã nhận được cái gật đầu của những NĐT này.

Bên cạnh đó theo ông Thắng, hệ thống luật pháp về đầu tư cũng đã có những nội dung siết chặt quản lý FDI để tạo điều kiện giám sát tài chính của khối DN này. Đơn cử như Luật Đầu tư 2014 đã quy định NĐT nước ngoài muốn vào Việt Nam phải có 2 loại giấy phép và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy đăng ký kinh doanh.

Trong đó Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư buộc phải ghi cụ thể về vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để NH xem xét và quyết định cho vay.

Ngọc Khanh

Thời báo Ngân hàng

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 79,000 81,000
AVPL/SJC HCM 79,000 81,000
AVPL/SJC ĐN 79,000 81,000
Nguyên liệu 9999 - HN 68,850 69,450
Nguyên liệu 999 - HN 68,750 69,350
AVPL/SJC Cần Thơ 79,000 81,000
Cập nhật: 29/03/2024 06:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 68.500 69.800
TPHCM - SJC 79.100 81.100
Hà Nội - PNJ 68.500 69.800
Hà Nội - SJC 79.100 81.100
Đà Nẵng - PNJ 68.500 69.800
Đà Nẵng - SJC 79.100 81.100
Miền Tây - PNJ 68.500 69.800
Miền Tây - SJC 79.000 81.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 68.500 69.800
Giá vàng nữ trang - SJC 79.100 81.100
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 68.500
Giá vàng nữ trang - SJC 79.100 81.100
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 68.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 68.400 69.200
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 50.650 52.050
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 39.230 40.630
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 27.540 28.940
Cập nhật: 29/03/2024 06:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 6,835 6,990
Trang sức 99.9 6,825 6,980
NT, 3A, ĐV Thái Bình 6,900 7,020
NT, 3A, ĐV Nghệ An 6,900 7,020
NT, 3A, ĐV Hà Nội 6,900 7,020
NL 99.99 6,830
Nhẫn tròn ko ép vỉ TB 6,830
Miếng SJC Thái Bình 7,930 8,115
Miếng SJC Nghệ An 7,930 8,115
Miếng SJC Hà Nội 7,930 8,115
Cập nhật: 29/03/2024 06:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 79,000 81,000
SJC 5c 79,000 81,020
SJC 2c, 1C, 5 phân 79,000 81,030
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 68,500 69,750
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 68,500 69,850
Nữ Trang 99.99% 68,400 69,250
Nữ Trang 99% 67,064 68,564
Nữ Trang 68% 45,245 47,245
Nữ Trang 41.7% 27,030 29,030
Cập nhật: 29/03/2024 06:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,660.26 15,818.45 16,326.56
CAD 17,743.11 17,922.33 18,498.03
CHF 26,676.40 26,945.86 27,811.41
CNY 3,357.08 3,390.99 3,500.45
DKK - 3,515.18 3,649.93
EUR 26,018.34 26,281.16 27,446.04
GBP 30,390.95 30,697.93 31,684.00
HKD 3,086.91 3,118.09 3,218.25
INR - 296.34 308.20
JPY 158.69 160.29 167.96
KRW 15.84 17.60 19.20
KWD - 80,359.61 83,575.55
MYR - 5,182.84 5,296.09
NOK - 2,236.99 2,332.06
RUB - 255.43 282.77
SAR - 6,588.96 6,852.65
SEK - 2,268.45 2,364.86
SGD 17,871.79 18,052.31 18,632.18
THB 599.73 666.36 691.91
USD 24,580.00 24,610.00 24,950.00
Cập nhật: 29/03/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,845 15,865 16,465
CAD 18,011 18,021 18,721
CHF 26,994 27,014 27,964
CNY - 3,362 3,502
DKK - 3,498 3,668
EUR #25,905 26,115 27,405
GBP 30,753 30,763 31,933
HKD 3,040 3,050 3,245
JPY 159.61 159.76 169.31
KRW 16.2 16.4 20.2
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,206 2,326
NZD 14,560 14,570 15,150
SEK - 2,241 2,376
SGD 17,816 17,826 18,626
THB 626.78 666.78 694.78
USD #24,555 24,595 25,015
Cập nhật: 29/03/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,610.00 24,635.00 24,955.00
EUR 26,298.00 26,404.00 27,570.00
GBP 30,644.00 30,829.00 31,779.00
HKD 3,107.00 3,119.00 3,221.00
CHF 26,852.00 26,960.00 27,797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15,877.00 15,941.00 16,428.00
SGD 18,049.00 18,121.00 18,658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17,916.00 17,988.00 18,519.00
NZD 14,606.00 15,095.00
KRW 17.59 19.18
Cập nhật: 29/03/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24593 24643 24983
AUD 15883 15933 16343
CAD 18015 18065 18469
CHF 27159 27209 27624
CNY 0 3394.2 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26474 26524 27027
GBP 31019 31069 31522
HKD 0 3115 0
JPY 161.65 162.15 166.68
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0264 0
MYR 0 5340 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14574 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18196 18196 18548
THB 0 638.7 0
TWD 0 777 0
XAU 7930000 7930000 8070000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 29/03/2024 06:00