Không có chuyện khai tử "rượu quê"

16:31 | 25/01/2013

1,597 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Theo Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/1/2013, các loại rượu khi bán ra thị trường đều phải có nhãn mác, giấy phép sản xuất… Quy định khiến nhiều người lo lắng "rượu quê" sẽ bị khai tử. Tuy nhiên, ông Hà Quang Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương khẳng định không có chuyện khai tử rượu quê.

>> Chính thức cấm bán rượu 'cuốc lủi' không nhãn mác

Theo Nghị định 94, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm có dán nhãn, bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký với UBND cấp xã nơi sản xuất.

Khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, người nấu rượu cần xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.

Như vậy, tất cả các loại rượu “quê” được nấu thủ công và đang bán công khai, phổ biến ở mọi vùng miền trên cả nước sẽ bị xử lý, nếu không làm thủ tục xin giấy phép sản xuất, gắn nhãn mác…

Ông Hà Quang Hòa giải thích, nghị định nhằm kiểm soát được chất lượng rượu, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và góp phần chống thất thu thuế. Trong trường hợp người sản xuất rượu chưa đủ điều kiện để bán ra thị trường, quy định cũng cho phép người sản xuất rượu thủ công được bán sản phẩm cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu.

"Các hộ gia đình muốn sản xuất rượu chỉ cần đăng ký với địa phương, không bắt buộc phải công bố chất lượng, đăng ký nhãn mác. Chỉ cần xuất trình được hóa đơn, giấy tờ khi bị kiểm tra là được", ông Hòa cho biết thêm.

Rượu quê phải được nhập qua các doanh nghiệp có giấy phép chế biến

 

Theo ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương cho rằng, đối với các đơn vị sản xuất thủ công thì chia làm 3 đối tượng: Các làng nghề; các hộ gia đình có đủ điều kiện để sản xuất; các hộ nhỏ lẻ.

Đối với các làng nghề, các hộ gia đình có đủ điều kiện sản xuất để kinh doanh phải đảm bảo có nhãn mác, phải đăng ký hoạt động kinh doanh. Những hộ sản xuất nhỏ lẻ phải bán cho một đơn vị tinh chế rượu ví dụ như một xí nghiệp, hoặc một làng nghề để họ chế biến lại. Đối với hộ sản xuất nhỏ lẻ không phải đăng ký kinh doanh, không phải chịu thuế mà sẽ áp dụng một số chính sách đặc biệt  như miễn thuế, hoàn thuế hoặc đóng thuế VAT.

Ông Dũng cũng cho biết thêm, không phải cứ đóng thuế là được quảng cáo. Theo quy định chỉ những loại rượu dưới 15 độ mới được phép quảng cáo.

Theo thống kê, hiện nay cả nước có khoảng 127 cơ sở sản xuất rượu được cấp giấy phép. Trong đó, Bộ Công Thương cấp 13 giấy phép, các tỉnh cấp 114 giấy phép. Đồng thời, cũng có khoảng 400 Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh đã được cấp cho các hộ gia đình,...

Nguyễn Hoan

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.