Khơi dậy tiềm năng kinh tế tư nhân như thế nào?

09:32 | 22/06/2017

1,285 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đến nay, Việt Nam có khoảng 60 vạn doanh nghiệp tư nhân và hàng triệu hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đang còn ẩn giấu nhiều tiềm năng cần khai phá, hỗ trợ đúng cách để thực sự trở thành động lực phát triển cho nền kinh tế. 

PGS.TS Hồ Sỹ Hùng - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Gỡ bỏ rào cản kìm hãm KTTN

khoi day tiem nang kinh te tu nhan nhu the nao

Để phát triển doanh nghiệp (DN) Việt Nam nói chung và khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) nói riêng cần giải quyết 3 vấn đề: cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách DN nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tổng hợp ý kiến từ các DN, có một số rào cản đang kìm hãm sự phát triển của KTTN như sau:

Chưa có sự thống nhất giữa các bộ, ngành. Vẫn còn tình trạng nhiều cơ quan cùng quản lý một vấn đề, chồng chéo gây khó khăn cho DN trong quá trình kinh doanh. DN còn gặp nhiều vướng mắc trong lĩnh vực thuế, thủ tục hải quan…

Vấn đề tiếp cận đất đai, thủ tục giải phóng mặt bằng rất phức tạp, giá thuê đất thì cao mà để cấp phép thì thủ tục khó, nan giải. Trong đó thu hồi đất rất nan giải, phương pháp tính giá đất phức tạp và thông tin quy hoạch không rõ ràng, chồng chéo khiến các DN khó tiếp cận.

Vấn đề thị trường, quản lý chất lượng hàng hóa thiếu hiệu quả. Hàng giả, hàng nhái đang là vấn nạn khó giải quyết ảnh hưởng đến kinh doanh của các DN. Vấn đề tín dụng cũng rất là “khó nhằn” khiến DN tư nhân rất khó tiếp cận vốn vay. Một rào cản nữa là các chi phí kinh doanh rất cao như logistic, tiền lương, bảo hiểm, chi phí giao dịch, lãi suất cao…

khoi day tiem nang kinh te tu nhan nhu the nao
Mô hình kinh tế tư nhân là nền tảng phát triển doanh nghiệpx

Cuối cùng là sự phối hợp thanh tra, kiểm tra và kiểm toán hầu như không có. Đặc biệt có DN phải tiếp 9 đoàn thanh tra kiểm tra trong năm 2016.

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội: Cần giải pháp hữu hiệu để phát triển KTTN

khoi day tiem nang kinh te tu nhan nhu the nao

Về mặt lý luận thì cần phân định rõ hơn nữa về vai trò, chức năng giữa KTTN và Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, xóa bỏ cơ chế xin cho và minh bạch hóa tài chính. Theo chúng tôi cần phải nhanh chóng đưa các nghị quyết, chỉ thị vào thực tế bằng cách gắn trách nhiệm với người đứng đầu các DN.

Tuy nhiên, xóa rào cản vẫn là chưa đủ, cần phải tạo dựng nền tảng cơ bản phát triển KTTN trong dài hạn. Muốn làm như vậy cần phải làm được 4 vấn đề: Thứ nhất là, cải cách mạnh mẽ, quyết liệt 5 lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế về đầu tư công, DNNN, tài chính ngân hàng, quản lý công và cơ chế giám sát. Trong đó, chú trọng về đổi mới DNNN. Chỉ có đổi mới DNNN mới tạo được không gian phát triển KTTN.

Giai đoạn 2006 -2015, KTTN đóng góp hơn 40% GDP; 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp; Khoảng 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ; 35% tổng vốn đầu tư phát triển; Thu hút 51% lực lượng lao động của cả nước và tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm.

Thứ hai là, đẩy mạnh 3 vấn đề về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực. Trong thể chế về nền kinh tế thị trường cần chú trọng về yếu tố sản xuất, những kỳ vọng của thị trường.

Thứ ba là, cần xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia với trọng tâm là KTTN trong đó đặc biệt áp dụng công nghệ và nuôi dưỡng môi trường sáng tạo. Thiết lập nền tảng quản trị quốc gia tốt, thực hiện Chính phủ liêm chính kiến tạo, phát triển xây dựng dịch vụ hành chính công hiệu quả.

Cuối cùng là cần có chính sách riêng cho từng nhóm DN, từ DN quy mô vừa, nhỏ đến khởi nghiệp, từ DN trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ. Đây không phải là vấn đề phân biệt đối xử mà dựa theo đặc thù của từng nhóm DN để áp dụng chính sách phù hợp. Lấy ví dụ như đối với DN lớn phải kết nối với thị trường tiêu thụ quốc tế, phải bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đổi mới sáng tạo. Hay các nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ phải liên kết được với nhau cần thiết lập khung về từng ngành, cần đổi mới quản trị…

TS Trần Thị Hồng Minh - Cục trưởng Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch Đầu tư: Cải cách đăng ký kinh doanh

khoi day tiem nang kinh te tu nhan nhu the nao

Từ năm 2007 đến nay, các thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh đã được cải cách khá triệt để. Việc tạo ra cơ chế liên thông giữa các cơ quan quản lý, công khai minh bạch thông tin bằng sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử, áp dụng cấp mã số thuế điện tử, hóa đơn điện tử đã giảm chi phí, thời gian rất nhiều cho DN.

Nếu trước đây có 63 tỉnh, thành phố thì có 63 cơ quan đăng ký kinh doanh tác nghiệp độc lập và không có liên quan với nhau, liên hệ rất rời rạc và chúng ta không vẽ ra được được bức tranh tổng thể DN trên toàn quốc là có bao nhiêu DN và họ kinh doanh trong lĩnh vực nào, số lượng ra sao… Từ khi Bộ Kế hoạch Đầu tư được giao thực hiện hệ thống cơ sở dữ liệu về DN, hệ thống thông tin này đã giúp các cơ quan đăng ký kinh doanh trên toàn quốc tác nghiệp trên một nền tảng pháp lý như nhau và trên hệ thống thông tin có thể kết nối, cả cơ quan và người dân đều có thể lấy được thông tin về DN một cách chính xác, nhanh nhất ở thời điểm thực và toàn diện nhất về DN.

Cải cách thứ hai là tư duy tạo cho DN cơ chế dễ dàng nhất để gia nhập thị trường. Chính vì vậy, Luật DN 2014 đã có rất nhiều quy định thông thoáng tạo điều kiện cho DN gia nhập thị trường nhanh nhất. Ví dụ như về thời gian thành lập DN, nếu trước năm 2005 DN muốn gia nhập thị trường thì thời gian để lấy được giấy phép đăng ký kinh doanh mất 32 ngày. Đến nay Luật DN 2014 quy định chỉ còn 3 ngày. Nhưng theo thống kê thực tế, thời gian thực chỉ hơn 2 ngày. Trong đó một số địa phương thì chỉ 1-2 ngày đã cấp xong đăng ký kinh doanh cho DN. Đặc biệt, khi DN có sự thay đổi thì chỉ cần thông báo cho cơ quan quản lý…

Một số cải cách mang tính hồ sơ DN chúng tôi đã áp dụng cơ chế đăng ký qua mạng điện tử. Trước kia DN phải đến cơ quan đăng ký nộp bộ hồ sơ giấy thì bây giờ họ có thể thủ công ở bất cứ chỗ nào, bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào cũng có thể nộp hồ sơ qua mạng mà không cần đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Tôi khẳng định rằng cải cách về đăng ký kinh doanh đã tạo ra một môi trường minh bạch với thông tin DN rất đầy đủ. Hệ thống thông tin đăng ký kinh doanh có cơ sở dữ liệu về đăng ký DN và một cổng thông tin về đăng ký DN. Cơ sở quốc gia về đăng ký DN đã được Chính phủ công nhận là một trong 6 cơ sở dữ liệu nền tảng để thực hiện Chính phủ điện tử. Trong cơ sở dữ liệu chúng tôi lưu trữ tất cả các thông tin về DN đã gia nhập thị trường, kể cả thông tin về DN rời khỏi thị trường và các DN đang hoạt động.

Trên cổng thông tin đăng ký DN, các DN, người dân đến các cơ quan quản lý nhà nước đều có thể giám sát, nắm bắt được thông tin về DN. Chúng tôi cho rằng đây là cách thức rất quan trọng tạo ra sự minh bạch về thông tin. Ví dụ như DN có thể qua cổng thông tin này để biết được DN mà mình chuẩn bị ký kết hợp tác kinh doanh đang hoạt động ở lĩnh vực nào, đại diện pháp luật là ai và người nào có đủ điều kiện để ký kết hợp đồng… Những vấn đề này tạo điều kiện tốt cho DN tìm đối tác, bạn hàng để phát triển các cơ hội kinh doanh.

Mục tiêu cụ thể trong Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3-6-2017 về phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực KTTN. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu DN; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu DN và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng của KTTN cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực KTTN vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60-65%.

Bình quân giai đoạn 2016-2025, năng suất lao động tăng khoảng 4-5%/năm. Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Ý kiến người trong cuộc

PGS.TS Nguyễn Trọng Điều - Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam: “Doanh nhân, doanh nghiệp tư nhân cần một môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định tránh được những rủi ro. Thủ tục hành chính phải thông thoáng. Tất cả các quốc gia phát triển trước đây đều chỉ ra rằng phải cải cách hành chính, cải cách triệt để thì doanh nghiệp mới phát triển được. Chính thủ tục hành chính rườm rà là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển kinh tế”.

Ông Trần Anh Dũng - Đại diện Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam: “Chúng ta phải loại bỏ khái niệm kinh tế nhà nước - KTTN. Chừng nào chúng ta còn hai khái niệm này thì việc phân biệt “con nuôi” và “con đẻ” vẫn còn. Nếu không thay đổi tư duy này thì không thể thay đổi tư duy quản lý vĩ mô bởi doanh nghiệp nhà nước được ưu ái rất rõ ràng và doanh nghiệp tư nhân vẫn tự bươn chải thì không thể nào có được sự phát triển mạnh mẽ trong khu vực KTTN được. Thay đổi tư duy phân biệt đối xử, thống nhất lực lượng doanh nghiệp Việt Nam sẽ tạo ra một nguồn lực đủ mạnh để kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng”.

TS Ngô Văn Điểm - Thành viên HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn: “Để triệt để loại bỏ lợi ích nhóm, công ty sân sau, DNNN không những phải công khai thông tin kết quả kinh doanh, quản trị mà phải công bố thông tin cả về người có liên quan nếu có các hợp đồng giao dịch liên quan. Muốn KTTN phát triển phải hỗ trợ mạnh về hộ kinh doanh cá thể. Phải đưa hộ kinh doanh cá thể vào đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước”.

Ông Trần trọng Thành - Chủ tịch HĐQT Vinapo Inc: “Chúng ta đang thiếu “chợ” theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Không có chợ chúng ta không có trục liên kết bán hàng, không kịp thời tìm được nhà cung cấp nên chi phí bán hàng rất cao, thường xuyên bị ép giá. Bởi vậy, mong muốn lớn nhất của doanh nghiệp là làm sao để hàng hóa phải lưu thông nhanh, để mua nhanh, bán nhanh, công khai minh bạch”.

Thành Công

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,650 83,850 ▲200K
AVPL/SJC HCM 81,650 ▼50K 83,850 ▲150K
AVPL/SJC ĐN 81,650 ▼50K 83,850 ▲150K
Nguyên liệu 9999 - HN 75,000 76,100
Nguyên liệu 999 - HN 74,900 76,000
AVPL/SJC Cần Thơ 81,650 83,850 ▲200K
Cập nhật: 20/04/2024 12:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 81.800 83.800
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 81.800 83.800
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 81.800 83.800
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.100 ▲100K 84.000 ▲200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 83.800
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 83.800
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 20/04/2024 12:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,475 ▲10K 7,680 ▲10K
Trang sức 99.9 7,465 ▲10K 7,670 ▲10K
NL 99.99 7,470 ▲10K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,450 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,540 ▲10K 7,710 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,540 ▲10K 7,710 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,540 ▲10K 7,710 ▲10K
Miếng SJC Thái Bình 8,200 ▲10K 8,390 ▲20K
Miếng SJC Nghệ An 8,200 ▲10K 8,390 ▲20K
Miếng SJC Hà Nội 8,200 ▲10K 8,390 ▲20K
Cập nhật: 20/04/2024 12:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,000 ▲200K 84,000 ▲200K
SJC 5c 82,000 ▲200K 84,020 ▲200K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,000 ▲200K 84,030 ▲200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,800 76,700
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,800 76,800
Nữ Trang 99.99% 74,700 76,000
Nữ Trang 99% 73,248 75,248
Nữ Trang 68% 49,335 51,835
Nữ Trang 41.7% 29,345 31,845
Cập nhật: 20/04/2024 12:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CHF 27,431.25 27,708.34 28,597.19
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
DKK - 3,552.42 3,688.45
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
INR - 302.93 315.05
JPY 160.50 162.12 169.87
KRW 15.82 17.58 19.18
KWD - 82,281.90 85,571.24
MYR - 5,255.57 5,370.18
NOK - 2,249.33 2,344.82
RUB - 257.39 284.93
SAR - 6,760.49 7,030.75
SEK - 2,259.94 2,355.88
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
THB 609.62 677.36 703.30
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Cập nhật: 20/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,001 16,021 16,621
CAD 18,177 18,187 18,887
CHF 27,419 27,439 28,389
CNY - 3,442 3,582
DKK - 3,542 3,712
EUR #26,237 26,447 27,737
GBP 30,905 30,915 32,085
HKD 3,117 3,127 3,322
JPY 160.25 160.4 169.95
KRW 16.3 16.5 20.3
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,228 2,348
NZD 14,723 14,733 15,313
SEK - 2,253 2,388
SGD 18,116 18,126 18,926
THB 637.47 677.47 705.47
USD #25,150 25,150 25,473
Cập nhật: 20/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,170.00 25,172.00 25,472.00
EUR 26,456.00 26,562.00 27,742.00
GBP 30,871.00 31,057.00 32,013.00
HKD 3,176.00 3,189.00 3,292.00
CHF 27,361.00 27,471.00 28,313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15,933.00 15,997.00 16,486.00
SGD 18,272.00 18,345.00 18,880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18,092.00 18,165.00 18,691.00
NZD 14,693.00 15,186.00
KRW 17.52 19.13
Cập nhật: 20/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25245 25295 25470
AUD 16131 16181 16583
CAD 18297 18347 18753
CHF 27805 27855 28267
CNY 0 3479 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26851 26901 27412
GBP 31459 31509 31976
HKD 0 3140 0
JPY 162.71 163.21 167.75
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0396 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14795 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18528 18528 18889
THB 0 649.9 0
TWD 0 779 0
XAU 8200000 8200000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 20/04/2024 12:00