Trường sư phạm chỉ tuyển học sinh khá, giỏi:

Khó khả thi?

07:00 | 11/03/2018

272 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa đưa ra quy định học sinh có học lực loại giỏi mới được xét tuyển vào đại học sư phạm; học sinh có học lực loại khá mới được xét tuyển vào các trường cao đẳng, trung cấp. Tuy nhiên, quy định này đang bị đánh giá là duy ý chí và khó khả thi.

Không dễ tuyển sinh

Tại Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2018 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố để xin ý kiến dư luận, cụ thể Điều 17, Khoản 3, Thông tư số 05/2017/BGDĐT ngày 25-1-2017 sẽ được sửa đổi, bổ sung: “Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông (THPT) để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên như sau: Đối với trình độ ĐH, xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên. Đối với trình độ CĐ, trung cấp, xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên”.

kho kha thi
Giáo viên mầm non trong một tiết dạy

Nội dung đổi mới này được đại diện các trường ĐH hưởng ứng và cho rằng, quy định hút người giỏi vào sư phạm sẽ giúp chất lượng đầu vào sư phạm tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, các trường cũng sẽ không dễ tuyển sinh.

Bên cạnh những thay đổi về quy chế tuyển sinh để hút người tài, ngành giáo dục còn đặt ra mục tiêu tuyển sinh đào tạo theo nhu cầu của địa phương nhằm khắc phục bài toán “thừa, thiếu giáo viên”. Thanh Hóa là địa phương đầu tiên làm việc này. Cụ thể, UBND tỉnh đã có đề án đặt hàng Trường ĐH Hồng Đức đào tạo mỗi năm mỗi ngành 10-15 em, ít nhất tổng điểm 3 môn là 24 điểm. Các em sẽ được đào tạo theo chương trình chất lượng cao. Tỉnh cam kết sẽ sử dụng khi các em tốt nghiệp và mỗi sinh viên sẽ được hỗ trợ thêm 5 triệu đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, theo TS Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục ĐH, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam: Lâu nay hiệp hội đã có ý kiến đề nghị Bộ GD&ĐT nên bỏ việc quy định điểm sàn mà thay vào đó có thể áp dụng theo nguyên tắc: Nếu học trò đã vượt qua kỳ thi THPT Quốc gia thì em đó có quyền đăng ký vào các trường ĐH, còn việc có trúng tuyển hay không thì nên để trường ĐH đó quyết định.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc Bộ GD&ĐT đưa ra quy định học sinh có học lực loại giỏi mới được xét tuyển vào ĐH sư phạm; học sinh có học lực loại khá mới được xét tuyển vào các trường CĐ, trung cấp thì khó khả thi.

Cần “cú hích” để tuyển được người tài

Đối với quy định mới của Bộ GD&ĐT, GS.TS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, tiêu chí này có tính đột phá, nhưng nó nên là hệ quả của một giải pháp khác. Theo ông Báo, cần có thêm nhiều chế độ thu hút người tài bao gồm: Lúc đang học (miễn học phí, tăng học bổng), khi tốt nghiệp ra trường (có việc làm ngay) và chế độ khi đi dạy (lương hấp dẫn, môi trường làm việc tốt).

GS Đinh Quang Báo cũng cho biết thêm, ngành giáo dục đã từng áp dụng việc miễn học phí và tăng học bổng cho sinh viên vào năm 1996 và đã lựa chọn được rất nhiều học sinh giỏi cho ngành sư phạm. Thậm chí, Khoa Toán của ĐH Sư phạm Hà Nội điểm chuẩn đầu vào là 27. Chính vì thế, để thu hút được người tài, việc áp dụng các chính sách ưu tiên, nhất là về việc làm là điều ngành giáo dục cần cân nhắc.

Bên cạnh những bất cập trong chính sách đãi ngộ, ngành sư phạm cũng đang “gặp khó” khi phải đối mặt với nhiều bất cập trong chính các trường sư phạm. GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, hiện Bộ GD&ĐT chưa quản lý thống nhất về chỉ tiêu đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm. Bên cạnh đó, tại các trường sư phạm đang tồn tại nhiều trình độ đào tạo khác nhau.

Để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên cần phải có kế hoạch để đầu tư cho các trường sư phạm. Bộ GD&ĐT cần phải tập trung nghiên cứu về dân số, quy mô, độ tuổi, phân bố địa lý, về dự báo số lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu mô hình, cách thức có trọng tâm trọng điểm, đánh giá năng lực của từng trường để có nguồn lực đầu tư phù hợp. Vì vậy, sớm quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm là yêu cầu cần thiết.

Thay đổi tuyển sinh ngành sư phạm ngay trong năm 2018, tức là Bộ GD&ĐT đã nhìn thấy rất rõ những bất cập trong tuyển sinh sư phạm. Thế nhưng, dự thảo quy định mới cũng chỉ dừng ở mức “chữa cháy” chứ chưa phải giải án căn cơ.

kho kha thi

TS Nguyễn Viết Khuyến (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam):

Thực tế cho thấy, muốn học sinh giỏi vào sư phạm thì nên có chính sách đãi ngộ hấp dẫn và cam kết việc làm sau khi tốt nghiệp, không cần phải quy định tiêu chuẩn đầu vào mới tuyển được học sinh khá, giỏi. Nếu vẫn còn tình trạng cử nhân sư phạm ra trường thất nghiệp như hiện nay thì việc đặt ra tiêu chuẩn học sinh giỏi vào ngành sư phạm rất khó khả thi.

kho kha thi

Ông Trần Anh Tuấn - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT):

Đối với hình thức xét tuyển bằng điểm thi THPT Quốc gia, Bộ GD&ĐT cũng sẽ dự kiến đưa ra các mức điểm sàn hợp lý, có thể cao hơn so với các năm trước để bảo đảm chất lượng. Tiêu chí này cũng được xây dựng căn cứ vào các số liệu từ địa phương gửi về. Bộ sẽ căn cứ vào nhu cầu để đưa ra mức điểm sàn hợp lý nhằm hạn chế việc dư thừa giáo viên.

K.An

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.