Khi nồi áp suất được dùng làm bom

10:51 | 18/04/2013

1,411 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Cục Ðiều tra Liên bang Mỹ (FBI) khẳng định hai quả bom nổ tại cuộc đua Marathon Boston hôm 15/4 được đặt trong một cái bao màu tối, trong đó có thể có mấy cái nồi áp suất nhét đầy đinh và bi sắt. Điều đáng nói là đây không phải lần đầu loại bom “nhà bếp” này được sử dụng.

 

 

 

>> Thiếu tướng Lê Văn Cương nói về vụ đánh bom khủng bố ở Boston

>> Nổ bom liên hoàn tại Mỹ, nhiều người tử thương

Nhồi đầy một nồi áp suất với chất nổ, mảnh kim loại nhỏ và một bộ phận kích nổ có thể chế thành một quả bom tự tạo

Nồi áp suất là dụng cụ thường dùng trong nhà bếp của các gia đình trên toàn thế giới, nó có nhiều công dụng từ nấu cơm cho đến bảo quản các thức ăn trong hộp.

Tuy nhiên nhồi đầy một nồi áp suất với chất nổ, mảnh kim loại nhỏ và một bộ phận kích nổ có thể chế thành một quả bom tự tạo giống như quả bom mà nhà FBI tin là đã được sử dụng trong cuộc tấn công vào cuộc chạy bộ Marathon ở Boston ngày 15/4.

Các giới chức Mỹ từ lâu đã cảnh báo là nồi áp suất có thể sử dụng để tấn công khủng bố. Trong một bảng ghi nhớ vào năm 2004, Bộ Nội an Mỹ cho biết việc cải biến nồi áp suất thành một quả bom tự chế là một kỹ thuật thường được dạy trong các trại huấn luyện khủng bố tại Afghanistan.

Trong tạp chí Inspire, một tạp chí có liên hệ với Al-Qaida và Anwar al-Awlaki, một giáo sĩ cực đoan sinh tại Mỹ đã qua đời, có bài báo “Làm thế nào chế tạo một quả bom trong nhà bếp của mẹ bạn” chỉ cách cho những tay đánh bom trong tương lai làm cách nào để sử dụng nồi áp suất trong một cuộc tấn công.

Thêm vào đó, trang mạng của các phần tử vô chính phủ và những tổ chức tôn vinh giống da trắng cũng bàn đến việc sử dụng bom bằng nồi áp suất.

Phần còn lại của quả bom áp suất nhồi kim loại

Vào năm 2011, binh nhì Lục quân Mỹ Naser Jason Abdo bị truy tố về tội âm mưu cho nổ tung các bạn đồng ngũ và nhà cầm quyền tìm thấy nồi áp suất và thuốc súng trong phòng khách sạn của ông này. Việc đánh bom bằng xe thất bại vào năm 2011 tại quảng trường Times Square ở New York cũng dùng nồi áp suất chứa 120 quả pháo bông. Cũng trong năm đó, một tay đánh bom tự sát tại Stockholm đã dùng một quả bom nồi áp suất nhưng không nổ.

Loại bom này rất phổ biến trong những cuộc tấn công tại Nam Á. Người đứng đầu đội chuyên phá bom tại tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa, một vùng đầy rẫy những cuộc tấn công vào thường dân của các phần tử chủ chiến, nói với báo Los Angeles Times là gần một nửa của hơn 5.000 quả bom đã được tháo ngòi kể từ năm 2009 đã sử dụng nồi áp suất.

Các giới chức Mỹ đã cảnh báo là loại bom này không cần nhiều tiền hay được huấn luyện đặc biệt mới chế được. Bom cũng trông vô hại dưới mắt của những người không được huấn luyện.

Tuy nhiên một bất lợi đối với những kẻ tấn công là đường kính ảnh hưởng của bom nồi áp suất bị rút ngắn lại vì mất một số năng lượng đáng kể để phá vỡ thành bằng thép dày của nồi. Song cùng một lúc, các mảnh vỡ của thành bắn ra có thể tăng thêm tính sát thương của quả bom.

Th.Long (Theo Reuters)

 

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc