Khánh Ly: Người hát về thân phận, kiếp người

11:11 | 26/12/2015

2,179 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngoài hát Trịnh Công Sơn thì Khánh Ly còn hát nhạc Phạm Duy, Đoàn Chuẩn… Nhưng dù hát giai điệu của ai, Khánh Ly với cái tên của mình, với những huyền thoại về một thời mười năm đói khổ nhưng hạnh phúc khi được hát nhạc Trịnh Công Sơn đã luôn luôn là một cái tên được người mến mộ yêu thích ở bất cứ thời điểm nào từ nửa thế kỷ qua.

Khánh Ly sinh ở Hà Nội mùa xuân 1945 - cái mùa xuân khủng khiếp của nạn đói Việt Nam. Xác người nằm rải rác khắp thủ đô. Nhưng dù đói, trời đất vẫn sinh sôi ra những số phận nối tiếp thế hệ đã tàn lụi. Chỉ sinh ra được 3 ngày, Khánh Ly đâu biết chính khi cô chính thức có giấy khai sinh với cái tên Nguyễn Thị Lệ Mai thì Hà Nội vang lừng tiếng súng Nhật - Pháp bắn đêm 9/3/1945.

Rồi sau đó chỉ 5 tháng, cuộc khởi nghĩa rung trời lở đất ở Hà Nội ngày 19/8/1945 cũng có rất nhiều đứa trẻ sinh trong ngày Khánh Ly hoặc trong năm 1945. Nhưng sự ám ảnh của chiến tranh đã thấm vào vô thức Khánh Ly có lẽ là thật dị biệt, để rồi khi bước vào tuổi thanh xuân chị đã phải cất cao tiếng hát những giai điệu phản chiếu của Trịnh Công Sơn.

khanh ly nguoi dan ba hat
Danh ca Khánh Ly

Phố Hàng Bông là nơi xưa kia, cô bé Lệ Mai học lỏm được ca khúc: “Thơ ngây” của nhạc sĩ Anh Việt - một nhạc sĩ ở tận Kiên Giang nhưng viết ca khúc lại có phong cách rất Hà Nội qua các cửa hàng bán loa, đài, máy hát. Phố Hàng Bông thuở Lệ Mai 9 tuổi là phố đã được xây dựng lại trên nền đổ nát của phố cổ đã tan hoang trong trận “Trùng độc chiếm” của quân dân thủ đô cầm chân thực dân Pháp suốt hai tháng ròng rã với những hy sinh và đập vỡ không kể xiết.

Với ca khúc “Thơ ngây”, cô bé Lệ Mai ngày đó đã dám đến leo lên sân khấu hát tham dự cuộc thi trong một Kermesse tổ chức tại Hà Nội. Sau Hiệp định Giơnevơ, Hà Nội của Lệ Mai đón quân về giải phóng. Còn những người Hà Nội di cư vào Nam đem lối sống Hà Nội cổ vào đất mình cư trú. Vẫn một đam mê ca hát cháy bỏng, khi vào cư trú tại Đà Lạt, cô bé Lệ Mai 11 tuổi đã ngoạn mục quá giang trên xe chở bắp cải từ Đà Lạt vào Sài Gòn, ghi danh buổi tuyển lựa ca sĩ thiếu nhi do đài Phát - Á tổ chức tại rạp Norodon. Dịp đó, cô hát ca khúc “Ngày trở về” của Phạm Duy và đạt giải nhì sau thần đồng Quốc Thắng. Đấy là chứng chỉ đầu tiên đưa Khánh Ly vào nghiệp cầm ca cho đến tận bây giờ

17 tuổi, cô thiếu nữ Lệ Mai đã đi hát ở phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện - Sài Gòn. Nhưng đến cuối năm đó, cô lại về Đà Lạt hát cho một phòng trà night clup suốt 6 năm ròng. Chính ở đây, năm 1964 Lệ Mai đã gặp Trịnh Công Sơn và đã bắt đầu tiếp nhận những giai điệu trữ tình của Trịnh Công Sơn. Từ đó họ đã trở thành bạn bè.

Nhiều lần Trịnh Công Sơn đề nghị Lệ Mai về Sài Gòn cùng hát nhưng duyên phận của định mệnh chưa đến. Nó phải để cho Lệ Mai thấm thía đến tận cùng của sự bức bối của một năng lực như cô bị tù túng tại góc rừng thơ mộng này. Nó cũng phải để cho Trịnh Công Sơn trở về Bảo Lộc tiếp tục những ngày dạy học buồn tẻ trên Cao nguyên, để rồi giật bắn mình khi chiến tranh ập đến, để rồi phải chui vào góc rừng sâu “xổ” ra một cơn giai điệu mang tên “Ca khúc da vàng”, rồi phố lang thang độc hành cùng những bài phản chiến này trên các sân khấu đô thị miền nam như Huế, Sài Gòn.

Và định mệnh đã tái hợp họ thành cặp bài trùng vào năm 1967 khi Lệ Mai tình cờ gặp Trịnh Công Sơn trên đường Lê Thánh Tông - Sài Gòn. Tiếng sét tình bằng hữu đã tạo nên một khoảnh khắc lịch sử cho nền âm nhạc Việt Nam. Ngay từ chiều đó, họ đã về quán Văn mái lá sơ sài, nền gạch vụn nát sau lưng làng Đại học văn khoa, và cặp bài trùng đã cất tiếng hát.

khanh ly nguoi dan ba hat
Khánh Ly - Trịnh Công Sơn

Không rõ cái nghệ danh Khánh Ly đã do chị tự đặt cho mình hay Trịnh Công Sơn, hay ai đó đặt cho chị. Nhưng cái tích Khánh Ly và Yến Ly thì đã khắc sâu vào lịch sử Trung Quốc từ thời Đông chu liệt quốc.

Khánh Ly là tên ghép giữa chữ đầu Khánh Kỵ và chữ đuôi của Yến Ly mà thành. Thời đông chu liệt quốc cũng còn gọi là Xuân Thu chiến quốc là một thời loạn lạc tang thương. Khánh Kỵ là con của Ngô Vương Liễu. Thừa lúc Khánh Kỵ sang nước vệ, công tử Quang ở nhà tại nước Ngô đã hành thích Ngô Vương Liệu. Biết Khánh Kỵ là người có sức khỏe lạ thường lại rất dũng mãnh, công tử Quang sai Yến Ly sang nước Vệ trừ khử Khánh Kỵ. Yến Ly tới nước vệ gặp Khánh Kỵ nói dối là muốn cùng Khánh Kỵ vượt sông về đoạt lại nước Ngô từ công tử Quang. Khi ra giữa sông, Yến Ly thừa lúc Khánh Kỵ sơ ý, rút kiếm đâm Khánh Kỵ vào chỗ hiểm. Dù bị đâm, nhưng cảm động về lòng trung thành của Yến Ly, Khánh Kỵ tha cho Yến Ly về nước Ngô báo công. Về tới Giang Lẵng, Yến Ly dùng kiếm tự sát để báo ân tình của Khánh Kỵ.

Câu chuyện về hai nhân vật thời Đông Chu liệt quốc được Lệ Mai lấy tên ghép lại thành nghệ danh Khánh Ly có lẽ là câu chuyện sâu sắc nhất về chuyện đặt nghệ danh của nhiều nghệ sĩ chúng ta. Ẩn sau nghệ danh này là một câu chuyện Lệ Mai muốn hướng đến sự cao cả của hai bậc đại nhân kia trong cách xử sự đầy tình nghĩa và nhuộm đỏ bi kịch.

Hình như đó cũng là một ghi nhận sâu xa kể về một thời tào loạn ở Việt Nam. Vì thế khi cất giọng khàn đục và mê hoặc, hát những tình khúc và ca khúc phản chiếu của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly đã làm rung động và bàng hoàng một thế hệ trẻ, đánh dấu son cho sự thành công của âm nhạc Trịnh Công Sơn.

Từ chỗ còn run khi lần đầu tiên hát trước đám đông, đến nỗi phải bỏ giầy cao gót đứng hát bằng đôi chân đất để rồi mang biệt danh “Nữ hoàng chân đất”, “Nữ hoàng sân cỏ” cho đến khi chủ động làm ngây ngất hàng ngàn khán giả bằng giọng hát của mình, Khánh Ly thực sự trở thành một giọng vàng tuy sau Lệ Thu về tuổi tác, nhưng nổi danh cùng thời.

Năm 1975 khi Khánh Ly định cư tại Hoa Kỳ thì cũng là năm giọng vàng của chị loang ra miền Bắc khiến cho cả chị và Trịnh Công Sơn có thêm nửa khán gỉa của đất nước là miền Bắc, trong đó có Hà Nội quê hương chị.

Ngoài hát Trịnh Công Sơn thì Khánh Ly còn hát nhạc Phạm Duy, Đoàn Chuẩn… Nhưng dù hát giai điệu của ai, Khánh Ly với cái tên của mình, với những huyền thoại về một thời mười năm đói khổ nhưng hạnh phúc khi được hát nhạc Trịnh Công Sơn đã luôn luôn là một cái tên được người mến mộ yêu thích ở bất cứ thời điểm nào từ nửa thế kỷ qua.

Năm 2014 Khánh Ly đã về trình diễn live show của mình tại Hà Nội vào đầu tháng 5 và tháng 8, sau đó là ở Đà Nẵng. Mồ côi từ sớm, có lúc cái tên Nguyễn Thị Lệ Mai được gọi là Phạm Thị Lệ Mai theo cha dượng, mới thấy Khánh Ly cần tình thương đến thế nào. Ở chương trình tới hát cùng Lệ Thu và Lê Uyên cũng là lần trải mình ra để đón nhận tình thương của chị.

khanh ly nguoi dan ba hat

Khánh Ly sẽ “Cúi xuống thật gần”

Trở lại Hà Nội vào cuối năm trong cái rét ngọt đầu mùa, nữ danh ca Khánh Ly sẽ mang tới cho khán giả thủ đô các ca khúc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những ca khúc về thân phận, kiếp người của nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Trầm Tử Thiêng… Đây là sự kiện nhằm ủng hộ Quỹ “Vòng tay nhân ái” của ca sĩ Khánh Ly  

khanh ly nguoi dan ba hat

Khánh Ly: Vì những năm tháng cách xa, tôi đã trở thành kỷ niệm...

Có thông tin cho rằng vì xích mích Khánh Ly từng tuyên bố không đứng chung sân khấu với Lệ Thu. Tin đồn đó đến nay không rõ thật hay giả, tuy nhiên, ngay tại sân khấu Hà Nội cặp bạn thân từ thời…con nít khiến khán giả bật cười trước những lời “chành chọe”, tố cáo nhau…

khanh ly nguoi dan ba hat

Khánh Ly trở về - 50 năm du ca một kiếp

(Petrotimes) - Chiều ngày 24/9, Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ VH-TT-DL đã ký giấy phép (số 691/NTBD-PQL) đồng ý cho ca sĩ Khánh Ly và Bằng Kiều về Việt Nam biểu diễn đến hết tháng 12.

Thanh Huyền

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

(PetroTimes) - Đợt khảo sát tháng 3/2024, đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt đã ghi nhận thêm 22 hang động mới và 3 hang động khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.