Khám phá linh vật Việt Nam

08:33 | 29/10/2015

4,181 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Gần 100 hiện vật tiêu biểu thuộc 27 loại hình linh vật gồm: Vật tổ trong văn hóa Đông Sơn, hình tượng: Rồng, Kỳ Lân, Rùa, Long mã, Cá hóa rồng, Chim thần Garuda, Si vẫn, Bồ lao, Thao Thiết, Tích Tà … đã được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam.
kham pha linh vat viet nam
Góc trưng bày một số mẫu linh vật thuộc nhóm nghê, sư tử.

27 loại hình linh vật tại triển lãm chuyên đề “Linh vật Việt Nam đã cho thấy khá trọn vẹn “chặng đường” lịch sử của linh vật Việt trải qua từ thời cổ đại cho đến triều Nguyễn. Đây là các linh vật gắn bó với đời sống tinh thần, tâm linh cuả người Việt từ xa xưa, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau như: vật tổ trong văn hóa Đông Sơn; hình tượng rồng, kỳ lân, long mã, phượng; hình tượng Thao thiết, Tiêu đồ, Tích tà, 12 con giáp…

Dù là linh vật nào, cũng đều có chiều sâu ý nghĩa và bề dày lịch sử qua từng thời đại khác nhau.

kham pha linh vat viet nam
Hình Bồ Lao trên quai chuông.

Mỗi một loại linh vật đều có những chú thích cụ thể, thậm chí những câu chuyện thú vị xoay quanh linh vật đó. Chẳng hạn Bồ Lao là động vật biển, thích âm thanh lớn, thích gầm rống. Trên biển, Bồ Lao sợ nhất cá kình, khi bị cá kình đuổi đánh thì kêu rất to. Người xưa khi đúc chuông thường đúc hình Bồ Lao trên quai chuông, còn dùi thì đúc hình cá kình với mong muốn tiếng chuông vang xa. Do đó “bồ lao” cũng là từ để chỉ tiếng chuông chùa. Ở Việt Nam, Bồ Lao thường được thể hiện dưới dạng rồng hai đầu.

Trong đó đặc biệt có những hiện vật được đánh giá là bảo vật lần đầu được trưng bày như bộ ấn tín của triều Nguyễn có hình các linh vật, các hiện vật được khai quật từ tàu đắm ở Quảng Nam…

Có những linh vật xuất hiện xuyên suốt trong lịch sử dân tộc như rồng, phượng, nghê/sư tử… nhưng cũng có những linh vật chỉ xuất hiện tại một vài thập kỷ trong lịch sử như hình tượng ngựa có cánh, chim thần Garuda… Các linh vật cho thấy bản sắc văn hóa Việt và dấu ấn của mỗi thời kỳ lịch sử…

kham pha linh vat viet nam Khám phá văn hóa Đông Nam Á giữa lòng Thủ đô

Các hình tượng linh vật trưng bày chuyên đề sẽ giúp công chúng khám phá, tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về sự phong phú, đa dạng và độc đáo của Linh vật Việt Nam cũng như diễn biến phát triển, đặc điểm tạo hình, phong cách nghệ thuật, chức năng sử dụng cùng những ý nghĩa biểu tượng văn hóa của chúng, khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa Việt Nam từ đó nâng cao ý thức văn hóa dân tộc trong việc sử dụng các biểu tượng văn hóa.

Điểm mới của trưng bày chuyên đề lần này là thí điểm ứng dụng công nghệ trình chiếu, tương tác 3D (trình chiếu 3D Hologram) một số hiện vật đặc sắc nhưng không có điều kiện giới thiệu trong phòng trưng bày. Điều này nhằm giúp khách tham quan có được những trải nghiệm thú vị và cảm nhận sự phong phú, đa dạng của sưu tập Linh vật Việt Nam hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Triển lãm sẽ diễn ra từ nay đến hết tháng 2/2016 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (số 1 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

kham pha linh vat viet nam
Thao Thiết đúc nổi trên tai thạp đồng khoảng từ thế kỷ 2 BC đến thế kỷ 2 AD.

Thao Thiết theo truyền thuyết là con vật ham ăn vô độ, thậm chí có thể ăn cả cơ thể mình. Vì thế, hình con Thao Thiết nhìn chính diện chỉ là phần đầu và hai chân trước, vừa dữ tợn vừa uy nghi. Ban đầu, Thao Thiết được trang trí trên bộ đồ ăn để nhắc nhở việc ứng xử lịch sự trong ăn uống. Sau này, hình Thao Thiết xuất hiện trên nhiều loại vật dụng khác, tượng trưng cho sự no đủ, bền vững.

kham pha linh vat viet nam
Đèn hình Tích Tà, từ thế kỷ 1-3.

Tích Tà là linh vật huyền thoại có nguồn gốc Á Đông. Đây là linh vật trấn giữ mang ý nghĩa biểu tượng trừ tà, xua đuổi điều xấu, mang lại sự tốt lành.

kham pha linh vat viet nam
Hình Si Vẫn trên mái nhà.

Si Vẫn, theo truyền thuyết là động vật biển có đuôi cong tròn, đập sóng thì mưa xuống. Bởi vậy, người xưa thường đắp con Si Vẫn trên nóc các công trình kiến trúc để đề phòng hỏa hoạn. Ở Việt Nam, Si Vẫn còn được gọi với tục danh là con Kìm, với nhiều cách thể hiện khác nhau: hình rồng, hình đầu rồng, hình cá, hình đầu rồng đuôi cá, hình si, hình đầu rồng đuôi si…

Bộ sưu tập không thể thiếu được hình tượng rồng, phượng... các linh vật này đặc biệt xuất hiện nhiều trong các cổ vật cung đình Nguyễn, từ những vật dụng thông thường như hộp trầu, lồng ấp, bát… cho đến binh khí, ấn vàng …

 

kham pha linh vat viet nam
Hình Giao long trang trí trên giáo đồng, Văn hóa Đông Sơn cách đây 2.500 – 2.000 năm.
kham pha linh vat viet nam
Tượng Rồng trên ấn "Đại Nam hiệp kỷ lịch chi bảo", triều Nguyễn, niên đại Thiệu Trị thứ 7.
kham pha linh vat viet nam
Tượng Sư tử/lân trên ấn “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo”, thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709).
kham pha linh vat viet nam
Hình tứ linh: Long, Li, Quy, Phượng trang trí trên nắp lồng ấp thế kỷ 19-20.
kham pha linh vat viet nam

Tượng rồng thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20.

kham pha linh vat viet nam
Tượng đồng Long Mã, thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.
kham pha linh vat viet nam
Tượng ngọc đầu trâu, thân người trong bộ sưu tập 12 con giáp, thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.
kham pha linh vat viet nam
Cặp tượng rắn đầu người thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20
kham pha linh vat viet nam
Đỉnh “Ngũ sư hí cầu” bằng đồng thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.
kham pha linh vat viet nam
Trưng bày thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng.

Linh vật (những con vật linh thiêng) là những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh hóa, được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tôn giáo. Linh vật thường được mô tả trong thần thoại, truyền thuyết và được biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình. Người xưa tin rằng, linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ.

 

Nguyễn Hoan

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.