Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư

07:30 | 22/02/2016

1,391 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bệnh viện Bạch Mai vừa thông báo 5 phát hiện mới nhất về điều trị ung thư mà các nhà khoa học trên thế giới sau một thời gian dài nỗ lực đã nghiên cứu ra. Đây thực sự là một tin vui cho bệnh nhân ung thư.

Theo các nhà khoa học, trước tình trạng bệnh ung thư ngày càng gia tăng và cướp đi sinh mạng hàng chục triệu người trên thế giới mỗi năm việc tìm ra phương pháp điều trị căn bệnh này là một câu hỏi mà những người có thiên chức duy trì, mang lại sự sống cho con người quyết tâm tìm bằng ra.

Và sự cố gắng đã mang lại cho họ hy vọng khi 5 phương pháp chữa trị tưởng chừng rất khó khăn nhưng hóa ra lại đơn giản tới không ngờ bởi nguồn gốc xuất xứ “phác đồ” hoặc dược liệu trị bệnh lại quá quen thuộc đối với những người làm y học và hiện diện xung quanh cuộc sống.

Dưới đây là 5 phát hiện mới nhất của các nhà khoa học.

hy vong moi cho benh ung thu
Bệnh ung thư ngày càng lan rộng trên toàn thế giớ

Lấy tế bào ung thư diệt ung thư

Vào tháng 10-2015, một nhóm các nhà nghiên cứu đã có một khám phá gây rúng động khi dùng kháng thể để trị các tế bào ung thư bạch cầu cấp dạng tủy. Họ kiểm soát được các tế bào ác tính vượt xa mong đợi.

Không chỉ làm cho các tế bào này trở thành các nhánh tế bào có lợi nâng đỡ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể, mà họ còn tiến xa hơn một bước trong việc phát triển các tế bào này tương tự cấu trúc của kháng thể để diệt tế bào ung thư.

Các nhà khoa học rất đỗi kinh ngạc khi quan sát thấy những dạng mới của tế bào có xuất xứ tế bào ung thư bắt đầu tấn công trở lại “đồng đội” trước đây của chúng, với con số khiêm tốn là khoảng 15% xung quanh tế bào bạch cầu. Những tế bào mới ấy chỉ diệt “đồng bọn”, tấn công vào đúng những tế bào tiền thân của chúng.

Đây là lợi điểm khó tin: Các tế bào anh em diệt nhau trong khi trở ngại chính của nhiều ca điều trị ung thư chính là nguy cơ tiềm tàng về những tế bào khỏe mạnh bị diệt. Nhóm các nhà nghiên cứu đã có cuộc hội thảo với các công ty dược, nhằm đem cách trị liệu này ứng dụng trên người sau khi nghiên cứu kỹ các độc tính tương thích.

Dầu olive và ung thư

Không ai nghĩ rằng, dầu olive vốn được sử dụng hằng ngày như nguyên liệu chế biến thức ăn, làm đẹp da, tóc lại có thể chữa được ung thư. Các nhà khoa học trên cơ sở tính chất của dầu  olive đã dùng loại dầu này để diệt tế bào ung thư.

Và theo nghiên cứu của các nhà khoa học của Trường đại học Rutgers và Hunter thì món dầu được ưa chuộng nói trên đã cho thấy có thể diệt tế bào ung thư không đầy một giờ.

Bởi với Oleocanthan, một hợp chất phenolic nguyên thủy của dầu olive lúc chưa khai thác có khả năng diệt trung tâm tế bào ung thư, gây rối loạn và diệt tế bào ung thư trong vòng 30-60 phút. Đã vậy, các tế bào khỏe mạnh vẫn tồn tại và phát triển. Đó thực sự là một “chiến thắng lớn” trong điều trị ung thư.

Hiện nay, phương pháp điều trị này dẫu chưa thuyết phục được 100% giới y khoa do mới chỉ được chứng minh trên mô hình các tế bào cấy. Còn các tế bào của chuột và của người sau khi thử nghiệm vẫn còn nhiều biến chứng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn khẳng định với lượng olecanthal nguyên chất có thể dùng để điều trị ung thư.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể

Miễn dịch trị liệu là một phương pháp dùng chính hệ thống miễn dịch của cơ thể để điều trị. Nó được xem là một phương pháp tiếp cận rõ ràng bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể là yếu tố hàng đầu trong điều trị nói riêng, bảo vệ sức khỏe con người nói chung. Khi thực hiện phương pháp này cũng có nhiều biến chứng xảy ra do sự rối loạn hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Nhưng đó là là hệ quả tất yếu.

Còn các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Y khoa Maryland đã khẳng định đây là một tín hiệu vui trong cuộc “Cách mạng chống ung thư” của năm nay. 70% bệnh nhân bị đau tủy khi được điều trị theo phương pháp này đã có đáp ứng tích cực trên lâm sàng. Họ thiết kế tế bào T chứa thụ thể của kháng nguyên khối u, đặt vào bệnh nhân đang mắc khối u di căn, chúng truy tìm dấu vết, bắt lấy và diệt tế bào ung thư.

Nghiên cứu dùng hệ thống miễn dịch điều trị ung thư quy mô dù nhỏ nhưng rất có ý nghĩa cho cộng đồng y học, chưa thấy một tác dụng phụ đáng kể nào được báo cáo trên những bệnh nhân được thử nghiệm.

Điều này mang ý nghĩa không những điều trị mà còn ít gây nguy cơ đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu phát biểu đây chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi phương pháp miễn dịch trị liệu này được thay thế các phương pháp trị liệu chuẩn trong điều trị ung thư.

Ghép tế bào gốc

Layla Richard, một bé gái chưa đầy một tuổi bị bệnh bạch cầu, là bệnh nhân đầu tiên nhận phương pháp điều trị mới, đã cho thấy rất thành công.

Cha mẹ của Layla cho biết con họ bị bệnh bạch cầu giai đoạn xâm lấn nghiêm trọng, qua mấy đợt điều trị, hầu như không có cách điều trị nào mà con họ chưa trải qua song không hiệu quả, điều này khiến họ đồng ý để cho các bác sĩ thử nghiệm phương pháp điều trị mới với quan niệm “có bệnh thì vái tứ phương”.

Các nhà nghiên cứu khoa học đã lấy tế bào T từ ngân hàng tế bào gốc dùng để nhận dạng và điều trị ung thư giai đoạn cuối. Họ đã mang đến cho Layla một cơ hội để sống sót và qua đợt điều trị kết quả lạc quan đã cho thấy, trước đây phương pháp điều trị này chỉ thành công trong phòng thí nghiệm nhưng nay đã có hiệu quả với cô bé.

Các bác sĩ phát biểu, sự đáp ứng trong điều trị của Layla là một điều kỳ diệu, cô bé không còn bị bạch cầu và đã có thể xuất viện về nhà sau một cuộc cấy ghép xương, tủy.

Layla là một minh chứng cho hiệu quả điều trị ung thư bằng tế bào gốc.

Sốt rét có thể là tác nhân diệt ung thư

Sốt rét được biết như là một căn bệnh truyền nhiễm, lây lan qua đường máu với tác nhân gây bệnh là muỗi. Nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã có một phát hiện bất ngờ: ký sinh trùng sốt rét lại có thể diệt khối u ác tính.

Ký sinh trùng sốt rét đặc biệt nguy hiểm đối với các bà mẹ mang thai vì chúng có thể tấn công vào nhau thai. Các nhà nghiên cứu đã quan sát tính chất tương tự khi chúng tấn công vào nhau thai và khối u, điều này giúp họ “phát minh” sử dụng protein của ký sinh trùng sốt rét để diệt ung thư.

Không ngờ cách áp dụng tưởng như chết người này lại mang đến hơn 90% hiệu quả khi thử nghiệm với nhiều mẫu tế bào ung thư khác nhau. Nó cũng thành công khi thử nghiệm trên chuột, những mảnh cấy tế bào ung thư khác nhau của người mang mầm bệnh, điều này minh chứng hùng hồn cho phương pháp lấy độc trị độc.

Điều đáng nói hơn của phương pháp điều trị này là protein của ký sinh trùng sốt rét chỉ diệt khối u, không diệt các tế bào lành mạnh khác.

Các nhà khoa học cho hay, vài năm nữa phương pháp trên có thể áp dụng trên người.

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 150 nghìn người mới mắc và 100 nghìn người tử vong vì ung thư. Còn Bệnh viện K thống kê: Nếu 5 năm trước, mỗi ngày phòng khám Bệnh viện K tiếp nhận khoảng 700-800 bệnh nhân thì ngày nay con số ngày tăng vọt lên đến hơn 1.000 bệnh nhân.

Như vậy, tính số lượng bệnh nhân ung thư vào Bệnh viện K mỗi năm tăng 10-20%. Liên Hiệp Quốc cũng đã công bố bản báo cáo: Từ 14 triệu người bị ung thư và tử vong vào năm 2012 sẽ tăng lên đến 22 triệu người sau 20 năm nữa, tức khoảng 60%.

Điều đó đồng nghĩa với việc số người tử vong tăng từ 8,2 triệu người mỗi năm lên 13 triệu người.

Xuân Bách

Năng lượng Mới 498

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc