Họa sĩ Thành Chương làm đơn tố cáo hành vi làm tranh giả

09:39 | 30/07/2016

1,047 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Liên quan đến 17 bức tranh trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu”, mới đây họa sĩ Thành Chương đã gửi đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng hành vi làm tranh giả và buôn bán tranh giả. 

Cụ thể, ngày 25/7, họa sĩ Thành Chương (tên đầy đủ là Nguyễn Thành Chương) đã gửi đơn tố cáo tới Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh & Triển lãm, Sở VH-TT TP.HCM, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Công an TP.HCM, Cục An ninh Thông tin - Truyền thông A87 (Bộ Công an).

Nội dung đơn dựa trên căn cứ của các quy định tại Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành, ông làm đơn này để tố cáo hành vi thể hiện dấu hiệu làm tranh giả và xâm phạm bản quyền tác giả trong triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM từ ngày 10 đến 21-7.

hoa si thanh chuong lam don to cao hanh vi lam tranh gia
Họa sĩ Thành Chương.

Trong đơn, họa sĩ Thành Chương viết: “Ngày 14-7, tôi phát hiện một bức tranh của tôi có tên là Chân dung cô Kim Anh sáng tác khoảng thời gian 1970-1975 đang được trưng bày trong Triển lãm bộ sưu tập tranh mỹ thuật Đông Dương với tên gọi “Những bức tranh trở về từ châu Âu” của ông Vũ Xuân Chung tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM nhưng tên tác giả bị thay đổi thành Tạ Tỵ. Thậm chí tên tác phẩm cũng bị đổi thành ‘Trừu tượng’.

Tôi khẳng định tác giả đích thực và duy nhất của bức tranh này là tôi - họa sĩ Thành Chương, không phải của họa sĩ Tạ Tỵ như đang hiện trên bức tranh. Tên bức tranh do tôi đặt là Chân dung cô Kim Anh chứ không phải là Trừu tượng. Đồng thời tôi khẳng định tên tác giả "Tạ Tỵ 52" trên bức tranh có tên là Trừu tượng hiện nay là giả mạo.

Do tính chất nghiêm trọng của sự việc: Đó là bức tranh giả mạo tên tác giả này có giá trị lớn tại triển lãm chính thức tại một bảo tàng quốc gia là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM; đồng thời bức tranh lại được xác nhận là tranh thật của họa sĩ Tạ Tỵ bởi một chuyên gia mỹ thuật cao cấp quốc tế người Pháp. Bên cạnh đó toàn bộ số tranh triển lãm cũng là tranh giả".

Chính vì những lý do đó, họa sĩ Thành Chương đã làm đơn kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét, điều tra làm sáng tỏ, trả lại đúng tên cho đúng người.

hoa si thanh chuong lam don to cao hanh vi lam tranh gia
hoa si thanh chuong lam don to cao hanh vi lam tranh gia
Nội dung đơn tố cáo của họa sĩ Thành Chương gửi các cơ quan chức năng về hành vi làm tranh giả.

Họa sĩ Thành Chương đề nghị ở cuối đơn: “Nay tôi làm đơn này gửi kèm các chứng cứ kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ và cho giám định các bức tranh nêu trên để có cơ sở xử lý hình sự hành vi làm tranh giả, buôn bán hàng giả lừa đảo người tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật”.

Trước đó, vào ngày 19/7/2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm - Bộ VH-TT&DL đã chủ trì một cuộc họp hội đồng thẩm định gồm nhiều thành viên trong đó có Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, 2 Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, 2 Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, nhà phê bình nghiên cứu Mỹ thuật cùng các họa sĩ có tên tuổi và uy tín hàng đầu của Việt Nam.

Hội đồng đã kết luận trong số 17 bức tranh có 15 bức là tranh không phải do các họa sĩ có tên thực hiện; 2 bức tranh là mạo danh, nên đã quyết định lập biên bản đề nghị tạm giữ toàn bộ 17 bức tranh để gửi đến cơ quan có thẩm quyền điều tra xử lý hành vi làm tranh giả và mạo tên tác giả theo quy định của pháp luật.

hoa si thanh chuong lam don to cao hanh vi lam tranh gia

Lùm xùm trong triển lãm ‘Những bức tranh trở về từ châu Âu’

Liên quan tới vụ tranh chấp bức tranh “Trừu tượng”, sau một ngày họp kín căng thẳng, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã quyết định tạm giữ tất cả 17 bức tranh thuộc bộ sưu tập trên để phục vụ công tác điều tra.

hoa si thanh chuong lam don to cao hanh vi lam tranh gia

Nơi lưu giữ hồn Việt

Tọa lạc trên quả đồi tựa lưng vào một nhánh chính của triền núi Sóc Sơn, Việt phủ Thành Chương trải rộng hơn 10.000 m2 điền địa, thu hút đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế tới viếng thăm bởi trên từng mét vuông ấy có dấu ấn của hàng vạn hiện vật văn hóa lịch sử từ các triều đại Đinh Lý Trần Lê... mà họa sĩ đã sưu tầm, lưu giữ suốt cả đời mình.

Thành Vinh