Hiệu quả của việc “bêu tên” doanh nghiệp nợ thuế

07:12 | 16/08/2015

1,564 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vừa rồi Bộ Tài chính đã công bố danh tính của 600 doanh nghiệp nợ thuế. Tất nhiên cũng đã có những sai sót nho nhỏ là có vài đơn vị không nợ thuế, trốn thuế và Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã sửa sai ngay, công khai xin lỗi doanh nghiệp.

Hà Nội công bố danh sách 23 công ty nợ thuế nhiều nhất

Hà Nội công bố danh sách 23 công ty nợ thuế nhiều nhất

Ngay sau khi Bộ Tài chính có yêu cầu 3 đơn vị là Cục thuế Hà Nội, Cục thuế TP HCM và Tổng cục Thuế công bố các công ty nợ thuế nhiều nhất, Hà Nội đã đưa ra danh sách 23 đơn vị " chúa chổm" trên địa bàn

Rất hoan nghênh Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã có những biện pháp quyết liệt để truy thu tiền thuế về cho Nhà nước và khi có thiếu xót thì sửa sai và xin lỗi đàng hoàng.

Hiệu quả của việc “bêu tên” doanh nghiệp nợ thuế
Doanh nghiệp làm thủ tục tại cơ quan thuế

Việc “bêu tên” các doanh nghiệp trốn thuế, nợ thuế đã có hiệu quả ngay tức khắc.

Hàng loạt các doanh nghiệp vội vã mang tiền thuế đến nộp. Còn những doanh nghiệp chưa nộp được đã có lời giải thích rõ ràng.

Họ hiểu rằng, từ nay nếu họ không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước thì họ sẽ bị “bêu tên”. Và một khi doanh nghiệp đã bị “bêu tên” về trốn thuế, nợ thuế thì chắc chắn uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút, mà uy tín đã giảm thì khách hàng quay lưng lại với họ là lẽ đương nhiên.

Ngẫm lại mới thấy rằng, suốt bao nhiêu năm, chúng ta không dám nêu tên những doanh nghiệp không hoàn thành và những doanh nghiệp nộp thuế tử tế, người nộp thuế tử tế cũng ngang bằng với kẻ trốn thuế. Vậy công bằng ở đâu. Tất nhiên, người ta rất nhiều lý do, nào là đang trong thời kỳ giãn nợ thuế cứu doanh nghiệp, không nên làm ảnh hưởng đến uy tín, nào là tạo cho doanh nghiệp phát triển… Vậy thử hỏi doanh nghiệp nào cũng lấy lý do mà lần lữa không nộp thuế thì nền tài chính nước nhà sẽ ra sao.

Trong việc nộp thuế này đúng là có những cái éo le, có những doanh nghiệp khó xử. Ví dụ họ chưa được Nhà nước trả tiền cho những việc đã làm, hoặc doanh nghiệp họ đang gặp phải những khó khăn bất khả kháng. Hoặc do những chính sách về thuế có sự thay đổi…

Những doanh nghiệp như thế này thì đúng là Tổng cục Thuế cũng cần xem xét một cách thấu đáo làm sao đúng cả lý và cũng là có một chút tình trong đó. Còn với những doanh nghiệp cố tình trây ỳ, không nộp thuế, mà họ không có lý do gì trì hoãn thì cần có biện pháp thẳng tay. “Bêu tên” đã đành, rồi còn phải phong tỏa tài khoản, thậm chí phong tỏa cả tài sản để buộc họ phải nộp thuế.

Với những doanh nghiệp lớn thì làm như Bộ Tài chính vừa rồi là hoàn toàn đúng đắn và được dư luận ủng hộ mạnh mẽ. Thế nhưng còn với những doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa, với những cá nhân như ca sĩ, người mẫu mà trốn thuế tại sao không dám nêu tên. Trong giới showbiz, tại sao không dám vừa nêu tên vừa kèm cấm biểu diễn…

Chính cái cách ứng xử theo kiểu du di, dĩ hòa vi quý và nếu nói thẳng ra là có nhiều nhân viên ngành thuế “đi đêm” với kẻ trốn thuế nên mới gây ra nông nỗi này.

Cho nên, rất mong Bộ Tài chính tiếp tục có thái độ mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa và đã làm thì không nên có “vùng cấm”, và để tình trạng doanh nghiệp này bị doanh nghiệp kia thì không, cá nhân này bị réo vì trốn thuế nhưng cá nhân kia lại được lý giải bằng nguyên nhân nào đó.

Cũng bên cạnh chuyện nộp thuế đã có hiệu ứng tích cực, đó là nhiều doanh nghiệp bất động sản không chịu nộp quyền sử dụng đất, mặc dù đã thu tiền của khách hàng nay đã “công khai” chuyện nộp tiền. Mặc dù họ đã đẩy người dân vào tình thế rất khó xử, là người mua nhà không được cấp sổ đỏ vì doanh nghiệp thu tiền của họ rồi nhưng không nộp thuế.

Vậy là lại có tình trạng “quýt làm cam chịu”.

Lý giải thế nào cho việc không nộp thuế sử dụng đất của các doanh nghiệp bất động sản? Có khó gì đâu. Ông chủ các doanh nghiệp này chiếm dụng vốn để làm việc khác, mà một khi họ đã chiếm dụng thì Nhà nước phải có biện pháp lấy lại số tiền đã chiếm dụng.

Và ngành thuế phải làm cho tập thể cá nhân hiểu rằng, những kẻ trốn thuế, quỵt tiền thuế của Nhà nước phải bị xử lý. Một cá nhân trốn thuế có khi bị xử tù, nhưng hiện đã có ông tổng giám đốc, chủ tịch HDQT của các doanh nghiệp lớn đã có ai bị xử lý chưa.

Bấy lâu nay chúng ta cứ đòi cần phải công bằng giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, vậy trong chuyện nộp thuế cũng cần phải được công bằng. Không thể có chuyện doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp có cổ phần Nhà nước lại dây dưa không nộp thuế.

Ở Mỹ, người ta có câu “Triệu phú là gì?” và được lý giải: Triệu phú là một tỉ phú sau khi đã đóng thuế. Ở các nước phát triển, nhân viên thuế quan quyền hành có khi còn hơn cả cảnh sát và người ta trông thấy nhân viên thuế còn sợ hơn rất nhiều. Ấy vậy mà, chuyện trốn thuế vẫn còn xảy ra, huống hồ là ở nước ta.

Tuy nhiên, không thể không nói đến là chính sách thuế ở ta còn nhiều bất cập và cũng không nên quá tận thu. Trong bối cảnh kinh tế phát triển khó khăn như hiện nay, sự yếu kém của các doanh nghiệp đang bộc lộ rất nhiều hạn chế. Việc làm ăn của những người buôn bán nhỏ cũng đang rất khó, vậy nên chăng phải có một chính sách thuế mà theo lời Đức thánh Trần Hưng Đạo: “Khoan thư sức dân, ấy là kế sâu rễ bền gốc”.

Doanh nghiệp không hoàn thành nghĩa vụ thuế, thì ngoài việc bị “bêu tên” còn bị xử lý bằng những biện pháp cứng rắn nhất. Nhưng những doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế thì phải có sự khen thưởng, động viên cần thiết và xin lỗi các trường hợp bị “bêu tên” nhầm.

Như Thổ

Năng lượng Mới 448

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc