Hãy đuổi những 'kẻ ăn cắp' ra khỏi Hội nhà văn

17:25 | 19/10/2015

5,081 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dư luận đang đặt câu hỏi liệu nhà thơ Phan Huyền Thư đạo thơ thì Hội nhà văn Hà Nội có đuổi tác giả này ra khỏi Hội?

Mấy ngày nay dư luận đang dậy sóng với nghi vấn nhà thơ Phan Huyền Thư “ăn cắp” thơ lại đoạt giải thưởng. Cho đến chiều nay thì Hội nhà văn Hà Nội vẫn đang chờ… bản giải trình của nhà thơ để sớm có kết luận.

Nhưng có một điều khiến các độc giả yêu mến Phan Huyền Thư khó có thể bao biện ở chỗ có sự giống nhau lạ lùng giữa hai bài thơ. Mà rõ là bài thơ của nhà thơ Thường Đoan đã có từ rất lâu và được cả nhạc sĩ Phú Quang phổ  thành ca khúc với tựa đề “Catinat cafe sáng”. Hơn ai hết những nhà thơ đều hiểu thơ luôn được ra đời trong một thời điểm cảm hứng bất chợt, một phút say lòng trước khung cảnh hữu tình hoặc một nỗi buồn, niềm vui nào đó… Thế nên, nói ý tưởng trùng hợp trong thơ là rất khó, gần như không tưởng. Vậy nên, không ít bạn văn của chính tác giả cũng đã phải buộc lòng thừa nhận đầy cay đắng “Bạch lộ là một bài đạo thơ”.

hay duoi nhung ke an cap ra khoi hoi nha van
Đối chiếu hai bài thơ

Thực tế thì câu chuyện ăn cắp không còn xa lạ đối với các nhà văn, nhà thơ khi mà giới đầu nậu sách sẵn sàng ăn cắp nguyên bản cả cuốn sách vừa mới xuất bản của họ. Nhưng đó lại được xem là chuyện bình thường trong xã hội, vì họ vốn dĩ ở một giới tuyến khác. Còn ở đây, dư luận ngạc nhiên, sửng sốt, buồn bã chỉ bởi người được cho là đạo thơ ấy lại là một nhà thơ khá tài năng được nhiều người yêu mến. Mà với mỗi nhà thơ thì việc ăn cắp tâm hồn người khác là điều khó có thể chấp nhận. Đó là tội tày đình!

Xưa nay, từ cổ chí kim, các nhà văn, nhà thơ đều được nể trọng bởi đa phần họ là người có chữ nghĩa… Thậm chí, các tác phẩm của nhà văn thường đóng góp để tạo ra nền văn hóa của một xã hội. Chính vì vậy mà ông cha ta thường nói “học văn là học làm người”. Ấy vậy mà, ở ngay cái lĩnh vực được cho là học làm người ấy lại bị chính một nhà thơ có tên, có tuổi “đạo” để thể hiện năng lực sáng tạo của mình với cả xã hội thì quả là nhục nhã không gì bằng...

hay duoi nhung ke an cap ra khoi hoi nha van Kính lạy các… nhà văn!

Dù có cảm thông với Hội Nhà văn TP Hà Nội về những sai sót để cho tác phẩm trúng giải thì cũng phải thừa nhận rằng, lâu nay giới văn nghệ sĩ quen làm việc theo cái tình nhiều hơn lý. Thế nên, nhiều khi họ nhìn con người rồi mới nhìn tác phẩm. Chính vì thế mới để “lọt lưới” gây ra câu chuyện lùm xùm không đáng có.

Thôi thì cái mất cũng đã mất rồi, chỉ mong Hội Nhà văn Hà Nội thực sự công tâm, đừng để “hòa cả làng”... Văn chương luôn đòi hỏi cái chân tình, và cái chân tình ấy phải bắt đầu từ lời thơ cho đến cái chân tâm của người làm nên nó. Vậy nên, hơn bất cứ đâu, Hội nhà văn là nơi không thể và không được phép dung túng cho bất cứ một hành vi đạo văn nào.

Đã đến lúc phải thẳng tay đuổi những 'kẻ ăn cắp' ra khỏi Hội.

Bài thơ Buổi sáng bắt đầu bằng những câu thơ:

Những gương mặt người

Quen và không quen

Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh

Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh 

Còn bài thơ Bạch lộ của Phan Huyền Thư:

Những gương mặt người

Quen mà không quen

Từng giọt sương nén trong veo câm nín

Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh 

Chưa kể, đối chiếu thì thấy hai bài thơ có nhiều câu thơ giống nhau kỳ lạ:

Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ

Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm 

(Buổi sáng)

và: 

Quàng nỗi nhớ lên gối chăn bỏ ngỏ 

Bản blues jazz đêm qua lẩn khuất phím dương cầm 

(Bạch lộ)

 

Minh Anh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.