Ngành than

Hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội

07:43 | 24/09/2017

2,904 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhiệm vụ của ngành than trong giai đoạn hiện nay không chỉ là hiệu quả kinh tế trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, mà còn phải tạo việc làm ổn định cho hơn 113.000 lao động, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Ngành than với Quảng Ninh

Nhiều thập niên qua, ngành than luôn có tỷ trọng cao, tới 60-65%, trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh. Những năm gần đây, mặc dù tỉnh Quảng Ninh đã chuyển hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế sang du lịch, thương mại, nhưng tỷ trọng đóng góp ngân sách của ngành than cho Quảng Ninh vẫn ở mức 50-55%. Trong điều hành kinh tế của tỉnh, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thường lấy ngành than làm cán cân điều chỉnh chính. Trong một lần làm việc với ngành than, ông Nguyễn Văn Đọc - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh ví von: Ngành than mà “hắt hơi” là tỉnh Quảng Ninh “sổ mũi”!

hai hoa giua hieu qua kinh te va an sinh xa hoi
Khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Từ khi đất nước đổi mới, thợ mỏ của ngành than đã nếm trải nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là 3 cuộc khủng hoảng thừa, than không bán được vào những năm 1999, 2008 và vài năm gần đây. Với lực lượng thợ mỏ lên đến trên 10 vạn lao người, thợ mỏ rơi vào tình trạng khó khăn, làm ảnh hưởng tới khoảng 1/3 dân số tỉnh Quảng Ninh và nhiều ngành nghề khác. Đó là các gia đình, con em thợ mỏ và những người làm các ngành nghề phụ trợ, ăn theo ngành than. Những lần đó, qua tiếp xúc với nhiều người buôn bán ở các chợ, trung tâm thương mại, chỉ thấy những nét buồn vì buôn bán chẳng ai mua. Cả đến những chị bán rau, bán cá hay các bác xe ôm cũng ủ rũ vì vắng khách… Những ai đã từng ở vào thời điểm như vậy chắc sẽ hiểu hơn.

Nhưng ngành than luôn nhanh chóng có những giải pháp thoát ra khỏi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, ổn định công ăn việc làm. Mặt khác, mỗi một dự án, công trình tại các địa phương đều tạo ra hàng ngàn việc làm, đóng góp nhiều cho ngân sách, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Không bỏ quên các vấn đề xã hội

Giai đoạn hiện nay, ngành than cũng đang ở trong thế khó, buộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phải tái cơ cấu các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến công ăn, việc làm của không ít lao động các ngành nghề. Mặc dù vậy, những quyết sách của lãnh đạo các bộ, ngành, Tập đoàn không bao giờ xem nhẹ các vấn đề xã hội do ảnh hưởng của ngành than.

Trong một chỉ đạo về ngành than gần đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, không chỉ là vấn đề về hiệu quả kinh tế trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, mà toàn ngành than hiện có khoảng 113.000 lao động cùng gia đình của họ, vấn đề lao động, công ăn việc làm, ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội cũng hết sức quan trọng, không thể chạy theo kinh tế mà bỏ qua các vấn đề bảo đảm an sinh xã hội.

Ngoài sự cố gắng của TKV, cần có sự phối hợp của nhiều cấp, ngành, địa phương để làm tốt công tác quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh than.

Do vậy, ngoài sự cố gắng của TKV, cần có sự phối hợp của nhiều cấp, ngành, địa phương để làm tốt công tác quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh than. Với tinh thần đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan cần ưu tiên sử dụng các sản phẩm nội địa, đặc biệt là nguồn than nội nhằm ổn định các ngành sản xuất trong nước, góp phần ổn định kinh tế - xã hội.

Những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách, Bộ Công Thương cũng đã báo cáo Chính phủ quan tâm chỉ đạo, đề xuất phương hướng giải quyết cụ thể để ngành than phát triển, bảo đảm được vai trò là trụ cột trong an ninh năng lượng quốc gia.

Minh Châu

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps