Giao lưu “Sơn mài Việt Nam và Ottchil Hàn Quốc” qua tranh

10:12 | 01/12/2015

3,102 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - 39 tác phẩm Sơn mài, cùng nghệ thuật ottchil của Hàn Quốc được giới thiệu đến công chúng Việt Nam qua triển lãm Sơn mài Việt Nam - Ottchil Hàn Quốc do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
giao luu son mai viet nam va ottchil han quoc qua tranh
Tác phẩm Mùa lúa chín Tây Bắc của tác giả Nguyễn Thị Tiến

Triển lãm trưng bày 39 tác phẩm, gồm 27 tác phẩm của 25 họa sĩ Hàn Quốc và 12 tác phẩm của 12 họa sĩ Việt Nam.

Các tác phẩm là những bức họa đa dạng khắc họa những nét đẹp của phong cảnh, chân dung và đời sống của con người hai nước như Nghỉ ngơi I, II (Ha Jeongseon), Dạ khúc Tongyeong (Ha Jeongseon), Mùa thu (Choio Eunran), Bí mật khu rừng tự nhiên (Jang Jin-su), Bảy người phụ nữ (Yooseung Seo), Mây đại ngàn (Nguyễn Quốc Huy), Mùa lúa chín Tây Bắc (Nguyễn Thị Tiến), Mùa nước nổi (Đỗ Đức Khải)…

giao luu son mai viet nam va ottchil han quoc qua tranh

Tác phẩm Khoảng thời gian I của họa sĩ Hàn Quốc Seo Suyang

Theo ông Park Nark Jong, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc chia sẻ: “Tôi hy vọng triển lãm là chiếc cầu nối, đưa nghệ thuật sơn mài và ottchil đến gần hơn nữa với người dân hai nước; đồng thời mở ra cơ hội giao lưu, hợp tác hơn nữa giữa họa sĩ hai nước trong lĩnh vực này”.

Sơn mài là một chất liệu truyền thống được sử dụng để trang trí những vật dụng, đồ dùng trong đời sống sinh hoạt của người dân tại một số nước châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc… Tuy nhiên, ở mỗi nước, sơn mài lại được khai thác theo những cách khác nhau tạo nên dấu ấn riêng, mang nét văn hóa riêng.

giao luu son mai viet nam va ottchil han quoc qua tranh
Tác phẩm "Mùa nước nổi" của họa sĩ  Đỗ Đức Khải
giao luu son mai viet nam va ottchil han quoc qua tranh
Tác phẩm Dưới mái đình của họa sỹ Chu Viết Cường

Tại Việt Nam, các họa sĩ thường sử dụng sơn ta lấy từ nhựa cây sơn ở Phú Thọ, một loại sơn tự nhiên không độc, có độ bền cao được luyện thành sơn chín cùng các chất liệu tự nhiên khác như vàng, bạc, son, vỏ trứng… để pha màu và vẽ lên mặt tranh. Hồn của tranh sơn mài và tài của họa sĩ Việt được quyết định và thể hiện qua quá trình mài tranh. Đây chính là điểm khác biệt của tranh sơn mài Việt.   

giao luu son mai viet nam va ottchil han quoc qua tranh

Nghệ thuật Ottchil (sơn mài) của Hàn Quốc chủ yếu sử dụng kỹ thuật Najeon-chil (kỹ thuật sử dụng vỏ trai, vỏ sò…), để sáng tác các tác phẩm hội họa. 

Hội họa Ottchil Hàn Quốc được phân biệt với các loại hình nghệ thuật khác bởi kỹ thuật Najeon và màu sắc vốn có của các tác phẩm Ottchil. Hội họa Ottchil của Hàn Quốc đã được phát triển từ nghệ thuật sơn mài vốn chỉ có trong thủ công mỹ nghệ.

Bên lề triển lãm giao lưu Việt Nam – Hàn Quốc lần này, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc sẽ tổ chức thêm các hoạt động hội thảo, diễn đàn vào ngày 1/12, tại 49 Nguyễn Du nhằm tạo thêm cơ hội tìm hiểu, khám phá, so sánh về nghệ thuật sơn mài và ottchil giữa họa sĩ hai nước và họa sĩ Hàn Quốc với sinh viên Việt Nam. 

Triển lãm mở cửa đến ngày 12/12.

Nguyễn Hoan

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.