Giải mã hiện tượng Rodrigo Duterte (bài 4)

07:00 | 29/09/2016

728 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tổng thống Philippines Duterte chính thức bước chân vào chính trường từ năm 1986 khi ông đắc cử Phó thị trưởng thành phố Davao rồi mấy năm sau đó trở thành Thị trưởng thành phố này suốt 7 nhiệm kỳ. Thực tế chính trường đã giúp ông nhìn thấu tất cả những gì mà phương Tây muốn áp đặt lên các quốc gia nhược tiểu, và ý thức phản kháng ở ông trong chuyện này là điều dễ hiểu.
tin nhap 20160928205726
Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte

Duterte chơi khăm hay phản kháng Mỹ?

Ông Duterte từng nguyền rủa một nhân vật tiếng tăm thế giới là Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tuy nhiên, trong trường hợp này, câu hỏi có lẽ mang tính toàn cầu. Trong thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông phương Tây, các chính trị gia và các tổ chức về quyền con người đồng loạt xướng lên điệp khúc về chính sách "vô nhân đạo" của Duterte trong cuộc chiến chống ma túy. Đáp lại, ông Duterte đã mắng trả những đối tượng này một cách thậm tệ. Và đằng sau những ngôn từ mắng chửi nhiều khi rất thô tục ấy ngầm chứa cả một chính sách quan trọng nhưng tiềm ẩn rủi ro mà tổng thống Duterte không ngại theo đuổi.

Ví dụ, đáp lại việc Hoa Kỳ từ chối tiếp tục cung cấp cho quân đội Philippines vũ khí để chống lại phiến quân và những kẻ khủng bố, Duterte nói rằng ông có thể mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc. Điều thú vị, ngay cả trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, ông cũng đã đồng ý đàm phán với các lực lượng cánh tả Philippines đang tiến hành các hoạt động chiến tranh du kích chống lại chính quyền trung ương. Bên cạnh cuộc chiến chống ma túy, chống phiến quân, Philippines còn phải đối phó với các lực lượng khủng bố Hồi giáo cực đoan. Vì vậy, việc Mỹ tuyên bố chấm dứt cung cấp vũ khí quả là một cú sốc. Nhưng ông Duterte vẫn bình thản tỏ thái độ bất cần, vì ông có thể dễ dàng tìm ra giải pháp thay thế.

Mỹ mặc dù đã cai trị Philippines suốt hơn 100 năm qua bất kể cách mạng, bất kể khởi nghĩa, nổi dậy hay hai lần chiến tranh thế giới, luôn coi Philippines là cái sân sau của mình, nhưng giờ đây đã không làm gì được tổng thống Duterte.

Dĩ nhiên Mỹ công khai bày tỏ sự tức giận, nhưng không thể dứt áo với Philippines. Vì thế, Tổng thống Mỹ Barack Obama, dù bị ông Duterte mắng là "đồ khốn nạn" vẫn phải muối mặt hội kiến với Tổng thống Philippines vài ngày sau đó. Công bằng mà nói, Obama chỉ nhận lời gặp mặt Duterte sau khi có lời xin lỗi từ tổng thống Philippines, còn trước đó thì đã thẳng thừng từ chối.

Có thể có hai cách giải thích phản ứng như vậy của Mỹ với Philippines. Hoặc Obama đã hoàn toàn cảm thấy mình giống như một "con vịt què" và chỉ muốn lặng lẽ chờ đợi thời hạn cuối cùng để rời Nhà Trắng, để lại mọi vấn đề cho người kế nhiệm; Duterte cũng thừa hiểu điều đó và đó là lý do tại sao ông có thể can đảm thể hiện thẳng thắn ước mơ nhiều thế kỷ của người Philippines về chủ quyền thực sự chứ không phải chủ quyền trên danh nghĩa. Hoặc đó là một chỉ số của chứng bất lực địa chính trị của Washington, và Duterte chỉ đơn giản là đã nỗ lực, mặc dù gây sốc, tích cực ghi điểm vào chương trình của một thế giới đa cực, nơi các đồng minh ngang bằng, bình đẳng của Philippines có thể là Nga và Trung Quốc.

Mà mô hình thế giới đa cực này không chấp nhận những khái niệm như "thuộc địa trá hình", "sân sau" hoặc "quốc gia vệ tinh", vì thế, chủ quyền thực sự cho Philippines hoàn toàn có cơ hội xác lập. Và hình tượng của ông Duterte như một nhà lãnh đạo quốc gia có công giải phóng đất nước cũng có cơ hội được xác lập. Với một hình tượng như vậy ở đất nước của mình, như lịch sử đã cho thấy, một cá nhân sẽ có được rất nhiều cơ hội…

tin nhap 20160928205726

Giải mã hiện tượng Rodrigo Duterte (bài 3)

Như đã đề cập ở bài trước, chiến tranh Philippines - Mỹ kết thúc vào năm 1902 với sự thất bại của quân đội Philippines. Trong cuộc chiến này, chính phủ Mỹ đã tiêu tốn một khoản tiền khổng lồ (theo thời giá lúc đó) là 600-700 triệu USD. Vì vậy, người Mỹ phải tìm mọi cách “thu hồi vốn”, dù có phải thu hồi từng xu một.

tin nhap 20160928205726

Giải mã hiện tượng Rodrigo Duterte (bài 2)

Suốt chiều dài lịch sử, Philippines thường xuyên bị các thế lực ngoại bang lừa dối, chà đạp và bỏ rơi. Bọn thực dân thẳng tay đàn áp những người dân mà chúng cho là "mọi rợ" để giữ chặt lấy phần lãnh thổ cực kỳ thuận lợi cho các hoạt động thương mại và quân sự với châu Á.

tin nhap 20160928205726

Giải mã hiện tượng Rodrigo Duterte (Bài 1)

Từ ngày Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhậm chức đến nay, thời gian chưa đầy 3 tháng nhưng chỉ bằng ngôn từ ông đã gây hàng loạt rắc rối ngoại giao với các nhân vật lãnh đạo của phương Tây. Theo giới quan sát quốc tế, ý thức căm ghét phương Tây của ông Duterte là do… lịch sử để lại.

Thiện Tâm

RIA