20:06 | 14/05/2018   842 lượt xem

[E-magazine] Vì sao giá dầu có thể vượt ngưỡng 100 USD?

e magazine vi sao gia dau co the vuot nguong 100 usd

Tuần qua, giá dầu thô Brent có thời điểm đã chạm ngưỡng 77 USD/thùng lần đầu tiên trong 4 năm qua. Vậy yếu tố nào đã thúc đẩy giá dầu liên tiếp tăng mạnh và liệu đà tăng này có được duy trì vượt ngưỡng đỉnh cao 100$ giai đoạn 2013-2014?

e magazine vi sao gia dau co the vuot nguong 100 usd

Vì sự thiếu chắc chắn về mặt địa chính trị ngày càng tăng ở Syria, chuyện giá dầu lên mức ba chữ số trong năm nay là hoàn toàn có thể xảy ra nếu căng thẳng thực sự lên cao ở Trung Đông.

Syria không phải nước sản xuất dầu lớn. Tuy nhiên, bất kỳ dấu hiệu xung đột nào tại khu vực này cũng có thể làm gián đoạn dòng chảy dầu trên khắp Trung Đông – nơi có các quốc gia sản xuất lớn nhất hành tinh. Bên cạnh đó, Syria còn có mỗi quan hệ mật thiết với Nga và Iran – hai đại gia dầu mỏ của thế giới.

e magazine vi sao gia dau co the vuot nguong 100 usd

Ngoài Syria, Trung Đông - "vựa" dầu của thế giới - hiện còn có một điểm nóng nữa là Yemen. Lực lượng nổi dậy Houthi ở nước này gần đây đã đẩy mạnh chiến dịch nã tên lửa vào nước láng giềng Saudi Arabia, trong đó có các mục tiêu là các cơ sở dầu lửa.

Những quả tên lửa của Houthi đều bị Saudi Arabia đánh chặn thành công. Tuy nhiên, nội chiến Yemen được xem là một "cuộc chiến qua tay" giữa Iran và Saudi Arabia, và cuộc chiến này rất có thể sẽ leo thang trong thời gian tới.

Một vấn đề nữa nằm ở thỏa thuận hạt nhân Iran, Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt trở lại đối với hoạt động khai thác dầu lửa của Iran và ngành tài chính nước này.

e magazine vi sao gia dau co the vuot nguong 100 usd

Quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran của Tổng thống Donald Trump vào ngày 8/5 đã đẩy giá dầu Brent vượt ngưỡng 77 USD/thùng. Giá dầu này đã tăng 8% trong tháng qua và tăng 15% từ đầu năm đến nay.

Tuy nhiên, nhà đầu tư đang lo ngại việc Mỹ tái trừng phạt kinh tế Iran sẽ khiến nguồn cung dầu sụt giảm. Ông Trump cũng đã cam kết tái áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Iran – quốc gia thành viên OPEC và có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ tư thế giới.

e magazine vi sao gia dau co the vuot nguong 100 usd

Sau khi được nới lỏng trừng phạt theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, Iran đã tăng sản lượng lên mức 3,8 triệu thùng/ngày, tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày so với đầu năm 2016.

Các chuyên viên giao dịch dầu đang cố gắng xác định chính xác lượng dầu Iran bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ. Các chuyên gia phân tích ước tính sẽ có khoảng 0.2-1 triệu thùng/ngày sẽ bị loại bỏ ra khỏi thị trường.

Hiện tại, các đối tác của Mỹ có tham gia vào thỏa thuận hạt nhân đang phản đối việc chấm dứt thỏa thuận, và Iran cho biết họ sẽ cố gắng duy trì thỏa thuận. Các chuyên gia dự báo một số sẽ tuân theo lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng một số khác lại không.

Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là những nhà nhập khẩu dầu lớn nhất từ Iran. Trung Quốc có thể tiếp tục mua dầu từ Iran. Và dù thế nào, quyết định lần này của Tổng thống Trump cũng có tác động rất mạnh đến giá dầu.

Chưa kể, bất ổn đối với thị trường dầu lửa còn nằm ở quốc gia Nam Mỹ Venezuela, nơi sản lượng của công ty dầu lửa quốc doanh PDVSA đã giảm một nửa do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và chính trị. Mỹ có thể áp lệnh trừng phạt lên ngành dầu lửa vốn dĩ đã điêu đứng của Venezuela nếu Tổng thống Nicolas Maduro tiến hành một cuộc bầu cử vào tháng 5.

e magazine vi sao gia dau co the vuot nguong 100 usd

Ngành dầu mỏ của Venezuela đang chìm sâu trong khủng hoảng. Từng được xem là xương sống của quốc gia giàu có bậc nhất ở khu vực Mỹ Latinh, nay ngành dầu của Venezuela chỉ toàn những dự án bạc nhược, những cơ sở hạ tầng bị đóng cửa và sự tĩnh lặng đáng sợ.

Sản lượng dầu Venezuela giảm 25 tháng liên tiếp. Đất nước này đã mất gần 1 triệu thùng/ngày trong 2 năm qua, theo số liệu từ OPEC và Standard & Poor's.

e magazine vi sao gia dau co the vuot nguong 100 usd
e magazine vi sao gia dau co the vuot nguong 100 usd
e magazine vi sao gia dau co the vuot nguong 100 usd
e magazine vi sao gia dau co the vuot nguong 100 usd
e magazine vi sao gia dau co the vuot nguong 100 usd

Ngoài ra, giá dầu còn đang được hỗ trợ bởi thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày đang được thực hiện giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga. Thoả thuận lịch sử nayf đã đạt được những kết quả ấn tượng, xóa bỏ 97% thặng dư hàng tồn kho mục tiêu. Kế hoạch đã hoàn thành ngoài mong đợi. Thỏa thuận này dự kiến sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay, nhưng các chuyên gia của Bank of America cho rằng OPEC và Nga có khả năng sẽ tiếp tục hợp tác để ngăn giá dầu lao dốc.

e magazine vi sao gia dau co the vuot nguong 100 usd

Trong khi đó, các chuyên gia ngân hàng này cho biết nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng khả quan và tạo ra nhu cầu tiêu thụ dầu lớn hơn. Nhu cầu gia tăng giúp loại bỏ lượng dầu mỏ dư thừa trên thị trường toàn cầu.

e magazine vi sao gia dau co the vuot nguong 100 usd

Hồi cuối năm 2016, OPEC và một số nước ngoài tổ chức trong đó có Nga đồng ý cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày nhằm đưa lượng dầu thừa thế giới xuống ngưỡng trung bình 5 năm. Thỏa thuận này được gia hạn đến hết năm 2018.

"OPEC và các nhà sản xuất đồng minh bao gồm cả Nga sẽ xem xét tiếp tục các giới hạn lượng cung toàn cầu trong nửa cuối năm nay", Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait, ông Bakheet Al-Rashidi cho biết. Tỷ lệ tuân thủ đối với 10 quốc gia không thuộc OPEC tham gia vào việc cắt giảm đã tăng lên 85% trong tháng 3 so với con số 78% vào tháng 2.

Trong báo cáo tháng mới nhất, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết OPEC gần như đã "hoàn thành sứ mệnh" giảm kho dầu dự trữ toàn cầu. Tuy nhiên, sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục lên cao kỷ lục, đe dọa hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng. OPEC và các nước đối tác sẽ nhóm họp trong tháng 6 để thảo luận kế hoạch hợp tác sau năm 2018.

SẢN LƯỢNG DẦU MỎ CÁC NƯỚC CẮT GIẢM TRONG THÁNG 3

e magazine vi sao gia dau co the vuot nguong 100 usd

Thiết kế: Duy Tiến