Đừng biến học sinh thành... chuột bạch!

07:00 | 27/08/2015

1,994 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Những gì đang diễn ra của kỳ thi THPT Quốc gia đầu tiên 2015 đã khiến nhiều người phải đau xót mà thốt nên rằng: “Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), thôi đừng biến học sinh thành… chuột bạch, bằng những đổi mới quá vội vàng”.

Không để học trò khổ sở vì khai giảng!

Không để học trò khổ sở vì khai giảng!

Thế hệ phụ huynh học sinh bây giờ ai cũng có những ngày khai giảng đáng nhớ trong thời cắp sách. Đã bao nhiêu năm rồi, áng văn bất hủ của Nhà văn Thanh Tịnh về ngày tựu trường vẫn còn ghi đậm trong tâm trí nhiều người.

Mệt mỏi với… đổi mới

Chưa khi nào, cuộc đua vào các trường ĐH, CĐ lại nhiều cảm xúc và gay cấn như kỳ xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2015. Kết thúc 20 ngày Bộ GD&ĐT dành cho thí sinh nghiên cứu để đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1, cả xã hội thở phào. Dù cái thở phào không được trọn vẹn nhưng cuộc “tra tấn” tinh thần mà thí sinh, phụ huynh phải gánh chịu đã… kết thúc.

dung-bien-hoc-sinh-thanh-chuot-bach
Thí sinh rút hồ sơ xét tuyển tại Trường ĐH Bách Khoa

Sau khoảng thời gian này, những dư âm về cuộc đua nhiều cảm xúc ấy có lẽ sẽ còn đọng lại trong nhiều người, nhất là những học sinh được đưa ra làm… “chuột bạch” thí điểm cho kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên.

Còn nhớ trong một cuộc thi năng khiếu vào Học viện Báo chí Tuyên truyền, người viết bài này đã chứng kiến cảnh hai cha con thí sinh T.T.L (TP Vinh - Nghệ An) thất thần ngồi tính toán. Thông thường thì sau khi hoàn thành xong môn thi năng khiếu, thí sinh sẽ thở phào ra về. Thế nhưng lần này, cha con T.T.L phải nán lại Hà Nội 3 ngày để chờ kết quả môn thi năng khiếu. Khi có kết quả môn năng khiếu Học viện Báo chí (vào ngày 15-8-2015 - PV) mới có thể biết rõ khả năng đỗ - trượt vào trường. Trường hợp đỗ thì quá may mắn, bằng không sẽ phải rút gấp hồ sơ cho kịp xét nguyện vọng vào trường ĐH khác.

Như vậy để vào được cổng trường ĐH, thí sinh T.T.L đã phải trải qua kỳ thi THPT quốc gia, kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức, chưa kể phải ở lại Hà Nội 3 ngày “canh điểm” xét tuyển. Mỗi ngày ở Hà Nội, cha con T.T.L phải trả 250 nghìn/ngày tiền phòng, đó còn chưa kể tiền ăn uống và những chi phí khác.

Ngồi trước cổng trường mà như bất lực, rớm nước mắt, phụ huynh của thí sinh T.T.L nói: “Với cách xét tuyển như năm nay tôi thấy khổ quá. Như mọi năm, số điểm cao như con tôi đã cầm chắc phần đỗ nhưng năm nay thì chưa biết thế nào mà lần. Con tôi khi thi xong môn năng khiếu, cũng phải lo chuẩn bị nếu không đỗ thì tính toán xem đăng ký vào trường nào cho phù hợp, mà tình hình điểm thì cứ thay đổi từng ngày, ngày nào cũng phải ôm máy tính để cập nhật điểm cho con. Từ ngày con thi THPT đến giờ, gia đình tôi chưa ngày nào được yên, lúc nào cũng như ngồi trên lửa”.

Đáng buồn đó là tình trạng chung của tất cả các thí sinh có “cuộc đua” xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay. Nguồn cơn dẫn tới rắc rối nêu trên là bởi quy định tạo điều kiện hết cỡ cho việc nộp, rút hồ sơ theo nguyện vọng của thí sinh. Các năm trước quy định về việc rút hồ sơ tương đối khắt khe, thậm chí có trường còn không cho rút hồ sơ, thay đổi nguyện vọng. Thế nhưng năm nay, theo lý giải của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là: Tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh rút, nộp hồ sơ sau khi biết điểm dù có vất vả song ít rủi ro, cơ hội trúng tuyển cao hơn, tránh trường hợp điểm cao mà trượt ĐH...

Thực tế lại không phải vậy. Việc xét tuyển vào các trường ĐH đã gây phức tạp cho cả nhà trường, lẫn thí sinh. Chưa năm nào những “mỹ từ” như: chơi chứng khoán, canh bạc đỏ đen… lại xuất hiện với tần suất dày đặc trong giáo dục như kỳ thi này. Và những canh bạc ấy, cuốn cả xã hội vào những “may rủi” khôn lường.

Trong những ngày cuối cùng, điểm vào các khoa, các ngành liên tục biến động. Thí sinh bị trượt “tháo chạy” đã đành, cả những thí sinh đang đỗ cũng… chạy tuốt. Đó còn chưa kể, có trường hợp sáng đỗ, chiều… trượt, có những trường chỉ trong một ngày điểm đỗ - trượt vào ngành chênh nhau đến 5 điểm.

Mới thấy, cuộc đua này “cân não” đến nhường nào.

Với cung cách xét tuyển này thì may rủi là yếu tố quyết định nên chưa chắc thí sinh điểm cao mà đỗ, nếu không biết lượng định chính xác khi nộp hồ sơ. Đó là chưa kể một trong những mục tiêu quan trọng đặt ra trước kỳ thi chung quốc gia lần đầu tiên - giảm phiền phức, tốn kém, mất thời gian cho thí sinh và xã hội… Đến nay đều chưa đạt được.

Đứt gãy… ước mơ

Cách xét tuyển nguyện vọng năm 2015 đẩy thí sinh sang tâm thế hoàn toàn khác. Mệt mỏi không là gì nếu các thí sinh được học đúng trường mình yêu thích, thế nhưng trong những ngày cuối của “cuộc tháo chạy”, PV ghi nhận nhiều thí sinh với tâm trạng uể oải. “Ván bài” không còn đường lùi nên đành chấp nhận từ bỏ ước mơ. Bởi thay vì định hướng đúng nghề nghiệp theo sở thích ban đầu thì các em lại chuyển sang chạy… lấy được. Mục tiêu tối thượng là đỗ ĐH vào trường nào, ngành học nào… bỗng nhiên không còn quan trọng.

Với thực tế này thì sau kỳ xét tuyển năm nay, không ít sinh viên sẽ vào trường ĐH theo ngành học trái với nguyện vọng, ước mơ. Những sinh viên vào “nhầm” trường, ngồi “nhầm” lớp này liệu có hứng thú, đam mê học tập trong suốt những năm học ĐH? Đương nhiên là có.

Điển hình như khi trả lời PV, thí sinh Hoàng Văn Thắng (Nam Trực - Nam Định) nói: “Chắc chắn em phải rút rồi, vì điểm của em bị loại khỏi Top chỉ tiêu”.

Theo Thắng thì em được 22 điểm, xét đăng ký nguyện vọng 1 vào Khoa Vật Lý Hạt Nhân của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Hiện điểm xét của em là 7.39 mà điểm xét thấp nhất của ngành vào thời điểm xét tuyển ngày 18-9 là 7.50, nên Thắng rút hồ sơ để nộp sang Trường ĐH Giao thông Vận Tải, Khoa Điện tử Viễn Thông. Thắng nói: “Thực sự Trường Bách Khoa vẫn là mơ ước của em. Giờ thì em không còn hy vọng gì để được vào Trường Bách Khoa nữa. Có lẽ trượt Bách Khoa rồi thì sang năm em sẽ lại thi tiếp”.

Như vậy với những trường hợp này, một kỳ thi đã đổ sông, đổ bể.

Đương nhiên việc này lỗi tất cả không chỉ riêng ngành giáo dục, nhưng các quy định, quy chế và cách tổ chức kỳ thi được cho là đổi mới của Bộ đã phần nào đẩy thí sinh đến tình thế phải quay cuồng với cuộc đua xét tuyển.

Sẽ là phủ nhận sạch trơn đối với những cố gắng nỗ lực của ngành giáo dục và toàn xã hội trước kỳ thi THPT quốc gia, nhưng nhìn vào hiện tượng thẳng tay đốt 4 giấy chứng nhận kết quả của một thí sinh ở Vĩnh Phúc cho thấy, các em đã phải chịu áp lực đến nhường nào!

Bộ Giáo dục đã quá… chủ quan

Thực ra, những vướng mắc tồn tại trong kỳ thi không phải khó giải quyết. Thậm chí nó hoàn toàn có thể không xuất hiện nếu kỳ thi THPT quốc gia 2015 diễn ra theo lộ trình. Tất cả những sự việc xảy ra như đã thấy thì Bộ GD&ĐT quá chủ quan, vội vàng.

Thực tế cho thấy, trong suốt quá trình diễn ra kỳ thi ở khâu nào Bộ GD&ĐT cũng thể hiện sự lúng túng trong xử lý tình huống. Từ việc quy định sửa hồ sơ đăng ký dự thi ban đầu đến quy định địa điểm nộp, xét tuyển ở những khâu cuối… Thế mới nói, Bộ GD&ĐT chưa lường hết được những gì sẽ xảy ra. Trong khi lộ trình lại là yếu tố cần thiết cho một việc có ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội như kỳ thi THPT quốc gia.

dung-bien-hoc-sinh-thanh-chuot-bach
Thí sinh mệt mỏi chờ nộp hồ sơ xét tuyển

Trả lời truyền thông, GS.TS Võ Tòng Xuân hiến kế: Chúng tôi muốn kỳ thi được cụ thể hóa theo một lộ trình rất logic nhưng đơn giản. Lộ trình này không cần tập trung quyền hành quá đáng vào Cục Khảo Thí Kiểm định Chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) như quản lý điểm thi của từng thí sinh, buộc thí sinh chỉ nộp đơn vào trường theo NV1 và cho phép chọn 4 ngành học khác nhau trong trường đó. Điều này vô tình triệt tiêu ước mơ ngành học lý tưởng của thí sinh. Bởi thay vì cho thí sinh nộp đơn vào 4 trường có cùng ngành lý tưởng, thì nay Bộ lại bắt nộp vào 1 trường và phải chọn 4 ngành trong trường đó không hoàn toàn theo lý tưởng. Đây là một quy chế rất sai lầm, phản khoa học, làm hại tương lai của thanh niên ta.

Còn PGS Văn Như Cương cho rằng: Trong các kỳ tuyển sinh, các trường nên được trao quyền tự chủ. Về việc quản lý điểm thi của tất cả các thí sinh toàn quốc và coi là bí mật là một sai lầm quá lớn. Rồi đảm bảo sự thông suốt trong công bố điểm, hệ thống quản lý hồ sơ, khâu rút - nộp hồ sơ và hàng loạt những rắc rối khác… cần được khắc phục. Mà thực tế thì, nếu chuẩn bị chu đáo và lường trước được sự việc thì không khó để giải quyết những vấn đề này.

Chính vì quá vội vàng nên nhiều nhận định cho rằng Bộ GD&ĐT đang chạy theo thành tích nhiều hơn thay vì tính đến lộ trình của đổi mới. Điển hình như ngay thời điểm kỳ thi THPT Quốc gia đang đứng trước nguy cơ “vỡ trận” thì Bộ GD&ĐT lại tung tiếp một đề án được gọi là Dự thảo đổi mới chương trình phổ thông. Nhưng ở dự thảo này, nhiều ý kiến nhận xét: Đây chẳng khác gì một… bài thơ viết vội. Thế mới phải nói rằng, Bộ GD&ĐT nên cân nhắc lộ trình đổi mới, bởi không phụ huynh nào muốn con mình mãi là… “chuột bạch” của ngành giáo dục!

Cần lời giải thích từ Bộ Giáo dục & Đào tạo Công bố mới đây của các trường về việc phúc khảo điểm thi THPT Quốc gia thì bất ngờ ở chỗ có rất nhiều thí sinh được tăng điểm. Khó hiểu nhất là trường hợp của một thí sinh dự thi tại trường Đại học Sư Phạm TPHCM. Thí sinh này có số điểm phúc khảo môn Toán từ 1,75 lên tới 7,5. Nghĩa là số điểm chênh lệch so với ban đầu là 5,75 điểm. Trong khi đó, điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia được tính đến 0,25 và quy trình thì được chấm làm hai lần bởi hai giáo viên khác nhau. Vậy tại sao lại có sự chênh lệch điểm “khủng” như vậy? Điều này, cần câu trả lời từ Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Huyền Anh

Năng lượng Mới 451

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.