Dư chấn “hậu Brexit”

07:00 | 28/06/2016

1,838 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vậy là điều gì đến cũng đã đến, cho dù nó quá bất ngờ với số đông người. Những cử tri Vương quốc Liên hiệp Anh (trong bài này gọi là Anh Quốc, hay nước Anh) đã chọn “ra khỏi Liên minh châu Âu” (Brexit) đã thắng thế, dù là thắng sít sao với tỷ lệ chênh chỉ khoảng 3% với phe ủng hộ ở lại (Remain), trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử hôm 23-6 về tư cách thành viên của Vương quốc Liên hiệp Anh trong Liên minh châu Âu (EU). Hiện tại, điều người ta quan tâm nhất là các tác động của Brexit? Nước Anh đứng ngoài EU sẽ ra sao và một EU thiếu nước Anh sẽ như thế nào? Có thay đổi gì không trong cán cân quyền lực thế giới?  

Những tác động trước mắt

Ngay sau khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố với tỷ lệ 51,9% người dân Anh bỏ phiếu tán thành rời khỏi EU, thị trường tài chính thế giới nói chung đã phản ứng một cách tiêu cực, bất chấp đã có sự chuẩn bị về tình huống này.

du chan hau brexit

Đồng bảng Anh sụt xuống tới mức chưa từng thấy từ năm 1985, chỉ còn 1 bảng ăn 1,3229USD và chỉ hồi phục sau khi Ngân hàng Trung ương Anh tuyên bố đã sẵn sàng bơm 250 tỉ bảng (tương đương 370 tỉ USD, 326 tỉ euro) vào hệ thống tài chính để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng.

Theo Reuters, khoảng 2.000 tỉ USD đã “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu hôm 24-6 sau khi có kết quả bỏ phiếu Brexit.

Cũng trong ngày 24-6, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) đã phải “ra tay” can thiệp vào thị trường

Việc đánh mất một thành viên trọng yếu như Anh - nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và nước chi tiêu quốc phòng lớn thứ 5 thế giới sẽ làm suy yếu trầm trọng vị thế của EU trên thế giới.

Ðó sẽ là một tổn thất lớn cho phương Tây trong một khu vực láng giềng lắm vấn đề đáng lo, từ Nga tới Syria tới Bắc Phi, cũng như đối diện với một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Bởi vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Tổng thống Nga Vladimir Putin rất muốn Anh rời khỏi EU, còn Tổng thống Mỹ Barack Obama thì không.

ngoại hối để ổn định tình hình do Brexit đã khiến đồng franc của Thụy Sĩ (CHF) - một trong những đồng tiền dự trữ an toàn của thế giới chịu áp lực tăng giá.

Giá dầu trên thị trường thế giới đã giảm ngay trong buổi sáng hôm 24-6, khi kết quả bỏ phiếu Brexit còn

đang hỗn loạn. Giá dầu Brent được giao dịch ở mức 48,30USD/thùng, trong khi giá dầu WTI cũng giảm 5% xuống còn 47,57USD/thùng. Ở chiều ngược lại, giá vàng tăng đột biến 4%, tương đương với 50USD lên mức 1307USD/ounce.

Jan Hatzius và Sven Jari Stehn - hai nhà kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Goldman Sachs dự báo nền kinh tế của Anh sẽ suy thoái nhẹ vào đầu năm 2017. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh cũng được dự báo sẽ giảm 2,75% trong 18 tháng tới.

Theo Goldman Sachs, nền kinh tế Mỹ và châu Âu cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực của Brexit. Hiện tại, dự kiến tăng trưởng GDP của khu vực đồng euro là 1,25% so với dự báo 1,5% trước cuộc bỏ phiếu Brexit và tăng trưởng GDP trong nửa cuối năm 2016 của Mỹ là 2%, so với dự báo 2,25% trước đó.

Goldman Sachs nhận định có 3 rủi ro về nguyên tắc như là kết quả của cuộc bỏ phiếu: Điều kiện thương mại có thể xấu đi; các công ty có thể sẽ cân nhắc quy mô đầu tư do sự không chắc chắn về hệ quả của Brexit; và các điều kiện tài chính sẽ thắt chặt do biến động tỉ giá và sự suy yếu trong các tài sản rủi ro như chứng khoán và trái phiếu rác.

Một nước Anh “rối bời” hậu Brexit

Cho đến nay, chẳng ai dám chắc Anh Quốc một khi đã rời khỏi EU sẽ có quan hệ ra sao với EU, bởi chưa có tiền lệ nào ngoại trừ Greenland. Nước này rời khỏi EU vào năm 1985, nhưng đó là một nước nhỏ và vẫn còn lệ thuộc Đan Mạch, một nước vẫn nằm trong EU.

Có lẽ, vấn đề nan giải nhất cho một Anh Quốc hậu Brexit sẽ là làm sao duy trì quyền tiếp cận thị trường chung của EU, thị trường lớn nhất thế giới. Theo tờ  The Economist, khoảng 45% lượng xuất khẩu của Anh đi đến các nước còn lại trong EU và nếu Anh rời khỏi EU, các đàm phán thương mại sau đó nhiều khả năng là rất khó khăn. Điều này vô cùng quan trọng đối với thành tố tăng trưởng nhanh nhất của xuất khẩu, đó là dịch vụ (trong đó có các dịch vụ tài chính).

Ngoài ra, EU đã làm rõ với các nước phi thành viên như Na Uy và Thụy Sĩ rằng, họ chỉ có thể có quyền tiếp cận hoàn toàn với thị trường chung, nhờ là thành viên của Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA). Nhưng họ phải tuân thủ tất cả các quy định về thị trường chung của EU mà không có tiếng nói về chúng, phải chấp nhận phần lớn các quy tắc, bao gồm tự do đi lại và đóng góp vào ngân sách EU. Trong trường hợp của Na Uy, khoản đóng góp tương đương với 90% với mức đóng góp ròng bình quân đầu người của Anh Quốc. Còn Thụy Sĩ thì từng được cảnh báo rằng, nếu họ cố gắng thực hiện một yêu sách trưng cầu ý dân năm 2014 với các giới hạn về việc tự do di dân, hiệp định thương mại của họ với EU sẽ mất hiệu lực.

du chan hau brexit
Hoạt động dầu khí trên Biển Bắc sẽ bị ảnh hưởng bởi Brexit

Bên cạnh đó, một Anh Quốc hậu Brexit cũng sẽ bị loại trừ khỏi những hiệp định thương mại tự do (FTA) mà EU đã có với các nước như với Hàn Quốc, Canada… hoặc đang đàm phán như với Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. EU hiện có 53 hiệp định như vậy và Anh Quốc sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.

Một khía cạnh phức tạp khác là chính trị: sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Scotland và hệ quả của Brexit đối với sự sống còn của Vương quốc Anh. Năm 2014, Scotland đã trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Anh Quốc với tỷ lệ 44,7% thuận và 55,3% chống. Năm nay, với sự kiện Brexit thì có vẻ như đa số người Scotland đã sẵn sàng để được độc lập. Nếu Bắc Ireland cũng trưng cầu để “về với đất mẹ”, Cộng hòa Ireland nhằm mục đích ở lại EU thì sẽ không còn cái gọi là Vương quốc Liên hiệp Anh nữa.

Thay đổi cán cân quyền lực thế giới

Những hệ quả địa chính trị của Brexit có thể không xuất hiện ngay lập tức, nhưng đúng như Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói: Brexit đã giáng một đòn nặng nề cho châu Âu - vốn đang ngập đầu trong biết bao khó khăn như di trú và khủng hoảng đồng euro. EU có thể còn tạm thời thống nhất, nhưng sứ mệnh và quyền lực mềm của nó có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Với tư cách một thể thống nhất, châu Âu là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và dân số gần 500 triệu, lớn hơn đáng kể so với dân số 325 triệu của Mỹ. Nó có thị trường lớn nhất thế giới, chiếm 17% thương mại toàn cầu và cung cấp một nửa viện trợ quốc tế. Nó cũng có 27 trường đại học được xếp hạng trong top 100 trường tốt nhất thế giới và nền công nghiệp sáng tạo của nó đóng góp khoảng 7% GDP châu Âu. Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ cao hơn, nhưng về vốn con người, công nghệ và xuất khẩu, châu Âu là một đối thủ kinh tế ngang tầm.

Xét về chi tiêu quân sự, châu Âu chỉ đứng sau Mỹ, chiếm 15% chi tiêu quân sự thế giới, so với 12% của Trung Quốc và 5% của Nga. Tất nhiên, con số này có phần gây hiểu nhầm vì châu Âu không có sự hội nhập quân sự. Pháp và Anh là hai nguồn chi tiêu quân sự lớn nhất của châu Âu.

Các nguồn lực của châu Âu và Mỹ đang củng cố lẫn nhau. Đầu tư trực tiếp ở cả hai chiều đều cao hơn so với đầu tư với châu Á và thương mại Mỹ - Âu là cân bằng hơn thương mại Mỹ - Á. Ở cấp độ văn hóa, người Mỹ và châu Âu chia sẻ với nhau những giá trị dân chủ và nhân quyền nhiều hơn với bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới.

Ngoài ra, EU cũng sẽ yếu hơn nếu không có tiếng nói của Anh, sẽ chịu sự thống lĩnh nhiều hơn của Đức và chắc chắn ít chủ trương tự do hơn, có tính bảo hộ hơn và vị kỷ hơn.

Một điều đáng lo ngại nữa là với sự hồi sinh của chủ nghĩa ly khai Scotland, xu hướng hướng nội của Anh trong những năm gần đây có thể diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, Brexit có thể tạo một phản ứng dây chuyền trên các thành viên EU khác, đặc biệt là ở các nước phong trào dân túy đang lên cao như Pháp, Hà Lan…  Ngay trước cuộc trưng cầu Brexit, những người chủ trương dân túy ở Đan Mạch, Pháp, Italia, Hà Lan và Thụy Điển đã vận động đòi mở các cuộc trưng cầu dân ý tại nước họ. Bây giờ, họ sẽ phấn khích hơn trong cuộc vận động này.

Liệu có thể có cuộc “tái hợp” nào giữa Anh và EU?

Ai cũng cho rằng, sau cuộc trưng cầu dân ý và đặc biệt là bài phát biểu từ chức của Thủ tướng Anh David Cameroon và mới đây là Ủy viên châu Âu của nước này - ông Jonathan Hill thì coi như số phận Brexit đã an bài? Liệu kết cục có đơn giản và dễ dàng như vậy cho một cuộc “ly hôn” giữa Anh và EU?

Về nguyên tắc, Brexit sẽ dẫn đến việc Anh nộp đơn rút khỏi EU theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon, nhưng điều này cần được Quốc hội và Nữ hoàng Anh phê chuẩn mới có hiệu lực chính thức. Ngoài ra, Điều 50 quy định rằng, EU sẽ đàm phán một thỏa thuận mới với nước xin rút lui trong hai năm. Thời gian đó có thể được kéo dài thêm, nhưng chỉ thông qua nhất trí với tỷ lệ tuyệt đối. Điều này cũng quy định rằng, khi đồng ý một thỏa thuận mới, EU sẽ hành động mà không có sự can dự của nước muốn rời bỏ. Để có thể hình dung về thế cờ thương lượng, thử tưởng tượng, một cuộc ly hôn do một bên đơn phương yêu cầu, các điều khoản của vụ ly hôn lại được bên kia đơn phương ấn định.

Mặc dù các nhà lãnh đạo châu Âu đang có một loạt hoạt động ngoại giao nhằm lên kế hoạch cho lộ trình trước mắt, trong đó có cả sự hối thúc để nước Anh mau chóng xúc tiến các thủ tục rời khối, tránh lây lan hiệu ứng domino sang các quốc gia khác, nhưng không phải là không có “cửa” để người Anh suy nghĩ lại và nhanh chóng có quyết định và hành động rõ ràng, bởi một khi đã thực hiện Điều 50 thì không thể rút lại.

Tuy nhiên, giả sử Anh đã rút khỏi EU nhưng sau đó muốn tái gia nhập thì về lý thuyết, họ hoàn toàn có thể làm vậy, nhưng theo Chánh văn phòng Thủ tướng Đức Angela Merkel Altmaier, “muốn thực hiện điều này sẽ phải mất một thời gian rất dài”.

Tác động của Brexit đến Việt Nam

Theo Hãng tin Bloomberg, cùng với Singapore, Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi Anh rời EU, bởi trong vòng 5 năm qua, Anh đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong EU, với tốc độ tăng trưởng kim ngạch bình quân là 22,5%/năm. Với 4,65 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu sang Anh chiếm 2,4% GDP Việt Nam, trong khi tỷ lệ này tính bình quân các nền kinh tế Đông Á chỉ là 0,7%.

Việc đồng bảng Anh mất giá sẽ khiến tăng trưởng GDP của Anh giảm và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh sẽ gặp khó khăn do giá tăng. Tác động sẽ lớn hơn nếu Brexit làm cho nền kinh tế Anh rơi vào suy thoái và bất ổn trong vòng 2 năm nữa, trước khi Anh đạt thỏa thuận chính thức rời khỏi EU. Và đáng lo ngại hơn là hiệu ứng dây chuyền, sự sụt giá của đồng bảng Anh có thể sẽ làm tăng giá đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc - nước xuất khẩu hàng hóa lớn vào Anh, tạo áp lực lên VND và hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA), kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là thỏa thuận sẽ được ký kết giữa Việt Nam và EU, nhưng sẽ không có Anh. Như vậy, lợi ích tiếp cận thị trường Anh (chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU) mà Hiệp định được kỳ vọng mang lại cho Việt Nam sẽ không còn. Nếu EU và Việt Nam vẫn có thể cho phép Anh là nền kinh tế bên ngoài được tham gia vào Hiệp định (tức là Hiệp định sẽ là giữa ba bên) thì đây sẽ là kịch bản tốt nhất cho Việt Nam.

Một nước Anh ở ngoài EU sẽ có ít lợi ích về mặt “chủ quyền” nhưng sẽ mất tiếng nói, cũng như ảnh hưởng đối với những điều khoản về sự tham gia của mình trong thị trường chung. Trong khi đó, các trung tâm tài chính đối thủ như Paris và Frankfurt sẽ nắm bắt cơ hội để đưa ra những luật lệ nhằm giành lại khách hàng từ London.

Linh Phương

Năng lượng Mới 535

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc