Để lọt thương vụ “nghìn tỷ” – Nhiều nhà đầu tư tiếc nuối

16:05 | 18/01/2016

368 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhiều nhà đầu tư tỏ ra “tiếc nuối” khi không kịp tham gia vào thương vụ “khủng” đồng thời, tỏ ý nghi ngờ đối với việc tổ chức, công bố, mua bán cổ phiếu.

Thời điểm cuối cùng của giai đoạn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 2011-2015 đã chứng kiến sự “tiếc nuối” của không ít nhà đầu tư trên sàn chứng khoán khi giao dịch “khủng” trị giá hàng nghìn tỷ đồng diễn ra chỉ trong “chớp mắt”. Ngày 25/12/2015, chỉ trong ít phút khi thị trường chứng khoán mở cửa, toàn bộ 122.000.000 cổ phần của Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam – Gelex đã được khớp lệnh bán siêu tốc với mức giá 17.700.000 đồng/cổ phiếu. 

Trước đó, ngày 22/12/2015, Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam - Gelex công bố bán thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn UPCOM toàn bộ 122.000.000 cổ phần GEX.   Đây là lượng cổ phiếu tương đương 78,74% vốn điều lệ doanh nghiệp, được Bộ Công Thương thoái toàn bộ theo chủ trương cổ phần hóa. Đến ngày 28/12 giá cổ phần lên đến 20.500 đồng và đến ngày 10/1/2016 giá lên đến 23.500 đồng/ cổ phần.  Đây là một sự kiện hy hữu, chưa từng có và là một kỉ lục mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Gelex là một Tổng công ty lớn trong lĩnh vực thiết bị điện với công ty con như Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi), Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM), Vinakip… và sở hữu nhiều bất động sản vàng như: Khách sạn Melia 44B Lý Thường Kiệt, 52 Lê Đại Hành; 10 Trần Nguyên Hãn và 27- 29 Lý Thái Tổ, Hà Nội.  Trong quý III vừa qua, doanh thu của Tổng công ty này tăng 80%. 

de lot thuong vu nghin ty nhieu nha dau tu tiec nuoi
Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam

Ngay sau khi giao dịch "khủng" siêu tốc diễn ra, một làn sóng tranh luận chưa từng có đã dấy lên trong giới đầu tư chứng khoán. 

Nhiều nhà đầu tư tỏ ra “tiếc nuối” khi không kịp tham gia vào thương vụ “khủng” đồng thời, tỏ ý nghi ngờ đối với việc tổ chức, công bố, mua bán cổ phiếu cũng như thời điểm giao dịch bán cổ phiếu diễn ra quá nhanh chóng. 

Các nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích đều cho rằng, đây là một thương vụ mang lại siêu lợi nhuận cho những người đã nhanh chân mua được. Tính ra, chỉ sau vài ngày giao dịch, người mua sẽ lời cả nửa nghìn tỷ đồng.   Một số nhà đầu tư cho rằng, nếu số cổ phần trên được đấu giá hoặc bán theo từng đợt thăm dò, nhà nước có thể thu về được thêm hàng trăm tỷ đồng. 

Giáo dục Việt Nam

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc