Đẩy nhanh tái cơ cấu để không “thua” trên sân nhà

07:00 | 12/07/2015

609 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt hiện nay, nếu không nhanh chóng tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng hiệu quả hơn thì nông nghiệp có thể sẽ "thua" ngay trên sân nhà, thất bại ngay cả những lĩnh vực mà ta vẫn nghĩ là có lợi thế so sánh.

Đẩy nhanh tái cơ cấu để không “thua” trên sân nhà

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành về tái cơ cấu nông nghiệp nhấn mạnh vấn đề này tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức sáng 11/7 tại Đồng Tháp,

ĐBSCL là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước với 3,8 triệu ha đất nông nghiệp, đất trồng lúa 1,8-2,1 triệu ha. Sản lượng lúa chiếm 55% và xuất khẩu gạo chiếm 90%, cây ăn trái gần 300.000 ha chiếm 37%, sản lượng chiếm 48% tỷ trọng cả nước.

Diện tích nuôi cá tra từ 5.500-6.000 ha, sản lượng 1,1-1,2 triệu tấn, xuất khẩu đạt 1,7-1,8 tỷ USD. Sản lượng tôm và giá trị xuất khẩu chiếm trên 80% cả nước. Đây là vùng trọng điểm để triển khai tái cơ cấu nông nghiệp và đến nay đã có 12/13 tỉnh trong vùng xây dựng Đề án hoặc kế hoạch thực hiện tái cơ cấu.

Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Sáng ngày 25/4/2015, tại trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Hội nghị Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2015.

Tái cấu trúc ngân hàng: Đổi mới để thành công

Tái cấu trúc ngân hàng: Đổi mới để thành công

Việc tăng cường sáp nhập các ngân hàng của Việt Nam là một tín hiệu tích cực, bởi nó sẽ giúp loại bỏ một số nhà băng yếu kém, qua đó giúp giảm bớt nguy cơ rủi ro cho toàn hệ thống. Ngoài ra nó còn còn giúp cơ quan quản lý dễ dàng hơn trong việc thực thi các quy định và giám sát hệ thống. Chắc chắn trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mạnh tay hơn trong việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.

Hướng thoát khỏi tình trạng nhỏ lẻ, manh mún

Năm 2014, toàn vùng thực hiện chuyển đổi 78.375 ha đất lúa sang cây trồng khác. Nhiều mô hình chuyển đổi sang trồng ngô, lạc, đậu nành, vừng... thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao, trung bình tăng 20-30% so với trồng lúa; có mô hình tăng 100% như cây ngô ở Đồng Tháp, An Giang, lợi nhuận cao gấp 1,5-1,8 lần trồng lúa.

Thực hiện các dự án cánh đồng lớn trong vùng vụ Đông Xuân 2014-2015 đạt 130.332 ha, hoàn thiện và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao, đặc sản gắn với bao tiêu, chế biến và xuất khẩu, chú trọng xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa theo hướng VietGAP, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy hoạch cánh đồng lớn phục vụ xuất khẩu.

Các địa phương đã lập kế hoạch sản xuất và cung ứng giống theo từng vụ, năm và có sự kiểm soát của cơ quan chuyên môn, nhiều tiến bộ kỹ thuật trong canh tác được áp dụng, nhất là tại các mô hình cánh đồng lớn.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, các địa phương chọn đối tượng vật nuôi phù hợp với lợi thế của vùng, hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm, phát triển một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi ngành hàng. Có 2 tỉnh xây dựng riêng Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Về thủy sản, các địa phương thực hiện các dự án đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định 67/NĐ-CP, triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ trong khai thác và bảo quản sản phẩm trên tàu cá; chủ động sản xuất giống thủy sản chất lượng đối với các đối tượng nuôi chủ lực, nuôi trồng đã gắn với nhu cầu thị trường...

ĐBSCL cũng đi đầu về cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với diện tích đất được làm bằng máy đạt 96%, phun thuốc bảo vệ thực vật đạt 72%, thu hoạch lúa bằng máy đạt 76%, sấy chủ động 46%, xay sát lúa gạo đạt 100%. Mô hình tổ chức sản xuất cũng thay đổi mạnh với kinh tế trang trại (gần 6.600 trang trại), đến năm 2014 có 1.367 tổ hợp tác, 101 DN ký hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu lúa gạo với nông dân trong đó 55% số hợp đồng thành công.

Bên cạnh đó, phát biểu từ các địa phương, từ Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho thấy việc triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp trong vùng còn nhiều hạn chế, tồn tại. Cụ thể, các đề án, kế hoạch còn riêng lẻ, thiếu thông tin về nhu cầu thị trường và chưa chi tiết về giải pháp, lộ trình, về phương án lồng ghép kết hợp với các nguồn vốn, chưa có bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nên khó đánh giá kết quả.

Xét trên thực tế, sản xuất nông nghiệp ĐBSCL vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nhỏ lẻ, manh mún. Đây là điều mà nhiều DN liên kết cũng nhấn mạnh tại Hội nghị. Trong ngành lúa gạo, 38,4% hộ có diện tích dưới 0,5 ha; 48,2% hộ có diện tích 0,5-2 ha. Quy mô vườn cây ăn quả thường dưới 0,5 ha/hộ. Diện tích lúa tham gia cánh đồng lớn chỉ đạt 3,3%.

Những hạn chế đó cũng là nguyên nhân dẫn tới tăng trưởng nông nghiệp trong vùng còn tập trung theo chiều rộng, tận dụng tài nguyên thiên nhiên và sử dụng hoá chất, chưa phát huy tốt vai trò của khoa học công nghệ, bảo đảm phát triển hiệu quả bền vững. Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận mới đạt khoảng 20%.

Tái cơ cấu phải là hướng đi tất yếu

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, ĐBSCL là vùng trọng điểm nông nghiệp, là nơi có lợi thế so sánh tốt nhất về nông nghiệp của cả nước. Nhưng trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt hiện nay, nếu không nhanh chóng tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng hiệu quả hơn thì nông nghiệp có thể sẽ "thua" ngay trên sân nhà, thất bại ngay cả ở những lĩnh vực mà ta vẫn nghĩ là có lợi thế so sánh.

Ghi nhận các ý kiến tham luận, đặc biệt là từ những người sản xuất trực tiếp của nông nghiệp như nông dân, DN, Phó Thủ tướng nêu rõ nhiệm vụ: Đối với các địa phương, phải xác định thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp là công việc quan trọng, lâu dài. Ngoài việc xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình thực hiện cần thành lập Ban Chỉ đạo tại địa phương, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện để thu hút DN đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho DN, người sản xuất.

Về các định hướng lớn, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng, cần quy hoạch các vùng chuyên canh phát triển các ngành hàng chủ lực theo định hướng xuất khẩu; lựa chọn các dự án ưu tiên, chủ động thu hút đầu tư các thành phần kinh tế, trước hết là các DN để phát triển sản xuất theo Đề án tái cơ cấu.

Bên cạnh cơ chế chính sách chung, các địa phương cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn, kết nối với DN để xây dựng, triển khai các dự án đầu tư, tổ chức liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị, hình thành các tổ hợp nông-công-dịch vụ, phát triển hình thức hợp tác liên kết đa dạng giữa nông dân với DN; tuyên truyền vận động nông dân cho thuê đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất với DN để hợp tác liên kết sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo chuỗi giá trị nhằm phát triển sản xuất ổn định, hiệu quả, xóa dần tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, tự phát.

Đặc biệt, ĐBSCL là nơi khởi xướng hình thành và phát triển mô hình hợp tác liên kết xây dựng cánh đồng lớn có hiệu quả, nên các địa phương tiếp tục chỉ đạo tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hiệu quả ra diện rộng trong sản xuất lúa và các lĩnh vực khác.

Cùng với đó là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cao, đưa cơ giới hóa vào các lĩnh vực, các khâu từ giống, kỹ năng canh tác, chăm sóc, nuôi trồng đến thu hoạch, bảo quản, chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng; từng ngành, từng công đoạn phải có chỉ tiêu lộ trình cụ thể để phấn đấu thực hiện, trong đó DN là chủ thể phối hợp với các tổ chức khoa học, hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, các biện pháp canh tác, sử dụng giống, vật tư tiết kiệm hiệu quả, cơ giới hóa để giảm giá thành.

Chinhphu.vn

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,000 84,000
AVPL/SJC HCM 82,000 84,000
AVPL/SJC ĐN 82,000 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 73,450 74,400
Nguyên liệu 999 - HN 73,350 74,300
AVPL/SJC Cần Thơ 82,000 84,000
Cập nhật: 25/04/2024 03:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 82.500 84.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 03:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,320 7,525
Trang sức 99.9 7,310 7,515
NL 99.99 7,315
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,295
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,385 7,555
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,385 7,555
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,385 7,555
Miếng SJC Thái Bình 8,240 8,440
Miếng SJC Nghệ An 8,240 8,440
Miếng SJC Hà Nội 8,240 8,440
Cập nhật: 25/04/2024 03:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,500 84,500
SJC 5c 82,500 84,520
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,500 84,530
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 74,900
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 75,000
Nữ Trang 99.99% 72,900 74,100
Nữ Trang 99% 71,366 73,366
Nữ Trang 68% 48,043 50,543
Nữ Trang 41.7% 28,553 31,053
Cập nhật: 25/04/2024 03:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,099.42 16,262.04 16,783.75
CAD 18,096.99 18,279.79 18,866.22
CHF 27,081.15 27,354.69 28,232.26
CNY 3,433.36 3,468.04 3,579.84
DKK - 3,572.53 3,709.33
EUR 26,449.58 26,716.75 27,899.85
GBP 30,768.34 31,079.13 32,076.18
HKD 3,160.05 3,191.97 3,294.37
INR - 304.10 316.25
JPY 159.03 160.63 168.31
KRW 16.01 17.78 19.40
KWD - 82,264.83 85,553.65
MYR - 5,261.46 5,376.21
NOK - 2,279.06 2,375.82
RUB - 261.17 289.12
SAR - 6,753.41 7,023.40
SEK - 2,294.19 2,391.60
SGD 18,200.78 18,384.62 18,974.42
THB 606.76 674.18 700.00
USD 25,147.00 25,177.00 25,487.00
Cập nhật: 25/04/2024 03:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,202 16,222 16,822
CAD 18,241 18,251 18,951
CHF 27,262 27,282 28,232
CNY - 3,437 3,577
DKK - 3,557 3,727
EUR #26,337 26,547 27,837
GBP 31,116 31,126 32,296
HKD 3,115 3,125 3,320
JPY 159.45 159.6 169.15
KRW 16.26 16.46 20.26
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,232 2,352
NZD 14,831 14,841 15,421
SEK - 2,261 2,396
SGD 18,104 18,114 18,914
THB 632.41 672.41 700.41
USD #25,135 25,135 25,487
Cập nhật: 25/04/2024 03:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,185.00 25,187.00 25,487.00
EUR 26,723.00 26,830.00 28,048.00
GBP 31,041.00 31,228.00 3,224.00
HKD 3,184.00 3,197.00 3,304.00
CHF 27,391.00 27,501.00 28,375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16,226.00 16,291.00 16,803.00
SGD 18,366.00 18,440.00 19,000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18,295.00 18,368.00 18,925.00
NZD 14,879.00 15,393.00
KRW 17.79 19.46
Cập nhật: 25/04/2024 03:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25195 25195 25487
AUD 16325 16375 16880
CAD 18364 18414 18869
CHF 27519 27569 28131
CNY 0 3469.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26892 26942 27645
GBP 31326 31376 32034
HKD 0 3140 0
JPY 161.93 162.43 166.97
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0346 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14885 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18459 18509 19066
THB 0 646 0
TWD 0 779 0
XAU 8230000 8230000 8400000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 03:45