Tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

Dấu ấn của trách nhiệm

14:33 | 09/10/2015

580 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước, điện được xác định là một trong những hạ tầng quan trọng hàng đầu, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế vùng, địa phương cũng như các hoạt động sản xuất trong nền kinh tế. Cũng bởi tính chất đặc thù này, chủ trương tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề vốn, thu hút đầu tư… Tuy nhiên, vượt lên tất cả, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, EVN và các đơn vị thành viên đang từng bước thực hiện tái cơ cấu theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Chính phủ.

Thoái vốn hiệu quả

Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước, điện được xác định là một trong những hạ tầng quan trọng hàng đầu, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế vùng, địa phương cũng như các hoạt động sản xuất trong nền kinh tế. Cũng bởi tính chất đặc thù này, chủ trương tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề vốn, thu hút đầu tư… Tuy nhiên, vượt lên tất cả, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, EVN và các đơn vị thành viên đang từng bước thực hiện tái cơ cấu theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Chính phủ.

Những năm gần đây, mặc dù Đảng, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực nhằm thu hút các nguồn lực xã hội vào đầu tư, phát triển hệ thống điện nhằm đảm bảo “điện đi trước một bước” tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù là lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, dài hạn… sản lượng điện lại không lưu trữ được và đặc biệt còn tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo… khả năng thu hút vốn đầu tư của ngành điện rất hạn chế. Nhiệm vụ phát triển hệ thống điện, gia tăng sản lượng điện đảm bảo cung ứng đủ điện, an toàn cho nền kinh tế vẫn chủ yếu do EVN và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Ngành điện hiện đã có dự phòng khoảng 20%, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, vì thế có dấu ấn rất lớn của 3 trụ cột năng lượng này.

dau an cua trach nhiem

Phòng Điều khiển trung tâm Nhà máy Thủy điện Đồng Nai (EVNGENCO 1)

Mặc dù đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cung ứng điện phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, được Đảng, Nhà nước đánh giá cao nhưng hoạt động của ngành điện nói chung và EVN nói riêng vẫn còn nhiều tồn tại khách quan, chịu nhiều sức ép từ phía người dân cũng như dư luận xã hội. Chính vì vậy, tái cơ cấu Tập đoàn không chỉ được Đảng ủy, lãnh đạo EVN xác định là nhiệm vụ chính trị lớn mà còn là cơ hội để cấu trúc lại hoạt động, sắp xếp lại doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng sử dụng điện.

Với tinh thần đó, tính đến thời điểm hiện tại, EVN đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ thoái vốn, giảm vốn tại các lĩnh vực không liên quan đến ngành nghề chính của Tập đoàn. Theo đó, EVN sẽ thoái vốn, giảm vốn tại 7 công ty cổ phần có hoạt động không liên quan đến ngành nghề chính của Tập đoàn trong năm 2015.

Thông tin về vấn đề này, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN cho hay, tính đến hết tháng 8-2015, EVN đã thực hiện thoái vốn, giảm vốn đạt trên 958 tỉ đồng. Đáng chú ý trong đó, EVN đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty Tài chính CP Điện lực (EVNFinance) từ 40% xuống còn 16,5% vốn điều lệ của EVNFinance và hiện đang làm việc với các nhà đầu tư để bán tiếp 1,5% để đảm bảo tỷ lệ nắm giữ 15% vốn điều lệ công ty theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Hay như tại Công ty CP Bảo hiểm Toàn cầu (GIC), EVN đã chuyển nhượng 1 triệu cổ phần, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 20% và hiện đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ công bố thông tin để thoái vốn ở GIC. Đáng chú ý, tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK), EVN đã chuyển nhượng 25,2 triệu cổ phần cho Công ty CP Xuất nhập khẩu Hà Nội (Geleximco), qua đó giảm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ từ 24,3% xuống còn 16,02%, thu về 252 tỉ đồng và sẽ tổ chức bán đấu giá công khai số cổ phần còn lại ngay trong tháng 10-2015…

Nói như vậy để thấy rằng, EVN đã và đang bám sát lộ trình tái cơ cấu Tập đoàn theo đúng lộ trình được đề ra trong Quyết định số 1782/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 - 2015. Những kết quả này là rất đáng ghi nhận, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế trong nước, thị trường tài chính, chứng khoán, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm… có nhiều khó khăn, biến động.

Thách thức cổ phần hóa

Không chỉ bám sát lộ trình thoái vốn, giảm vốn đầu tư ngoài ngành, EVN còn đang tích cực triển khai công tác cổ phần hóa. Và mới đây nhất, ông Dương Quang Thành - Chủ tịch HĐTV EVN đã có quyết định chuyển chủ thể hợp đồng vay vốn từ EVN sang cho 3 Tổng Công ty Phát điện (GENCO). Quyết định này được đánh giá là sẽ tạo ra cả cơ hội cũng như thách thức đối với quá trình cổ phần hóa các GENCO trong thời thời gian tới.

Và theo ông Nguyễn Khắc Sơn - Tổng giám đốc GENCO 1, thách thức lớn nhất mà các GENCO 1 phải đối diện là vấn đề vốn. Các GENCO mới được thành lập, chưa tạo dựng được uy tín cũng như sự tín nhiệm của các tổ chức tài chính - ngân hàng trong và ngoài nước. Vậy nên, xét về mặt tâm lý, các ngân hàng vẫn muốn hợp tác với EVN để đảm bảo nguồn vốn cho vay. Ngoài ra, khi các hợp đồng vay vốn chuyển sang GENCO thì chủ thể nợ của ngân hàng là GENCO, đồng nghĩa với số nợ trên vốn chủ sở hữu của các EVNGENCO sẽ tăng lên. Ví như GENCO 1, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu hiện đã là 3,76, trong khi theo quy định thì không được vượt quá 3 lần mới được tiếp tục vay vốn. Và để đạt được tiêu chuẩn này, số vốn cần bổ sung cho GENCO 1 lên tới 3.468 tỉ đồng.

Không chịu áp lực về hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu như GENCO 1 nhưng ông Ngô Việt Hải - Tổng giám đốc GENCO2 cũng cho rằng, theo phương pháp xác định giá phát điện và thực tế đầu tư nguồn điện hiện nay, các hợp đồng vay tín dụng có thời gian khoảng 10 năm. Trong khi đó, hoạt động của nhà máy điện có vòng đời 25-40 năm, dòng tiền ban đầu từ khi vận hành cho đến 10 năm đầu trả nợ không đủ bù đắp chi phí. Như vậy, với các dự án có tổng mức đầu tư cao sẽ tạo áp lực phải trả gốc và lãi vay rất lớn đối với các EVNGENCO trong vai trò là chủ thể.

Ngoài ra, theo các chuyên gia tài chính, một trong những vấn đề và cũng là rào cản lớn nhất đối với EVN trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp là bài toán vốn. Bên cạnh câu chuyện vốn ở các GENCO được chuyển quyền chủ thể vay từ EVN sang thì đó còn là câu chuyện thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. Vốn đầu tư lớn, thời gian kéo dài, lợi nhuận thấp… những đặc thù sẽ khiến ngành điện tiếp tục đối diện với cảnh “đói” vốn trong thời gian gian tới.

Khó khăn, thách thức đặt ra đối với các GENCO - những đơn vị được xác định là đi đầu thực hiện cổ phần hóa của EVN - là vậy nhưng theo đánh giá chung, việc chuyển chủ thể hợp đồng vay vốn về đúng chủ đầu tư là phù hợp với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và phù hợp với quy định trong hợp đồng đầu tư xây dựng.

Được biết, theo các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập 3 công ty mẹ - gồm Tổng Công ty Phát điện 1, 2, 3, với các khoản vốn vay nước ngoài, EVN sẽ có trách nhiệm triển khai các thủ tục liên quan đến bảo lãnh các dự án đầu tư của các tổng công ty phát điện trong vòng 3 năm kể từ khi tổng công ty chính thức đi vào hoạt động. Đồng thời, một số dự án điện có tổng vốn đầu tư lớn, với giá cố định công nghệ bình quân cao, EVN vẫn là chủ thể hợp đồng vay vốn (ví dụ Dự án Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát). Đây được xem là bước chuẩn bị, tạo đà cổ phần hóa các EVN GENCO trong những năm tới.

Thanh Ngọc

Năng lượng Mới 464

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps