Đánh ma túy cũng phải… "say"!

08:49 | 18/08/2015

1,409 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thiếu tá Trần Trung Kiên - Phó phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Điện Biên cho rằng, bên cạnh "độ nhạy" thì đánh ma túy cũng phải "say".
Đánh ma túy cũng phải…
Thiếu tá Trần Trung Kiên.
Vững chãi nơi tuyến đầu Tổ quốc Vững chãi nơi tuyến đầu Tổ quốc
Bình yên cho “thung lũng tử thần” Bình yên cho “thung lũng tử thần”
Na Ư hồi sinh sau Na Ư hồi sinh sau "cơn lốc trắng"

Những năm qua, mặc dù tình hình tội phạm ma túy ở Điện Biên đã hạ nhiệt, những điểm nóng như Na Ư, Pú Nhi… cơ bản đã ổn định trở lại nhưng với đường biên dài, địa hình hiểm trở, lại gần Tam Giác Vàng, cuộc chiến phòng, chống ma túy Điện Biên chưa khi nào thôi “nóng bỏng”.

Tôi tìm gặp Thiếu tá Kiên vào một buổi chiều muộn, ngay tại phòng làm việc của anh, giữa ngồn ngộn giấy tờ và hồ sơ vụ án khi những tia nắng chói chang của ngày hè tháng 7 sắp vụt tắt. Kiên có nước da sạm đen, gương mặt gầy nhưng đôi mắt rất sắc, giọng nói đanh gọn, những phác hoạ khiến ai gặp cũng cảm nhận được cái khắc nghiệt, gian nan trong công việc mà anh đang làm.

Sau một vài lời chào hỏi, giới thiệu, anh bắt đầu kể cho tôi nghe về 10 năm lăn lộn với núi rừng Tây Bắc để đấu tranh với tội phạm ma tuý và cả những lần anh đứng giữa làn ranh sinh tử.

Anh cho biết mình sinh năm 1978 - cầm tinh con ngựa, mà ngựa thì phải đi, phải phi nên ngay khi còn đang học phổ thông, nghe các cô, các chú kể chuyện về công an, cảnh sát là anh mê lắm. Vậy nên, sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, trong khi bạn bè cùng lớp chọn học ngành y, ngành tài chính, kinh tế, ngân hàng... (những ngành đầy hấp dân vào những năm 1999, 2000-PV) thì anh lại thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân. Gia đình biết chuyện khuyên ngăn nhưng không được đều tỏ thái độ tiếc nuối vì anh là một trong những học sinh xuất sắc. Sau 2 năm học đại cương với điểm tổng kết cao, anh đăng ký vào học chuyên ngành trinh sát ma túy. Mọi người biết chuyện lại một lần nữa khuyên ngăn, và lần này không chỉ người quen mà cả người nhà cũng phản đối vì khi đó, ma tuý ở Điện Biên phức tạp, các đối tượng buôn bán ma tuý thì sẵn sàng dùng “hàng nóng” chống trả lực lượng chức năng. Rất nhiều cán bộ, chiến sỹ công an đã bị thương, thậm chí là hy sinh.

Anh nhớ lại, lúc đó gia đình, bạn bè cũng can ngăn nhiều, bản thân mình cũng lường được tính chất và mức độ nguy hiểm khi tham gia các vụ án ma túy nhưng vẫn đăng ký học vì thích. Thích thứ nhất vì trong quá trình học, được nghe đánh án ma túy ly kỳ lắm, người chiến sỹ công an phải hóa trang, mật phục, phải theo dấu tội phạm, nắm bắt thông tin... Nhưng điều quan trọng nhất khiến mình chọn chuyên ngành ma túy là vì Điện Biên khi đó có nhiều ma tuý quá, nhiều khu vực dân cư tiêu điều, cuộc sống của người dân khổ cực vì ma tuý nên cũng muốn góp một phần công sức vào cuộc chiến phòng chống ma túy, đẩy lùi tệ nạn chết người này khỏi tỉnh nhà.

Đánh ma túy cũng phải…
Thiếu tá Trần Trung Kiên (thứ 2 từ phải sang) chụp ảnh kỷ niệm với Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.

Tôi buột miệng: “Anh biết rõ là đánh án ma túy là rất nguy hiểm, là phải đối diện với cái chết. Vậy lúc đó, anh có nghĩ đến điều này không?”

Anh Kiên trầm ngâm, quả thực lúc đó, tôi chẳng nghĩ nhiều được như vậy. Chỉ có một suy nghĩ là học xong về địa phương tham gia đẩy lùi vấn nạn ma tuý ở quê mà thôi! Sau 11 năm công tác, 2 lần bị phơi nhiễm HIV và hàng chục lần giáp mặt trong những cuộc đấu sinh tử với tội phạm ma túy… nhưng tôi chẳng bao giờ nghĩ về nguy hiểm hay rủi ro cả. Ra trường, nhận nhiệm vụ là cuốn theo công việc, theo các vụ án nên cũng chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện chọn đúng hay sai cả, chỉ duy nhất một suy nghĩ là làm sao phá được vụ án mà mình đang theo.

Thậm chí sau này khi đi tìm hiểu và xây dựng gia đình, nhà vợ mình khi biết chuyện cũng có chút nghi ngại. Vì ngày đó, nói đến đánh án ma túy ở Điện Biên là đều có “hàng nóng” cả. Nhưng rồi chuyện cũng được mọi người chia sẻ. Ra trường được 1 năm thì mình xây dựng gia đình. Đến nay đã có 2 cháu. Các cháu đều chăm ngoan học giỏi. Vợ mình thì làm bác sỹ. Thấu hiểu được đặc thù công việc của chồng nên việc to việc nhỏ, việc lớn việc bé trong nhà, một tay cô ấy cáng đáng hết. Nhờ đó mình mới yên tâm công tác, chuyên tâm vào việc triệt phá các vụ án ma tuý mà cấp trên giao.

Tôi lại cắc cớ: “Có người nói đánh ma túy cũng phải “say”, và vì “say” nên cán bộ, chiến sỹ công an mới rong ruổi được nhiều tháng trời để theo dấu tội phạm đến khi vụ án được phá mới thôi?”

Ánh mắt Thiếu tá Kiên như sắc bén hẳn lên, tôi cho rằng nói như vậy cũng đúng. Thằng buôn thì “say” vì lợi nhuận. Thằng nghiện thì “say” vì thỏa mãn được cơn nghiện. Còn công an thì “say” vì thấy mình có đóng góp cho cuộc sống khi phá được một vụ án ma túy.

Ngẫm câu trả lời của Trần Trung Kiên thì thấy đúng là anh đang “say” thật. Và vì “say” nên trong 11 năm đánh án ma túy, anh đã trực tiếp tham gia trên dưới 50 chuyên án lớn nhỏ, bắt giữ hàng trăm đối tượng. Bản thân anh 2 lần bị phơi nhiễm HIV nhưng có khi đang điều trị, bị thuốc “vật” nhừ người vẫn trốn vợ đi đánh án!

Đi qua khốc liệt - thêm dầy chiến công Đi qua khốc liệt - thêm dầy chiến công
Dấu chân thầm lặng Dấu chân thầm lặng

Thanh Ngọc (Năng lượng Mới)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc