Lập lại trật tự vỉa hè, lề đường

Cuộc chiến bền bỉ, lâu dài

06:45 | 17/03/2018

1,729 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nỗ lực lập lại trật tự vỉa hè được chọn là 1 trong 10 sự kiện nổi bật của TP HCM trong năm 2017 - năm thành phố không ngừng tăng cường các đợt ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự lề đường, vỉa hè. Nhiều tuyến đường trở nên thông thoáng, đem lại cảnh quan văn minh, sạch đẹp. Song kết quả đó không bền vững và chuyện lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, kinh doanh, giữ xe… vẫn đang tiếp tục gây nhiều bức xúc cho người dân, làm ảnh hưởng đến an toàn, trật tự và mỹ quan đô thị. Phóng viên Báo Năng lượng Mới giới thiệu ý kiến của một số chuyên gia về các giải pháp lập lại trật tự vỉa hè, lề đường.

PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đô thị và phát triển: Giải pháp riêng với từng nhóm đối tượng

cuoc chien ben bi lau dai

Chúng ta có thể phân ra các nhóm đối tượng chủ yếu vi phạm trật tự lề đường, vỉa hè.

Nhóm đối tượng thứ nhất mà chúng ta thường gặp đó là những người nghèo, ít vốn, không có nghề nghiệp, việc làm, lấn chiếm vỉa hè để mưu sinh. Nếu xóa bỏ họ ngay thì không nên, bởi thật sự vỉa hè là nơi họ có công ăn việc làm, đằng sau đó còn là cuộc sống của cả một gia đình. Đây nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội.

Chúng ta phải làm thế nào? Trước đây cũng có một số giải pháp như di dời các đối tượng lấn chiếm vỉa hè vào trong các con hẻm, nhưng đó là di chuyển sự không trật tự của vỉa hè vào trong hẻm - là nơi mà có cuộc sống ổn định và yên tĩnh rồi - nên đây là biện pháp không tốt. Hiện nay chúng ta có giải pháp là lập phố hàng rong, nhưng làm mất đi diện tích của đô thị, nên đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Do đó, đối với các đối tượng người nghèo, xử lý việc lấn chiếm vỉa hè là một cuộc chiến hết sức bền bỉ, lâu dài. Nó không chỉ là vấn đề quản lý đô thị mà còn liên quan đến an sinh xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, nên tạo việc làm, dạy nghề để chuyển đổi việc làm cho những đối tượng này, nhưng rất khó vì khi học nghề thì không có thu nhập ngay, hơn nữa rất khó để thay đổi thói quen sống nhờ vào hoạt động trên vỉa hè của nhóm đối tượng này. Vì vậy, chúng ta phải có cái nhìn lâu dài, vừa chuyển đổi việc làm phù hợp vừa làm sao để con cháu của họ không tiếp tục làm những công việc như vậy nữa.

Nhóm đối tượng thứ hai là những người có thu nhập, có điều kiện tiếp cận với vỉa hè. Với nhóm đối tượng này, vấn đề lập trật tự đô thị cũng nhạy cảm không kém, bởi đây là những người có tiền, có lực và có mạng lưới hậu thuẫn rất lớn ở đằng sau.

Nhóm đối tượng thứ hai là những người có thu nhập, có điều kiện tiếp cận với vỉa hè. Với nhóm đối tượng này, vấn đề lập trật tự đô thị cũng nhạy cảm không kém, bởi đây là những người có tiền, có lực và có mạng lưới hậu thuẫn rất lớn ở đằng sau.

Nhóm đối tượng thứ hai là những người có thu nhập, có điều kiện tiếp cận với vỉa hè. Với nhóm đối tượng này, vấn đề lập trật tự đô thị cũng nhạy cảm không kém, bởi đây là những người có tiền, có lực và có mạng lưới hậu thuẫn rất lớn ở đằng sau. Họ có tâm lý vỉa hè là của chung, ai “xí” được trước thì sử dụng. Những đối tượng này, ngoài vận động tuyên truyền, áp dụng các công cụ pháp lý nghiêm thì nên cho họ tham gia vào vào công tác lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè để họ đứng vào vị trí phía quản lý, ắt hẳn sẽ có tác động rất lớn.

Đối tượng thứ ba chúng ta ít nghĩ tới, nhưng xét về góc độ xã hội họ vẫn là những người vi phạm trật tự lòng đường, vỉa hè. Đó là khách hàng, những người sử dụng các dịch vụ của những đối tượng vi phạm. Họ cũng là những người tham gia vào việc lấn chiếm lề đường, vỉa hè và là nhân tố khuyến khích cho việc chiếm lề đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán. Vì vậy chúng ta cũng cần có biện pháp tuyên truyền vận động để họ bỏ được thói quen ủng hộ những người lấn chiếm lề đường, vỉa hè như vậy.

cuoc chien ben bi lau dai
TP HCM ra quân lập lại trật tự lề đường, vỉa hè

Việc lập lại trật tự lề đường, vỉa hè tập trung vào từng nhóm đối tượng để giải quyết và có giải pháp thích hợp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

TS Nguyễn Ngọc Hiếu, Giảng viên Trường Đại học Việt - Đức: Tổ chức tốt không gian đô thị

cuoc chien ben bi lau dai

Từ góc độ của quy hoạch, thiết kế đô thị, tôi cho rằng, văn hóa xây (quy hoạch, xây dựng), phải đồng hành cùng với văn hóa đi (giao thông) và văn hóa kinh doanh (buôn bán vỉa hè). Trên không gian đô thị rất chật hẹp đó, chúng ta phải tổ chức lại để làm sao các nhu cầu được tối ưu hóa.

TP HCM nói riêng và Việt Nam nói chung có số lượng xe máy rất lớn, trên 90% người dân dùng xe máy làm phương tiện đi lại chính. Đây là lý do rất quan trọng mà chúng ta dễ thỏa hiệp với nhau trong vấn đề lấn chiếm vỉa hè để di chuyển, đậu xe… bởi rất nhiều người đều lấn chiếm như thế. Bên cạnh đó, số lao động phụ thuộc vào kinh doanh nơi công cộng rất lớn nên rất khó xử lý.

Từ đó có thể thấy không gian công cộng ở vỉa hè, lề đường là nơi xung đột rất cao giữa các nhu cầu.

Theo thống kê, năm 2017, TP HCM có 1.445 tuyến đường trọng điểm có tình trạng lấn chiếm lề đường, vỉa hè. Qua công tác lập lại trật tự lề đường, vỉa hè, tính đến cuối năm 2017 đã có 718 tuyến đường đã có chuyển biến tốt, 679 tuyến đường có chuyển biến tương đối, còn 48 tuyến đường ít chuyển biến.

Để giải quyết vấn đề này, theo tôi cần mở rộng không gian cho người đi bộ. Ở những công trình lớn, có lượng ôtô, xe máy ra vào lớn phải có bãi đỗ xe để đón, trả khách an toàn, không gây cản trở giao thông, đồng thời tạo thêm hành lang đi bộ trong khuôn viên. Cơ quan quy hoạch và xây dựng phải phối hợp chặt chẽ hơn trong việc cấp phép những công trình lớn có nhu cầu ra vào cao để bảo đảm phải có các công trình thiết yếu phục vụ dừng, đỗ xe khi đến các nơi này.

Tiêu chí rất căn bản của một đô thị đáng sống là đô thị đó phải đi bộ được. TP HCM hướng đến trở thành thành phố đáng sống thì cũng phải đáp ứng yêu cầu này. Thành phố có thể tạo thêm không gian mới cho người đi bộ bằng cách xây dựng các đường đi bộ trên cao để kết nối các tòa nhà, các khu vực công cộng tốt hơn. Ở nước ngoài, đường đi bộ trên cao phát triển từ lâu, nhưng 10 năm gần đây phát triển rất nhanh và hiệu quả, như ở Singapore, Philippines, Malaysia, Trung Quốc… Xây dựng các đường đi bộ trên cao sẽ không tốn quá nhiều ngân sách, bởi khi xây dựng các công trình này để kết nối với các tòa nhà, các khu vực kinh doanh thì chủ đầu tư các tòa nhà, khu kinh doanh sẵn sàng bỏ tiền để đầu tư, vì họ cũng được hưởng lợi. Việc bổ sung không gian mới cho người đi bộ cũng góp phần làm lòng, lề đường thêm trật tự, văn minh, an toàn.

cuoc chien ben bi lau dai
Vỉa hè trên đường Lý Tự Trọng, quận 1 thông thoáng, thuận lợi cho người đi bộ

Lấn chiếm vỉa hè, lề đường là vấn đề không thể giải quyết dứt điểm trong thời gian ngắn, bởi liên quan đến rất nhiều vấn đề, đặc biệt để thay đổi nhận thức người dân là việc không dễ dàng. Do đó, các cơ quan chức năng phải xác định đây là nhiệm vụ lâu dài, cần phải kiên trì, bền bỉ, tránh nôn nóng, phong trào.

Ngoài tăng cường tuyên truyền sâu rộng hơn nữa đến người dân thì cần quy hoạch tất cả các vỉa hè, lề đường, những điểm nào được, không được buôn bán, đậu xe, cần có vạch kẻ rõ ràng, quy hoạch lại, xây dựng thêm các bãi đậu xe phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người dân. Có chế tài nghiêm, xử lý công bằng đối với tất cả trường hợp vi phạm. Khi người dân thấy rằng, tất cả đều phải chấp hành pháp luật chứ không chỉ một vài nơi và một vài người; đồng thời nhận thấy rằng việc lập lại trật tự lề đường, vỉa hè đem lại lợi ích cho họ khi đô thị trở nên an toàn, trật tự, đáng sống hơn, họ mới đồng lòng, quyết tâm cùng chính quyền thực hiện.

TP HCM dự kiến tăng phí đỗ xe ôtô

Hiện nay, UBND TP HCM cho phép người dân tạm sử dụng lề đường, hè phố để đỗ xe trên một số tuyến đường, nhằm giải quyết nhu cầu đỗ xe chính đáng của các đối tượng khách vãng lai, chưa quen thuộc địa hình giao thông tại khu vực trung tâm thành phố, hoặc đối tượng có nhu cầu giải quyết công việc trong thời gian tạm dừng đỗ ngắn.

TP HCM có 35 tuyến đường được cho phép đỗ xe trên lề đường và một số vỉa hè. Mức thu phí tạm dừng đỗ xe ôtô trên lề đường, hè phố được thực hiện theo Quyết định số 245/2005/QĐ - UBND từ năm 2005 của UBND TP HCM với mức thu là 5.000 đồng/xe/lượt, trong khi đậu xe ôtô trong các bãi, hầm để xe của các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng có giá trung bình từ 10.000-25.000 đồng/xe/giờ đầu tiên và lũy tiến cho các giờ tiếp theo.

Mức thu phí áp dụng từ năm 2005 đến nay của TP HCM được đánh giá là quá thấp so với mặt bằng xã hội hiện nay, dẫn đến nhiều trường hợp lợi dụng để biến lề đường thành bãi tạm dừng, đỗ xe, thời gian đỗ xe kéo dài cả ngày thay vì chỉ sử dụng tạm thời. Mức phí thấp cũng không đủ trang trải chi phí hành thu của các quận, huyện. Đã xảy ra tình trạng nhân viên tự thu phí cao hơn quy định.

Do đó, UBND TP HCM đề xuất, mức phí tạm dừng đỗ xe trên lề đường và vỉa hè, đối với xe dưới 9 chỗ và xe tải có tải trọng từ 1,5 tấn trở xuống là 25.000 đồng/xe/giờ (khu vực quận 1, 3, 5) và lũy tiến theo giờ, từ giờ thứ 5 trở đi là 35.000 đồng/xe/giờ, qua đêm (0-6h) là 150.000 đồng/xe; khu vực quận 10, quận 11, mức phí là 20.000 đồng/xe/giờ và qua đêm là và 120.000 đồng/xe.

Đối với xe từ 10-16 chỗ và xe có tải trọng lớn hơn 1,5 tấn đến 2,5 tấn, mức phí là 30.000 đồng/xe/giờ, qua đêm là 180.000 đồng/xe (khu vực quận 1,3,5); khu vực quận 10, quận 11 mức phí tương ứng là 25.000 đồng/xe/giờ và qua đêm là 150.000 đồng/xe. Với mức thu dự kiến như trên, UBND TP HCM ước tính số thu bình quân là 31 tỉ đồng/tháng.

Mai Phương

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc