Có phải vắc-xin ngừa bệnh viêm gan B gây yếu và đau cơ?

06:50 | 31/03/2018

1,431 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Không có nghiên cứu khoa học nào cho thấy, nguyên nhân khởi phát của các căn bệnh như chứng đa xơ cứng... là do việc tiêm phòng vắc-xin. Nhưng trong những tuần gần đây, các tòa án ở Pháp đã đưa ra phán quyết trong 3 vụ án khác nhau, buộc tội việc tiêm phòng vắc-xin là nguyên nhân gây ra các căn bệnh nói trên.

Vào ngày 22-12-2017, Tòa án phúc thẩm thành phố Nantes, Pháp, đã cáo buộc chính quyền thành phố về việc chi trả 190.000 euro cho một nữ thư ký y khoa để người này nói rằng, hội chứng yếu và đau cơ là do việc tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm gan B. Cô ta phải bồi thường cho Oniam (Văn phòng Quốc gia về bồi thường tai nạn y tế) bởi vì công việc của cô ta là đảm bảo người dân phải được tiêm phòng vắc-xin.

co phai vac xin ngua benh viem gan b gay yeu va dau co
Tiêm vắc xin phòng bệnh

Ngày 23-1-2018, Tòa án phúc thẩm thành phố Bordeaux đã xét xử Công ty Dược phẩm Sanofi về trách nhiệm của họ trong việc 1 người đàn ông đã mắc căn bệnh đa xơ cứng sau khi ông ta tiêm phòng vắc-xin chống viêm gan B của công ty vào năm 1996.

Cuối cùng, vào ngày 7-3-2018, quân đội Pháp đã bị cáo buộc khi họ kháng cáo với tòa án tại Montpellier vì việc trả lương hưu cho một cựu chiến binh mắc bệnh đa xơ cứng sau khi ông ta tiêm vắc-xin chống bệnh sốt vàng.

Trả lời phỏng vấn AFP, bà Liliane Grangeot-Keros, thuộc Viện Y dược Quốc gia Pháp cho biết: “Tôi không hiểu, tòa án dựa trên những căn cứ nào mà đưa ra những phán quyết như vậy? Thật đáng tiếc là một cơ quan tư pháp lại làm việc mà không theo căn cứ khoa học”. Bà lo ngại các phán quyết trên sẽ khiến mọi người không còn tin tưởng vào các loại vắc-xin và họ sẽ không còn đi tiêm phòng vắc-xin nữa.

Luật sư Clémentine Lequillerier, thành viên của Viện Luật và Y tế của Đại học Paris-Descartes, cho biết: “Không có gì khác nhau về quan hệ nhân quả trong pháp luật cũng như trong khoa học”. Theo bà, cách phân biệt này phải được giải thích rõ ràng, chính xác với công chúng, nếu không, từ những phán định này họ sẽ kết luận việc tiêm ngừa vắc-xin gây nguy hiểm cho người.

Bà Lequillerier giải thích rằng: “Trong trường hợp bồi thường thiệt hại thông qua Oniam đối với việc bắt buộc tiêm ngừa vắc-xin, Hội đồng nhà nước sau đó đã đưa ra một khung tham khảo và nếu các tiêu chí này được đáp ứng, tòa án sẽ phải thừa nhận việc tiêm ngừa vắc-xin có thể là nguyên nhân gây ra bệnh”.

Tình hình sẽ khác đi nếu các vụ kiện này nhắm vào các công ty sản xuất vắc-xin, như trong trường hợp của vụ kiện tại Bordeaux. Theo lời luật sư, trong những trường hợp này đã có sự thay đổi về luật trong năm 2008. Theo đó, tòa án cho rằng, ngay cả khi không có căn cứ khoa học chắc chắn, người bệnh cũng có thể được nhận bồi thường.

Lập luận này càng được củng cố thêm nhờ vào bản án được đưa ra bởi Tòa án Công lý Liên minh châu Âu (CJUE) vào ngày 21-6-2017. Theo bản án này, người khiếu nại đã trình lên những bằng chứng nghiêm trọng, chính xác và phù hợp để tòa có thể kết luận rằng, việc tiêm ngừa vắc-xin vẫn tồn tại những khiếm khuyết và là nguyên nhân gây bệnh.

Từ các bằng chứng này cho thấy, khoảng thời gian từ lúc tiêm ngừa vắc-xin cho đến lúc khởi bệnh rất gần nhau, bệnh nhân cũng không có tiền sử bệnh và đã có nhiều trường hợp tương tự như vậy đã xảy ra. Tuy nhiên, Tòa án châu Âu cho rằng, không thể liệt kê hết các tiêu chí được thiết lập sẵn để từ đó có thể suy ra mối quan hệ nhân quả trong từng trường hợp như vậy. Do đó, tùy từng trường hợp mà tòa án sẽ đưa ra các phán quyết khác nhau. Vì thế, bản án được đưa ra bởi Tòa án cấp phúc thẩm Borderux rõ ràng là có dựa trên khung tham khảo này của CJUE.

Hãng Sanofi cho biết, vẫn đang trong quá trình xem xét có nên tiếp tục vụ kiện hay không.

Sau một đợt tiêm phòng vắc-xin quy mô lớn diễn ra vào năm 1994 tại Pháp, mối nghi ngờ về nguyên nhân gây ra các căn bệnh thần kinh như bệnh đa xơ cứng là do tiêm phòng đã dấy lên. Từ đó, dư luận đã bắt đầu đâm đơn kiện đối việc tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh viêm gan B. Sau hơn 17 năm điều tra, vào tháng 3-2016, các thẩm phán tòa án tại Paris đã bác bỏ vụ kiện này với lý do thiếu “quan hệ về nhân quả” theo yêu cầu của các nhà khoa học.

S.Phương

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc