Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt

Có giảm lượng người béo phì?

08:01 | 24/09/2017

861 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bộ Tài chính đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, bởi thứ nước uống này được cho là nguyên nhân gây nên tình trạng béo phì. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ khó phát huy tác dụng…  

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo “Góp ý vào đề xuất sửa đổi, bổ sung 5 luật thuế”. Ông Trương Bá Tuấn, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, sẽ điều chỉnh, bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng nước ngọt. Lý do đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng nước ngọt là do nhiều loại nước giải khát có nguy cơ gây béo phì và các bệnh tim mạch, tiểu đường.

co giam luong nguoi beo phi

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, nhiều sắc thuế đang áp với các loại rượu, bia, nước giải khát chưa rõ ràng, gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Vì vậy, các đại biểu đề nghị trong sửa đổi luật lần này, cơ quan Nhà nước cần đưa ra những quy định rõ hơn về việc tăng thuế đối với các ngành hàng, phân chia cụ thể từng lĩnh vực.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp không đồng tình với đề xuất cũng như lý do mà Bộ Tài chính đưa ra đối với nước ngọt. Trong đó có ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ đẩy ngành sản xuất nước ngọt vào khó khăn, ngành này sẽ đứng trước nguy cơ thu hẹp sản xuất, giảm doanh thu…

co giam luong nguoi beo phi
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

Liên quan đến đề xuất này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho hay: Nước ngọt có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng tăng cân, béo phì thì không hẳn do thức uống này gây ra. Do đó, nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt thì liệu có giảm được tỷ lệ béo phì và tiểu đường hiện tại không?

Bên cạnh đó, tờ trình của Bộ Tài chính có nêu mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt là hướng dẫn điều tiết tiêu dùng. Lý do của việc bổ sung mặt hàng nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là vì sử dụng đồ uống có đường gắn liền với tăng năng lượng nạp vào cơ thể, làm cho tăng cân, béo phì và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khỏe bao gồm tim mạch và tiểu đường. Tuy nhiên, thừa cân, béo phì còn do nhiều nguyên nhân khác, như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sử dụng thức ăn nhanh, ít vận động…

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc lạm dụng nước ngọt sẽ không có lợi cho sức khỏe, cho cả người lớn và trẻ em. Do vậy, WHO khuyến cáo mọi người nên giới hạn lượng đường tự do đến dưới 10% tổng lượng calo tiêu thụ.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015. Tại TP HCM mức tỷ lệ này lên tới 10,8% (đặc biệt tại khu vực trung tâm, tỷ lệ này lên đến 12%).

“Điều này khác với việc cứ sử dụng đồ uống có đường là tăng cân, béo phì. Do vậy, có thể hiểu rằng chỉ khi lạm dụng, tức là sử dụng quá mức thực phẩm có đường tự do, trong đó có nước ngọt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người ta có thể nghiện bia, rượu nhưng chưa mấy ai nghiện nước ngọt. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã từng ủng hộ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào mặt hàng rượu, bia để hạn chế tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe. Đối với mặt hàng nước ngọt, để điều tiết tiêu dùng có thể bằng con đường tuyên truyền, tư vấn tiêu dùng” - Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nói.

Vậy nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp? Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, khi áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, thì thuế VAT tăng từ 10% lên 12%, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt là 10%, thuế suất VAT áp dụng cho mặt hàng đường tăng từ 5% lên 6%. Như vậy, giá các sản phẩm nước giải khát trên thị trường sẽ tăng khoảng 13%. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ phải chi ra một khoản tiền nhiều hơn khi mua nước ngọt. Trong khi vai trò điều tiết của thuế tiêu thụ đặc biệt không mấy phát huy tác dụng khi mặt hàng nước ngọt đã trở nên phổ biến trong các hoạt động hiếu, hỷ, lễ, tết.

“Tôi nghĩ rằng, áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt sẽ dẫn đến tăng giá, hạn chế tiêu dùng, hạn chế sản xuất, có khả năng phát sinh buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái, ảnh hưởng nguồn thu ngân sách. Vì vậy, để điều tiết tiêu dùng có thể bằng biện pháp tuyên truyền, tư vấn kiến thức, nên cân nhắc việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng nước ngọt” - Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nhấn mạnh.

Có thể hiểu rằng, chỉ khi lạm dụng, tức là sử dụng quá mức thực phẩm có đường tự do, trong đó có nước ngọt thì sẽ dẫn đến tăng cân, béo phì và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người ta có thể nghiện bia rượu nhưng chưa mấy ai nghiện nước ngọt.

Chu Phượng - Thiên Minh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.