Chuyện lạ trong vụ đánh cắp 81 triệu USD của Bangladesh

13:43 | 01/04/2016

912 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hôm thứ Năm vừa qua, một nhà môi giới sòng bạc người Trung Quốc đã trả lại số tiền 4,63 triệu đô la trong số 81 triệu đô la mà tin tặc Trung Quốc đánh cắp của Bangladesh.
moi gioi trung quoc tra lai tien danh cap cua bangladeshTin tặc Trung Quốc tấn công Cục dự trữ Liên Bang Mỹ?

Người đã trả lại số tiền 4,63 triệu đô la Mỹ cho cơ quan chống rửa tiền Philippines và đại sứ Bangladesh là Kam Sin Wong, một nhà môi giới sòng bạc người Trung Quốc đã làm ăn lâu năm ở Manila, Philippines. Đây chỉ là một phần trong số 81 triệu đô la Mỹ mà Bangladesh đã bị đánh cắp từ tài khoản gửi tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và sau đó được “rửa” tại một casino tại Manila, Philippines.

moi gioi trung quoc tra lai tien danh cap cua bangladesh
Đại diện Đại sứ quán Bangladesh tại Manila và cơ quan chống rửa tiền Philippines mở valy tiền mà nhà môi giới sòng bạc trả lại

Theo kết quả điều tra của Philippines, 81 triệu đô la này đã được chuyển vào một tài khoản ngân hàng ở chi nhánh của Tập đoàn Ngân hàng Thương mại Rizai (RCBC) bằng một cái tên giả, sau đó được chuyển tới các sòng bạc và những kẻ môi giới sòng bài thông qua một công ty chuyển tiền tại địa phương.

Không chỉ trả lại số tiền 4,63 triệu đô, ông Wong cho biết ông sẵn sàng trả lại số tiền 450 triệu pesos (khoảng 10 triệu đô la Mỹ) mà ông đã được hai con bạc Trung Quốc chuyển trả tiền đặt cược. Đó là Gao Shuhua đến từ Bắc Kinh và Ding Zhize đến từ Macau.

Đại diện cơ quan phòng chống rửa tiền Philippines cho biết, số tiền này sẽ được lưu giữ tại Ngân hàng Trung ương Philippines cho đến khi hai bên có được thỏa thuận về việc chuyển tiền về Bangladesh.

Theo Đại sứ John Gomes, các nhà điều tra Bangladesh sẽ bay tới Manila trong tuần tới để cùng với nhà chức trách Philippines điều tra việc tiền bị đánh cắp đã được đổ vào Philippines như thế nào và những ai có liên quan.

Hồi đầu tháng 3 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Bangladesh tuyên bố quốc gia này đã bị mất 100 triệu đô la Mỹ gửi trong Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) do bị tin tặc Trung Quốc đánh cắp.

Hương Thu

Theo AP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc