Chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào

18:43 | 19/02/2015

606 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo tổng hợp báo cáo nhanh từ hệ thống trực an toàn thực phẩm của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế (63/63 tỉnh/thành phố, 5 Viện khu vực trên toàn quốc), tính đến ngày 17-2, trên toàn quốc chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, đây là tín hiệu vui trong dịp Tết Ất Mùi và là kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra và tuyên truyền trước khi “Xuân về Tết đến”. Để tiếp tục duy trì kết quả này, Cục An toàn thực phẩm sẽ phối hợp với các Viện khu vực, các Chi Cục An toàn thực phẩm tại địa phương để theo dõi nắm thông tin và xử lý kịp thời trong trường hợp có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Đồng thời Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo, đối với các loại món ăn ngày Tết, đặc biệt là những món ăn sẵn, đã qua chế biến, phải biết cách bảo quản như để trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo do điều kiện thời tiết chuyển sang nồm, dễ gây hư hỏng thức ăn, tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển…

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh cũng phải biết cách

Đó là cách bảo quản đối với những gia đình không có tủ lạnh, còn trong trường hợp có tủ lạnh, cũng phải biết cách lưu giữ thức ăn, không nên “quẳng” thức ăn vào tủ là xong. Mà đối với từng loại phải biết để ngăn mát hay ngăn đá. Ví dụ, đối với những thực phẩm không có chất bảo quản nên để ngăn đá nhằm tránh ôi thiu và kéo dài hạn sử dụng. Thức ăn hải sản cũng nên lưu giữ như vậy.

Ai cũng nghĩ rằng giò là thức ăn có thể để lâu dài mà không cần bảo quản cẩn thận do thời gian làm chín giò rất dài. Tuy nhiên đây là quan niệm chưa đúng. Theo các chuyên gia y tế, giò phải được bảo quản trong nhiệt độ nhất định của tủ lạnh. Nếu để ngăn mát, giò có thể sử dụng trong vòng một tuần. Còn để ngăn đá, giò có thể sử dụng 10 ngày. Tuy nhiên, dù để ở ngăn nào, trước khi ăn giò cũng phải được chuyển sang nhiệt độ thích hợp như nếu để ngăn đá, phải chuyển sang ngăn mát 8 tiếng trước khi ăn. Nếu để ngăn mát chuyển sang nhiệt độ phòng 4 tiếng trước khi ăn.

Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua… thì tốt nhất không nên ăn vì tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm.

Với món dưa hành, nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khi ăn dùng đũa sạch gắp dưa hành ra, rửa qua bằng nước sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng, sau đó bóc vỏ ngoài, lấy phần dưa hành trắng nõn để ăn.

Còn các thực phẩm nấu chín khác như rau, nên để vào tủ lạnh khi dùng không hết. Do hàm lượng nitrat có nhiều trong rau xanh khi vi khuẩn phân hủy, sẽ tạo thành nitrit, một chất gây ung thư trong trường hợp thức ăn không để trong tủ lạnh. Cho nên không nên ăn các món rau để qua đêm nếu không được bảo quản trong tủ lạnh.

Tết Giáp Ngọ năm ngoái so với thời điểm này của Xuân Ất Mùi cũng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào trừ có một số trường hợp phải nhập viện vì lạm dụng rượu.

Còn Tết Quý Tỵ trước đó xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Tuyên Quang làm 5 người cấp cứu, trong đó có 1 người tử vong.

Xuân Bách (Tổng hợp)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.