TKV:

Chủ động kiểm soát hiện tượng than tự bốc cháy

23:32 | 13/12/2017

1,588 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sau sự cố than cháy nội sinh (hiện tượng than tự bốc cháy) tại Công ty Cổ phần than Hà Lầm, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chỉ đạo Viện Khoa học Công nghệ mỏ phối hợp với các đơn vị khai thác than tổ chức đánh giá toàn diện, đưa ra giải pháp căn cơ lâu dài để chủ động kiểm soát các sự cố than cháy nội sinh.
chu dong kiem soat hien tuong than tu boc chay
Các đơn vị ngành than luôn sẵn sàng ứng phó với hiện tượng than tự bốc cháy

Hiện nay, trong điều kiện khai thác than ngày càng xuống sâu, khả năng cháy nội sinh có chiều hướng gia tăng trong các đơn vị khai thác than của TKV. Đặc biệt là sự cố cháy nội sinh tại Công ty Cổ phần than Hà Lầm mới đây. Cách đây một vài năm, hiện tượng than cháy nội sinh cũng đã xảy ra tại các đơn vị Công ty than Thống Nhất, Công ty than Hồng Thái…

Hiện nay, ngoài việc TKV chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của Tổng giám đốc tại Kết luận số 196/TB-TKV ngày 3/10/2017 về khắc phục sự cố xuất khí CO tại vỉa 7 của Công ty CP than Hà Lầm, Tập đoàn cũng đồng thời chỉ đạo các đơn vị tổ chức phối hợp cùng lực lượng cấp cứu mỏ để kiểm tra kỹ thuật an toàn đột xuất tại một số đơn vị sản xuất hầm lò vào ca 2, ca 3 để phát hiện, chấn chỉnh khắc phục kịp thời các tồn tại. Ngoài ra, Tập đoàn chỉ đạo Viện Khoa học Công nghệ mỏ phối hợp với các đơn vị khai thác than tổ chức đánh giá toàn diện, đưa ra giải pháp căn cơ lâu dài để chủ động kiểm soát được các sự cố than cháy nội sinh ở tất cả các đơn vị.

Trước đây, nhiều người vẫn có quan niệm than tự cháy là do hàm lượng lưu huỳnh cao nhưng có một thực tế là hàm lượng chất này trong than ở Việt Nam là thấp. Cần khẳng định, đây là một hiện tượng bình thường có thể xảy ra đối với bất cứ vỉa than nào có hàm lượng chất bốc cháy cao. Khi gặp điều kiện địa nhiệt hoặc tác nhân gây nhiệt cao đều có thể gây cháy. Than đá là một dạng trầm tích dễ cháy. Hàng triệu năm nằm trong lòng đất, trong điều kiện yếm khí, khi gặp ôxy, than có thể tự cháy.

Theo các chuyên gia, hiện tượng cháy nội sinh tại các mỏ hầm lò có nguyên nhân từ phản ứng ôxy hóa của than với khí ôxy, hậu quả sinh ra nhiệt độ cao và các khí độc, trong đó có khí CO. Khác với các đám cháy có nguyên nhân khác, việc khống chế phòng ngừa than tự cháy phải giải quyết được vấn đề cơ bản là ngăn chặn nguồn cấp ôxy cho phản ứng ôxy hóa nêu trên. Trên thế giới, việc phòng chống hiện tượng than tự cháy trong các mỏ than chủ yếu sử dụng công nghệ phun khí nitơ để phun vào khu vực cháy hoặc khu vực xuất hiện hiện tượng ôxy hóa than, với sự hỗ trợ mô phỏng tính toán của các phần mềm chuyên dụng.

Minh Châu

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps