Chính sách thực sự của Trung Quốc đối với Triều Tiên

14:16 | 30/06/2016

1,247 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trọng tâm chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên cũng tập trung trong câu nói này, có thể khái quát đơn giản là “không chiến tranh, không bất ổn và không vũ khí hạt nhân”.
chinh sach thuc su cua trung quoc doi voi trieu tien
 

Theo báo Liên hợp Buổi sáng số ra gần đây, từ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên ngày 6/1, đến việc phóng tên lửa tầm xa hôm 7/2, và tiếp theo đó là nghị quyết số 2279 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) về việc đưa ra các biện pháp trừng phạt Triều Tiên, quan hệ Trung – Triều luôn trở thành tâm điểm chú ý của dư luận ở cả trong và ngoài nước.

Hiện đang xuất hiện hai kiểu quan điểm đối lập: một cho rằng Trung Quốc không thể ngăn chặn các kế hoạch phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, Trung Quốc không có khả năng “quản lý” được Triều Tiên như trong quá khứ; quan điểm khác cho rằng do việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân đã trở thành hiện thực, Trung Quốc cần phải ngầm thừa nhận và để cho Triều Tiên có không gian của mình.

Ý nghĩa sâu xa của cả hai kiểu quan điểm này đều là chính sách hiện tại của Trung Quốc đối với Triều Tiên là không phù hợp, thậm chí là thất bại, do vậy cần phải có sự điều chỉnh lớn.

Liệu đó có phải là sự thực? Muốn trả lời câu hỏi này, trước hết cần phải làm rõ chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên.

Ngày 5/2, trong cuộc điện đàm trực tiếp với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có nói một câu: Bán đảo Triều Tiên không thể có vũ khí hạt nhân, cũng không thể để xảy ra bất ổn”. Trọng tâm chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên cũng tập trung trong câu nói này, có thể khái quát đơn giản là “không chiến tranh, không bất ổn và không vũ khí hạt nhân”.

Có thể hiểu, không chiến tranh, không bất ổn, chủ yếu là để ngăn chặn những tác động xấu đến Đông Bắc Trung Quốc, cũng là để ngăn chặn Hàn Quốc và Mỹ tranh thủ thời cơ thống nhất bán đảo Triều Tiên, khiến Trung Quốc mất đi một bức tường chiến lược.

Không hạt nhân chủ yếu là loại bỏ việc bố trí hạt nhân ở trước cửa nhà của Trung Quốc, đồng thời cũng thể hiện nghĩa vụ quốc tế của mình liên quan đến vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Tóm lại, mối quan hệ hữu nghị truyền thống Trung – Triều cần được xem xét lại, song điểm xuất phát chính của nó vẫn là để bảo vệ các lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

Sau khi Triều Tiên thử hạt nhân, tại sao Trung Quốc ngăn HĐBA LHQ thực hiện các biện pháp trừng phạt quá gay gắt với Triều Tiên? Thực ra đây không phải là vì Trung Quốc muốn bảo vệ Triều Tiên, mà là Trung Quốc hiểu rõ Triều Tiên hơn ai hết, biết được tình hình thực sự về phát triển vũ khí hạt nhân, cũng như tình trạng của Triều Tiên hiện tại nên dù có các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc cũng không có tác dụng. Trung Quốc muốn đưa việc Triều Tiên tiếp tục thử hạt nhân làm con bài để nâng cao trọng lượng trên bàn mặc cả với Mỹ.

Có thể nói, việc Triều Tiên quyết định phát triển vũ khí hạt nhân có mối quan hệ trực tiếp với những gì Mỹ đã thực hiện trước đây. Mỹ từng “viện cớ” để tiến hành cuộc chiến chống Irq, khiến Tổng thống Saddam bị bắt và bị treo cổ. Trong tình cảnh tương tự, Triều Tiên cũng bị Mỹ liệt vào “trục ma quỷ” nên chắc chắn cũng nảy sinh cảm giác không an toàn.

Vấn đề hiện nay của Triều Tiên nằm ở chỗ họ không nhận thức được rằng trong những năm gần đây, Mỹ đã thay đổi, đối với vấn đề phát động chiến tranh, Mỹ đã trở nên thận trọng hơn rất nhiều. Mỹ là người dẫn đầu trong cuộc chiến tranh Iraq, song không còn như vậy trong cuộc chiến ở Libya.

Nếu nói rằng trong những năm trước Mỹ không nghĩ cách xâm lược Triều Tiên, thì hiện nay càng không nghĩ tới vấn đề đó. Vì vậy, vấn đề an ninh của Triều Tiên được bảo đảm, hoặc có thể nói nếu Triều Tiên cảm thấy không an tâm, thì việc họ hiện có một số vũ khí hạt nhân để phòng thủ cũng đã là đủ. Trong bối cảnh như vậy, Triều Tiên vẫn thổi phồng mối đe dọa an ninh từ Mỹ, mạo hiểm tiến hành thử hạt nhân, thực ra đã làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của Triều Tiên.

Trong khi đó, Trung Quốc khó có thể ngầm thừa nhận Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Nếu để Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân sau đó mới yêu cầu họ từ bỏ dường như là rất khó, song điều kiện tiên quyết hiện nay là Triều Tiên không được tiếp tục phát triển hạt nhân và thử tên lửa. Nếu như quan hệ Trung – Triều khôi phục lại bình thường, lãnh đạo cao nhất hai nước gặp mặt rồi, mà kết quả Triều Tiên sẽ vẫn như hiện nay, tiếp tục các vụ thử, vậy chẳng phải Trung Quốc tự làm xấu mặt mình?

Tóm lại, chính sách Triều Tiên hiện nay của Trung Quốc mặc dù có gây tranh cãi, song quả thực không có cách tiếp cận nào hiệu quả và hợp lý hơn. Vì vậy, không cần phải có những điều chỉnh lớn.

Vậy vấn đề hạt nhân Triều Tiên tiếp theo sẽ diễn biến như thế nào? Xét tình hình hiện nay, nó đã trở thành một bàn cờ chết. Chừng nào Triều Tiên tỉnh ngộ nhân ra rằng Mỹ thực chất không phải là mối đe dọa lớn như họ từng nghĩ, biết được rằng việc tự cô lập trước cộng đồng quốc tế suốt một thời gian dài không phải là một cách làm tốt, khi đó vấn đề hạt nhân của Triều Tiên mới có hi vọng được giải quyết.

chinh sach thuc su cua trung quoc doi voi trieu tien

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được trao chức danh mới

Hôm thứ Tư vừa qua, Triều Tiên đã triệu tập Quốc hội và trao thêm chức danh mới cho nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

chinh sach thuc su cua trung quoc doi voi trieu tien

Tên lửa đạn đạo Musudan của Triều Tiên đã bay tới vũ trụ

Hôm qua (27/6), người phát ngôn Lầu Năm Góc đã xác nhận, trong vụ thử lần thứ 6 vào tuần trước, tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan của CHDCND Triều Tiên đã bay tới vũ trụ và sau đó quay trở lại bầu khí quyển trái đất.

TL

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc