Châu Âu nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng mới

20:12 | 23/04/2011

481 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong nỗ lực lặp lại sự bùng nổ của nước Mỹ, gần đây các công ty của châu Âu đang tiến hành thăm dò nhằm khai thác những phiến đá chứa khí tự nhiên.

Được biết, công nghệ tách khí tự nhiên từ đá đã mang lại cho người tiêu dùng Mỹ một nguồn cung nhiên liệu mới khá lớn.

Tại một số quốc gia như: Anh, Đức và Ba Lan, việc khoan thăm dò đang được tiến hành, cùng với đó các kỹ sư đang cố gắng xác định khối lượng đá phiến chứa khí hiện tại và cách khai thác tối ưu nhất. Tuy nhiên, những công nghệ mới nhằm tách khí tự nhiên từ đá đang làm tăng mối lo ngại về sự ô nhiễm nguồn nước uống. Được biết tại Mỹ, việc khai thác này đã giúp giá nhiên liệu giảm xuống 2/3 kể từ năm 2008 và giảm bớt sự lệ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, năm 2009, khối lượng khí tự nhiên được tách từ đá phiến chiếm khoảng 14% tổng sản lượng khí tự nhiên của Mỹ và dự kiến năm 2035 sẽ chiếm khoảng 45%.

Paul Stevens, một chuyên viên cao cấp nghiên cứu năng lượng của tổ chức Chatham house tại London cho biết “đó là một câu chuyện lạ tại Mỹ, câu chuyện về sự gia tăng nhanh chóng về hiệu quả của đá phiến chứa khí đốt” và “sự thăm dò tìm kiếm của châu Âu cũng có tiềm năng lớn nhưng vấn đề rắc rối lớn nhất đó là những trở ngại trong việc biến tiềm năng đó thành phân tử có thực của khí gas”.

Stevens cùng một số nhà phân tích khác cho rằng, có thể vẫn còn quá sớm để biết được tiềm năng tại châu Âu. Các cuộc chạy đua tại khu vực này bao gồm cả những vấn đề về công nghệ như: quy mô, trình độ và hàm lượng đất sét của các mỏ đá ở châu Âu, những quy định về môi trường, tất cả những điều trên nói chung là khó khăn hơn ở Mỹ; thêm vào đó là mật độ dân cư của Châu lục này cao hơn Mỹ.

Đã được 5 năm kể từ khi bùng nổ tại Mỹ, đây được cho là sự phát triển của công nghệ bao gồm việc khoan thăm dò dưới lòng đất theo đường hầm ngang và sự đứt đoạn của dòng nước, được biết tới như phương pháp khai mỏ bằng sức nước, thông qua việc sử dụng nước phun với cường độ cao, cát và các chất hóa học sẽ phá vỡ hàng trăm mét đá hay thậm chí hàng nghìn mét ở sâu dưới bề mặt trái đất và thả khí thiên nhiên hay dầu khí.

Tại các nước châu Âu như: Ba Lan, Đức, Thụy điển, Áo, Pháp, được đánh giá là những vùng có nhiều tiềm năng khí, đã thành lập các liên hiệp nghiên cứu khoa học và một số công ty liên quốc gia lớn đã nhận được giấy phép thăm dò. Mỹ Conoco Phillips, và ExxonMobil, cũng như Shell của Anh – Hà Lan có được giấy phép để sản xuất khí đá phiến sét ở Ba Lan, Thụy Điển, và Đức… Tuy nhiên, châu Âu tỏ ra quan ngại về ô nhiễm môi trường. Gần đây Pháp đã ngừng việc khoan thăm dò để chờ đợi nghiên cứu về môi trường. Tại Anh, Ủy ban Năng lượng và Thay đổi khí hậu đã họp để thẩm tra về việc khai thác đá phiến chứa khí, dự đoán việc khai thác này có thể chiếm 10% nhu cầu khí đốt của quốc gia. Nhưng với nhiều lục địa phụ thuộc vào Nga về nguồn cung khí tự nhiên, các chính khách và các nhà lãnh đạo đã bị cuốn hút bởi một nguồn năng lượng mới đáng tin cậy.

Trong khi Chính phủ Mỹ ước lượng có thể khai thác khoảng 23,4 nghìn tỉ m3 khí tự nhiên, khối lượng này có thể đủ dùng trong 36 năm, một nguồn cung khổng lồ, từ một quốc gia luôn lo lắng về việc lệ thuộc quá nhiều vào nguồn khí đốt nhập khẩu nay Mỹ có thể trở thành một nhà xuất khẩu khí thiên nhiên tầm cỡ quốc tế, trái lại nguồn dự trữ của châu Âu có thể chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu năng lượng của lục địa này.

Cuối cùng, giới phân tích cho rằng châu Âu sẽ mất khoảng 3-5 năm nữa để hiện thực hóa tiềm năng khai thác và sử dụng khí tự nhiên được tách từ đá phiến của mình.

Mỹ Duyên

Nguồn Nytimes